Văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước

2.1.1. Văn hóa làng huyện Tiên Phước

* Q trình hình thành làng ở Tiên Phước

Quảng Nam là vùng đất mới, sáp nhập vào quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XIV bằng sự kiện lịch sử năm Bính Ngọ (1306) vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý cho vua Trần Anh Tơng làm sính lễ cưới Huyền Trân Cơng Chúa (con gái vua Trần Nhân Tông), vua Trần thu nhận và đổi tên hai châu Ơ - Lý thành Thuận Châu và Hóa Châu. Lúc bấy giờ Hóa Châu gồm huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang (thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế ngày nay) và huyện Điện Bàn [66, tr. 18]. Từ đây khu vực từ đèo Hải Vân đến Bắc sông Ly Ly trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lúc này, người Việt bắt đầu di dân đến khai phá vùng đất mới. Tuy ít ỏi nhưng sự có mặt của người Việt bấy giờ đã mở đầu cho việc hình thành làng xã trên vùng đất Quảng Nam. Sau chiến thắng của Hồ Quý Ly trước Chămpa năm 1402 và cuộc Nam chinh bình Chiêm của vua Lê Thánh Tơng năm 1471, Quảng Nam thừa tuyên đạo được thành lập, biên giới mở đến tận đèo Cù Mông, mở ra những đợt di dân và khai khẩn rộng lớn với những đồn di dân từ phía Bắc vào để khai phá đất đai, thiết lập làng xã mới, nhiều ngôi làng của Quảng Nam được hình thành trong thời kỳ này. Kể từ sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa (năm 1558) đến khi kết thúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (năm 1672), trong giai đoạn này có nhiều đợt di dân quy mơ lớn, trong đó có cả dân đinh, tù binh và nhiều thành phần khác được đưa đến vùng đất phên dậu Quảng Nam. Đến thời nhà Nguyễn, quá trình di dân lập làng ở Quảng Nam vẫn được tiếp tục và cho đến tận hôm nay.

Huyện Tiên Phước được thành lập vào năm 1920, thuộc tỉnh Quảng Nam. Theo Đại Nam nhất thống chí, làng ở Tiên Phước “xưa thuộc đất Việt Thường thị; đời Tần

thuộc về Tượng Quận; đời Hán thuộc quận Nhật Nam”[51, tr. 332]. Tượng Quận gồm

có hai huyện Châu Ngô và Lư Dung. Từ đời Tây Hán đến đời nhà Tề, Lương, Tùy, Đường, huyện Tiên Phước thuộc đạo Trà Nô, huyện Lư Dung. Từ năm 192 đến năm 1402, vùng đất Tiên Phước thuộc hạt Amaravati, châu Ô Lý của vương quốc Lâm Ấp, Hoàng Vương, Chiêm Thành của dân tộc Chăm [6, tr. 14]. Từ các nguồn tư liệu lịch sử, qua tìm hiểu về các địa danh trên địa bàn huyện Tiên Phước cho thấy con người có mặt trên mảnh đất này từ khá sớm. Trước khi người Việt có mặt, cư dân Chăm đã từng sinh sống trên vùng đất này. Một số địa danh xưa của người Chăm vẫn còn lưu lại như Gò Tháp, núi Giàng, Đồng Giang (Tiên Phong, Tiên Thọ).... Sau cuộc Nam chinh bình Chiêm của vua Lê Thánh Tơng (1471), tồn bộ vùng đất Quảng Nam, bao gồm cả huyện Tiên Phước ngày nay, chính thức thuộc về Đại Việt. Cũng từ đây, lịch sử chứng

kiến liên tục những đợt di dân đến Quảng Nam nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng. Trong đó đáng kể nhất là những đợt di dân của người Việt từ các tỉnh phía Bắc kể từ sau khi Nguyễn Hồng vào trấn thủ vùng Thuận Quảng (1558), “bởi đây là thời

kỳ góp phần quan trọng làm nên diện mạo dân cư vùng Quảng Nam” [54, tr. 26].

Những lưu dân thời kỳ này được coi là những “thủy tổ” của các dòng họ ở Quảng Nam và Tiên Phước ngày nay.

