7. Cấu trúc của luận văn
3.3. xuất mơ hình du lịch phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước
Lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khơng gian văn hóa làng, các di tích nhà cổ gần như vẫn giữ được nét truyền thống của làng thuần Việt xưa, đặc biệt Làng cổ Lộc Yên, Hội An. Đây là điểm nhấn về phát huy văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước để phát triển du lịch. Với xu thế du lịch an toàn trước những tác động của thiên tai, dịch bệnh Covid-19 và chiến lược hướng đến du lịch xanh của tỉnh Quảng Nam trong tương lai thì việc xây dựng Mơ hình du lịch trang trại nơng nghiệp kết hợp lưu trú (Farmstay) rất phù hợp với văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước trong khai thác phát triển du lịch trong tương lai.
* Cơ sở đề xuất mơ hình Farmstay
Mơ hình du lịch trang trại nông nghiệp kết hợp lưu trú farmstay là sự kết hợp giữa “farm” - nông trại và “homestay” - khu lưu trú tại địa phương. Loại hình du lịch này đã xuất hiện ở Ý vào những năm 1980, sau đó phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và đang phát triển tại Việt Nam hiện nay. Đối với Quảng Nam, đây không phải là mơ hình mới, với các địa phương như Điện Bàn, Duy Xun, Thăng Bình… có lợi thế về đất đai, đặc biệt gần Hội An- Trung tâm du lịch của tỉnh nên dễ thu hút khách tham quan, trải nghiệm.
Nhằm chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19, tại Hội nghị lần thứ sáu Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/7/2021 về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với quan điểm chỉ đạo: “Gắn phát triển dịch
vụ du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và truyền thống tốt đẹp của con người xứ Quảng; ưu tiên phát triển du lịch xanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch thế giới” [69, tr. 2]. Trên cơ sở đó, ngày 10/8/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
thời, nhằm phát huy lợi thế để phát triển địa phương thành một trong những Trung tâm du lịch của tỉnh đến năm 2030, Huyện ủy Tiên Phước đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/HU về đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt giai đoạn 2021 - 2025. Đây là những văn bản mang tính pháp lý quan trọng để huyện Tiên Phước lựa chọn phát triển mơ hình du lịch xanh, hỗ trợ cộng đồng trong việc khai thác hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho khách du lịch và thị trường.
* Những lợi thế sẵn có phù hợp mơ hình Farmstay
Tiên Phước là vùng trung du bán sơn địa, có tiềm năng, thế mạnh rất lớn về phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch làng quê với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản; vùng đất hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của làng quê Quảng Nam.
Trong phân vùng không gian lãnh thổ, đây là vùng động lực trung tâm giữa miền núi và đồng bằng, có hệ thống giao thơng kết nối đồng bộ nội tỉnh, liên tỉnh và cách thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ 25km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng và Trung tâm du lịch Hội An khoảng 80km. Tiên Phước có diện tích đất vườn, đồi với lợi thế phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại với các loại cây ăn quả đặc trưng, đặc biệt văn hóa làng, nhà vườn với nhiều di tích nhà cổ, di sản văn hóa phi vật thể, ẩm thực phong phú. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nơng nghiệp cần được khuyến khích bảo tồn và phát huy theo hướng đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp lưu trú để phát triển nông nghiệp gắn với du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, Tiên Phước có rất nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng để kết hợp tham quan, trải nghiệm. Những kiến trúc nhà và nghệ thuật chạm khắc của nhà cổ, nét độc đáo đặc trưng trong cách bố trí sắp xếp các ngõ đá, bờ đá và không gian xanh mát của làng quê Tiên Phước là những điểm nhấn thu hút khách trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu về vùng đất, văn hóa, con người Tiên Phước.
* Cách thức đầu tư, xây dựng mơ hình Farmsaty
Loại hình du lịch farmstay cần có diện tích đất rộng, thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, khơng gian văn hóa làng, nhà vườn, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và quy hoạch du lịch của huyện Tiên Phước.
Để đầu tư xây dựng mơ hình hiệu quả, trước hết huyện cần tuyên truyền, hỗ trợ người dân hiểu rõ về mơ hình farmstay. Đây thực chất là một hình thức homestay “xanh” đã được người dân Tiên Phước, đặc biệt là tại Làng cổ Lộc Yên, Làng cổ Hội An… vẫn tổ chức để phục vụ khách du lịch tham quan làng cổ. Với mơ hình farmstay, trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái gần gũi với nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn homestay và với mơ hình này khơng gian được mở rộng cùng nhiều dịch vụ và nhiều lợi ích đem lại cho người dân, cộng đồng và du khách tham quan, trải nghiệm.
Khi phát triển mơ hình farmstay, người dân cần xác định đối tượng tiếp cận dịch vụ chủ yếu là những khách du lịch muốn trải nghiệm, được tham gia trực tiếp vào quá trình sinh hoạt, sản xuất, làm nơng nghiệp nên rất thích thú với cuộc sống nôn dân, nông thôn, đúng chất một nông trại vui vẻ với lối sống và tình cảm của “người quê,
tình quê” mộc mạc, chân tình mà khơng thể tìm thấy ở các homestay hay các resort.