Quá trình di dân và tụ cư trong hành trình Nam tiến của dân tộc đã hình thành nên các làng người Việt ở huyện Tiên Phước là một quá trình lâu dài và liên tục. Quê hương của những tiền dân người Việt này có thể từ nhiều vùng khác nhau ở Bắc Bộ nhưng chiếm số đông nhất vẫn là cư dân vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh, Quảng Bình. Trong một số gia phả có ghi “Nghệ An thừa tuyên, Bố Chánh châu, Thuận Hóa xứ, Quảng

Bình phủ, Đơng Cao xã” [6, tr. 19]. Thuở ban đầu, tiềm lực về nhân lực, vật lực hẳn

chưa đủ để những tiền dân Việt ở Tiên Phước tiến lên khai phá vùng rừng núi còn hoang sơ, rậm rạp, thú dữ còn sống lẫn với người, bởi cho đến đầu thế kỷ XX vùng Tiên Phước vẫn còn phổ biến lễ hội vây cọp. Lúc này, bên cạnh mối quan hệ hàng xóm láng giềng, thì sự tập trung của các dịng họ bên nhau đã làm điểm tựa cho những tiền dân của Tiên Phước vững bước khai phá trên vùng đất mới. Nhiều gia đình, dịng họ tụ cư và từ đó sinh ra các làng. Sau này, tiếp tục có một bộ phận người Việt từ đồng bằng tiến lên khai phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh như Nà Thao, Nà Răm, Nà Ráy, Dương Cung, Dương Thờ… nhằm thoát khỏi cảnh sưu cao, thuế nặng và những ràng buộc khắt khe bởi chính quyền thực dân, phong kiến; rồi người Hoa di cư sang Hội An buôn bán và tỏa về nông thôn sinh cơ lập nghiệp, tập trung các xã Tiên Thọ, Tiên Lộc, Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ [6, tr. 19-20]. Cùng với các đợt lưu dân nói trên cịn có một bộ phận người Việt từ phía Bắc vào định cư trước ở Thừa Thiên và Bắc Quảng Nam cũng dần chuyển lên Tiên Phước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, một bộ phận người dân thực hiện tản cư lên Tiên Phước, tham gia cách mạng và định cư lâu dài ở đây.

Thiết chế làng ở Tiên Phước được tổ chức từ dòng họ, mối quan hệ huyết thống đã khiến họ sống tập trung trên một vùng đất, quy tụ lớn dần lên thành làng. Mỗi dòng họ ở Tiên Phước thường bắt nguồn từ một vị thuỷ tổ, có gốc gác từ các tỉnh Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ. Trải qua hàng mấy thế kỷ định cư trên vùng đất mới, các dòng họ dần phát triển, bao gồm nhiều chi, phái như ngày nay. Mặt khác, Tiên Phước là vùng đất cũ của người Chăm, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống nên khi người Việt di cư về sống cộng cư đã tạo nên sắc thái văn hóa làng quê đặc trưng trên cơ tầng làng mạc Chăm và sự tổng hợp của sắc thái làng quê xứ Bắc - Bắc Trung Bộ mà các tiền dân mang theo khi di dân vào vùng đất Tiên Phước. Yếu tố văn hóa tiềm ẩn, đan xen trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư mới được tập hợp, dung hòa, giao thoa, tiếp biến từ văn hóa Bắc - Nam, Văn hóa Chăm - Việt - Hoa tạo nên diện

mạo văn hóa riêng trong văn hóa làng ở Tiên Phước, biểu hiện cụ thể nhất qua phong tục, tập quán, lối sống, tổ chức sản xuất, sinh hoạt, ẩm thực, lễ hội truyền thống...

Con người Tiên Phước khí khái, năng động, thật thà, “có răng nói rứa”. Trước đây, khi rời bỏ mảnh đất tổ tiên từ các tỉnh ngoài Bắc và đến sinh sống trên vùng đất mới, phải đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ và sức ép của địa chủ, cường hào, những tiền dân người Việt ở Tiên Phước luôn khao khát được sống trong cảnh thanh bình, muốn được “an cư lạc nghiệp”. Mong ước đó được thể hiện qua cách họ đặt tên cho làng xã của mình: Bình An, Phước An, Sơn Yên (nay thuộc thị trấn Tiên Kỳ); An Xá, Bàn An (nay thuộc Tiên An)….; hay dựa vào đặc điểm tự nhiên, vào hình sơng thế núi để đặt tên cho làng xã: Hội Lâm (Tiên Châu), Hữu Lâm (Tiên Kỳ), Thanh Lâm, Phước Lâm (Tiên Thọ)….; những tên làng như Tích Phước, Tài Đa, Phú Hữu, Đại Đồng, Thọ Đức, Bình An thể hiện những ước muốn của người dân về một cuộc sống tốt đẹp trên vùng đất mới [6, tr. 20]. Chính những ước muốn bình dị, với khí chất năng động, khẳng khái đã tạo nên một vùng đất Tiên Phước giàu truyền thống văn hóa, con người ln sống hòa đồng với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên tạo nên khơng gian văn hóa làng quê đặc trưng chỉ riêng có nơi vùng bán sơ địa này.

* Đặc trưng văn hóa làng ở Tiên Phước

Trong kết cấu làng xã truyền thống người Việt, mối quan hệ hàng xóm láng giềng có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Ở Tiên Phước, khi các tiền dân đến khai thác vùng đất mới, với điều kiện nhiều khắc nghiệt, những hiểm nguy ln rình rập bởi thú dữ đã buộc những lưu dân người Việt phải đoàn kết, cố kết với nhau, trong đó mang đậm dấu ấn của các cá nhân, các dòng họ. Mỗi làng thường được lập bởi từ vài ba dịng họ trở lên, do đó mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống, cùng dòng họ, tổ tiên trong các làng được coi là cơ bản và quan trọng nhất. Sự hình thành của làng quê ở Tiên Phước thường do một số dịng họ và đại diện là một nhóm người đến trước, được gọi là các vị tiền hiền. Sau khi đến định cư, họ lập làng, dựng nhà, đảm bảo cuộc sống về ăn ở, sản xuất, sinh hoạt. Ban đầu, cấu trúc làng phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố địa lý, phong thủy nên có thể thấy quy mô các làng ở Tiên Phước có cấu trúc khơng gian khơng đóng như các làng quê ở ngoài Bắc. Mặc dù cũng trên cái nền chung của cấu trúc làng xã cổ truyền Việt Nam, tổ chức của làng ở huyện Tiên Phước cũng chủ yếu dựa trên nền tảng nơng nghiệp, với tính cộng đồng, tự trị bên cạnh yếu tố “mở” cũng rất rõ nét, nhiều khi phạm vi và ranh giới giữa các làng khơng rõ nét, làng khơng có những hình ảnh của cây đa, bến nước, sân đình và khép kín bởi cổng làng với những lũy tre bao bọc trở nên rất quen thuộc trong các làng quê Bắc Bộ đã tạo những nét đặc trưng riêng có của vùng đất Tiên Phước so với các làng quê khác của tỉnh Quảng Nam và các vùng miền khác nói chung. Đó là hình ảnh của những hàng cau, chè tàu chạy dài theo ngõ đá quanh co, là những ngôi nhà rường ẩn dưới vườn cây trái trên lưng

chừng đồi, tạo nên một phong cảnh yên bình và đầy thơ mộng riêng hiếm có của làng quê nơi đây.

Một trong những đặc trưng trong cấu trúc, tạo nên văn hóa làng của Tiên Phước là kiến trúc đá. Ở Tiên Phước, đá gần như có ở mọi nơi, theo “đánh giá sơ bộ về địa

tầng các nhà địa chất đã xác định và phân chia trong phạm vi huyện Tiên Phước tồn tại các loại trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức. Hệ tầng này được xếp loại cổ nhất ở khu vực miền Trung và có đặc điểm là cấu tạo dạng lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng và thường rắn chắc hơn đá trầm tích” [95]. Vì thế, đá ở

các làng quê Tiên Phước được hiện diện như một ưu thế riêng có nên khi các cư dân đến khai phá, lập làng đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà để tạo nên khơng gian sinh hoạt cho gia đình và cộng đồng. Để có đất đai dựng nhà và trồng cây, người dân phải dọn vườn, lấy đá ra, sau đó chất đá lên làm thành rào, thành lũy xung quanh khuôn viên để phân biệt nhà này với nhà khác, phân biệt vườn và núi, đá dùng xây nhà, xếp lối đi, xây giếng nước, ngăn nước, giữ nước tạo lối đi, tạo cổng ngõ… Kỹ thuật xếp đá tự nhiên không phải gia công phức tạp (cắt, chẻ…). Ở mỗi bên cổng ngõ, người xưa xếp đá thành hai hàng cao tạo rãnh trống ở giữa rồi đổ đất vào thành những bức tường dày, sau đó trồng chen những cây chè tàu vào lớp đất đổ giữa hai hàng đá. Cây chè tàu phát triển, rễ ăn vào trong các kẽ đá; cùng với lớp đất càng ngày càng nén chặt khiến bước tường thành bằng đá ngày càng bền vững, màu xanh của cây chè tàu đã làm mềm đi sự khô cứng của đá. Cùng với không gian kiến trúc đá là những ngôi nhà cổ, vườn cây ăn trái vừa tạo sinh kế vừa để che chắn tạo bóng mát cho những ngơi nhà cổ nhằm khắc phục được những khắc nghiệt của tự nhiên, đồng thời cũng thể hiện một nét văn hóa đặc trưng là ln lấy yếu tố hòa hợp giữa con người với thiên nhiên làm đầu trong mọi sinh hoạt đời sống, cư trú, sản xuất, tạo ra nét cổ kính trầm mặc của khơng gian văn hóa làng. Bên cạnh đó, do đặc thù địa hình vùng bán sơn địa nên việc phân bố giữa các làng, các xóm khơng tập trung như ở vùng đồng bằng mà rải rác, cách biệt nhau bởi những mảnh ruộng, quả đồi và thường quây quần quanh các quả đồi, từ chân đồi lên lưng chừng đồi. Những đặc trưng này có thể bắt gặp bất cứ đâu trên khắp các làng quê ở Tiên Phước như: Lộc Yên (Tiên Cảnh), Hội An (Tiên Châu), Phú Lâm (Tiên Sơn), Tiên Phú Tây (Tiên Mỹ)…