Do vậy, chính quyền và người dân cần biết chọn lựa hình thức đầu tư, không gian kiến trúc, tổ chức các dịch vụ phù hợp, mang bản sắc riêng và mang dấu ấn văn hóa địa phương.
Phát triển mơ hình farmstay khơng chỉ chú ý đầu tư các buồng phòng, ngủ nghỉ mà tất cả các hoạt động sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực, nông nghiệp… đều phục vụ du khách khám phá, trải nghiệm. Không gian kiến trúc cần thân thiện với thiên nhiên, kết hợp xây dựng kiến trúc nhà gỗ lắp ghép hoặc nhà làm bằng tre thiết kế đẹp, lạ, độc đáo, sử dụng các vật liệu gần gũi thiên nhiên, thân thiện mơi trường, vừa giảm chi phí đầu tư vừa tạo sự mát mẻ tự nhiên.
Trong mơ hình, người dân, cộng đồng dân cư có sự hợp tác phát triển thành những hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ liên kết lại với nhau, hình thành cộng đồng, kêu gọi nhà đầu tư góp vốn, làm cổ đơng và có thể chi trả bằng sản phẩm. Các chủ mơ hình thường là người dân bản địa và khách du lịch có thể trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng và thu hái cây ăn quả, các sản phẩm nông nghiệp hoặc trải nghiệm cuộc sống nông thôn. Những sản phẩm thu hoạch được có thể sử dụng như nguyên vật liệu nấu ăn để thưởng thức, trải nghiệm ngay tại trang trại nơi nghỉ dưỡng.
Cùng với phát triển các dịch vụ lưu trú, trải nghiệm, huyện Tiên Phước cần hỗ trợ mơ hình farmstay phát triển các dịch vụ như: tour trải nghiệm làm ruộng bậc thang, trải nghiệm làm vườn, chăm sóc cây, thu hoạch nơng sản; tour chech-in khám phá văn hóa làng, nhà vườn, các di tích, danh thắng; phát triển các dịch vụ dạy nấu ăn ẩm thực quê với cây trái bốn mùa; du lịch chăm sóc sức khỏe, tinh thần và làm đẹp dựa vào nguồn hương liệu tự nhiên địa phương như tinh dầu quế, trầm hương; tổ chức các sự kiện mang văn hóa dân gian tại địa phương, phiên chợ nông sản… để thông qua các sản phẩm và dịch vụ, du khách khi đến có nhu cầu trải nghiệm thì lưu trú qua đêm để hơm sau cùng chủ mơ hình trải nghiệm, thưởng thức từ những tài nguyên, nguyên liệu có sẵn để qua đó cảm nhận thành quả lao động cùng với thưởng ngoạn phong cảnh, văn hóa đặc trưng làng quê Tiên Phước.
* Những tác động và hiệu quả kinh tế mơ hình Farmstay
Phát triển mơ hình farmstay, bên cạnh khai thác thế mạnh về tiềm năng nhưng cần chú trọng đến việc giữ gìn nguyên gốc các yếu tố văn hóa địa phương, tuyệt đối khơng làm xâm hại, phá vỡ cảnh quan văn hóa làng, nhà vườn, các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn. Du lịch rất cần cảm hứng mới để sáng tạo, ln địi hỏi để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng xu hướng, tâm lý du khách. Tuy nhiên, để phát triển mơ hình farmstay theo kiểu du lịch xanh, cần có ý thức đúng đắn của người dân, chủ đầu tư và
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tránh trường hợp kinh doanh theo kiểu biến trang trại thành quán sân vườn, xa rời mục đích kinh doanh của farmstay, hoặc lợi dụng phát triển du lịch mà khai thác quá đà thiên nhiên để trục lợi về kinh tế, lấn chiếm đất đai, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Hiện nay, trước tác động của thiên tai, dịch bệnh Covid-19 và những náo nhiệt, dân cư đông đúc của khu vực thành thị, nhiều du khách đang bắt đầu tìm về những nơi nghỉ dưỡng, những làng q nơng thơn, trong đó mơ hình farmstay là một trong những lựa chọn. Mơ hình du lịch này sẽ tạo ra nhiều việc làm, khai thác và bán các sản phẩm từ trang trại cho khách du lịch và thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tiểu kết Chương 3
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ln được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Đối với huyện Tiên Phước, bên cạnh điều kiện thuận lợi, những tồn tại trong hoạt động bảo tồn, phát huy, phát triển du lịch đang đặt ra vấn đề cấp thiết cho địa phương, trong đó văn hóa làng, nhà vườn đang bị tác động mạnh của nhiều yếu tố. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Tiên Phước cần quan tâm, chú trọng và định hướng cơng tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn với phát triển du lịch hiệu quả. Huyện Tiên Phước cần đưa ra các giải pháp cho công tác bảo tồn phù hợp, đó là: Nâng cao nhận thức người dân và cộng đồng; Thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch khơng gian văn hóa làng, nhà vườn gắn với xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; Hồn thiện các cơ chế chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia; Cải tạo không gian cảnh quan gắn với bảo tồn các di tích, di sản; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, thụ hưởng các giá trị di sản văn hóa tại địa phương;
Về giải pháp công tác phát huy: quan tâm xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa thuần Việt của người Tiên Phước; Đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với phát triển kinh tế vườn, trang trại và du lịch; Kết hợp hoạt động phát huy gắn với phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Gắn bảo tồn với khai thác giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, phát huy văn hóa làng, nhà vườn với xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển du lịch; Xây dựng và phát triển thành những sản phẩm du lịch mới; Tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước.