Bên cạnh khơng gian kiến trúc tạo nên văn hóa làng, ở Tiên Phước đặc trưng văn hóa làng cịn thể hiện rõ nét trong mối quan hệ gia đình, dịng họ, cộng đồng dân cư. Đó là kiểu gia đình truyền thống “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”, gồm ông bà - cha mẹ - con cái cùng chung sống, tất cả đều tuân theo một tôn ti, trật tự chặt chẽ, có sự bình đẳng, mọi thành viên đều có trách nhiệm chăm lo để gia đình thực sự trở thành một tổ ấm, là nơi giáo dục, ni dưỡng truyền thống văn hóa. Cùng với mối quan hệ gia đình, mối quan hệ dịng họ cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi một cá nhân. Một trong những giá trị tốt đẹp trong các dòng họ là việc chăm lo học hành của con em đã hình thành truyền thống hiếu học của

người Tiên Phước. Nhiều vị đỗ đạt cao trong lịch sử đã làm rạng rỡ khơng những cho gia đình, dịng họ mà cho cả quê hương Tiên Phước như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Tựu, Lê Vĩnh Khanh, Lê Vĩnh Huy... Những nét đẹp truyền thống đó cịn được ni dưỡng bởi mối quan hệ cộng đồng, làng xóm, đó là tính cộng đồng, tương trợ nhau trong cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất. Con người các làng quê Tiên Phước cho đến hôm nay vẫn luôn giữ được lối sống thuần Việt, phong cách ứng xử tình cảm, chu đáo, gần gũi, thân thiết và cởi mở.

Một đặc trưng khác khi nói đến văn hóa làng là là bao hàm tất cả những giá trị xung quanh thuộc về con người, do một cộng đồng làng sáng tạo ra, mang đặc trưng, diện mạo, giá trị riêng mà nơi khác khơng có được. Từ bao đời nay, làng là nơi cư trú, lao động, sản xuất, bảo tồn, lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa, các phong tục tập quán, sinh hoạt, lễ hội, tín ngưỡng dân gian; là nơi tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần mang dấu ấn văn hóa làng hết sức độc đáo, phong phú, đa dạng. Ở Tiên Phước, các hình thức sinh hoạt văn hóa trong các làng khơng khác nhiều so với các vùng khác của tỉnh Quảng Nam, nhưng những nét đặc trưng riêng có nơi đây, đặc biệt trong những lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống, ẩm thực, sản xuất, tín ngưỡng… Nổi bậc trong đó là lịng thành kính, tơn thờ tổ tiên, các vị tiền hiền, hậu hiền, những người đã phải rời mãnh đất tổ tiên từ các tỉnh ngoài Bắc đến định cư, sinh sống trên vùng đất lắm “lam sơn chướng khí” này thông qua lễ hội rước sắc, tế tiền hiền, hậu hiền… Chúng ta đều đã biết, làng ở Tiên Phước chỉ mới ra đời vào khoảng thế kỷ XV do những bậc tiền hiền là những người các tỉnh ngoài Bắc di dân vào khai phá, lập nghiệp. Người kế tiếp khai khẩn, lập làng được gọi là hậu hiền nên việc thờ cúng, tri ân những bậc khai canh, mở đất, lập làng là một truyền thống của người Việt nói chung và ở Tiên Phước nói riêng.

Phong tục thờ cúng tiền hiền, hậu hiền của làng là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến ở các làng quê Tiên Phước. Trước đây, do đặc điểm địa hình tự nhiên khó

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)