Ngồi ra, trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khơng gian văn hóa làng, các di tích nhà cổ, danh thắng để xây dựng mơ hình du lịch Trang trại nông nghiệp kết hợp lưu trú Farmstay để thu hút khách tham quan, trải nghiệm, phù hợp với chiến lược hướng đến du lịch xanh của tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN
Tiên Phước là một huyện trung du bán sơn địa, nơi có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong cảnh hữu tình, được mệnh danh là vùng đất “thần tiên và phước
lộc”, là vùng đất “ngũ thập tiên sa”. Nơi đây cịn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa,
cơng trình kiến trúc nghệ thuật giá trị, đặc biệt văn hóa làng, nhà vườn mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng, thể hiện đậm nét, chân thực văn hóa, phong tục, tập qn và tính cách con người Tiên Phước: cần cù, hiếu học, chân tình, thủy chung, giàu truyền thống yêu nước. Kể từ sau cuộc Nam chinh bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông (1471) và khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Quảng (1558), các lưu dân người Việt từ các tỉnh ngoài Bắc di cư vào khai phá, lập làng trên vùng đất Quảng Nam và huyện Tiên Phước. Quá trình khai phá, định cư, đấu tranh sinh tồn, các gia đình, dịng họ người Việt đã cùng nhau đồn kết, hình thành nên các làng và sống cộng cư với các dân tộc bản địa. Trải quan thời gian, cùng với yếu tố văn hóa tiềm ẩn, đan xen trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư mới được tập hợp, dung hòa, giao thoa, tiếp biến từ văn hóa Bắc - Nam, Văn hóa Chăm - Việt - Hoa tạo nên diện mạo văn hóa riêng trong văn hóa làng ở Tiên Phước, biểu hiện cụ thể qua phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất và không gian sống đặc trưng vườn - nhà - vườn, thể hiện sự sáng tạo trong việc dựa vào tự nhiên để tạo dựng không gian sống hài hịa với thiên nhiên, nhưng khơng kém phần cơng phu, từ chọn vị trí dựng nhà, kiến trúc nhà, lập vườn, trồng cây, tạo lối đi… cho không gian xanh mát, tạo nên nét đặc trưng của làng quê Tiên Phước.
Hiện nay, sự phát triển của đơ thị hóa đã làm cho khơng gian các làng quê đang dần biến mất, nhưng ở Tiên Phước vẫn lưu giữ được không gian làng quê, không gian nhà và vườn gần như nguyên vẹn, với những ngôi nhà vườn cổ kính, những ngõ đá, hàng cau, chè tàu xanh mát, con người hiền hịa, ứng xử ấp áp, ln hịa đồng với thiên nhiên. Đây là giá trị cốt lõi trong văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy để cùng với việc khai thác các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh thắng trên địa bàn huyện tạo thành nguồn lực, tài nguyên du lịch để Tiên Phước khai thác, định hướng trong chiến lược phát triển của địa phương. Nhận thức vị trí và tầm quan trọng đó, những năm qua huyện Tiên Phước đã vận động người dân cùng các cấp chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt cơng tác bảo tồn và phát huy các di tích, di sản văn hóa, đặc biệt là cơng tác bảo tồn và phục dựng văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước gắn với tu bổ, tơn tạo các di tích để phục vụ khai thác du lịch. Nhiều giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể được giữ gìn, các lễ hội văn hóa dân gian, phong tập tập quán được bảo tồn. Cộng đồng dân cư đã thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến việc bảo vệ di tích nhà cổ, tiến hành tu sửa đường làng, sắp xếp lại những bờ đá, ngõ đá, không gian vườn, cải tạo và trồng bổ sung các loại cây bản địa đặc trưng để vừa phát triển kinh tế, vừa để khai thác phục vụ phát triển du lịch. Huyện Tiên Phước ban hành nhiều
cơ chế chính sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quy hoạch chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 gắn với khai thác tiềm năng về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, tạo ra sản phẩm hấp dẫn vừa phát triển kinh tế, vừa thu hút du lịch.
Tuy nhiên, trong điều kiện của một huyện trung du bán sơn địa, nguồn lực còn