7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tổng quan về huyện Tiên Phước
Về điều kiện tự nhiên, Tiên Phước là một huyện trung du thuộc tỉnh Quảng Nam,
nằm ở 15021’ đến 15036’ vĩ độ Bắc, 108004’46” đến 108023’07” kinh độ Đơng, phía
Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Đơng giáp huyện Phú Ninh, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam, Quốc lộ 1A và thành phố Tam Kỳ 27km về hướng Tây. Huyện Tiên Phước có diện tích tự nhiên là 45.322ha [6, tr. 9].
Địa hình huyện Tiên Phước phức tạp, đồi gị lẫn lộn, khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, tạo ra những vùng sinh thái nhiệt đới, cây cối xanh tốt quanh năm, thực vật khá phong phú, rừng có nhiều lâm sản quý và các loại cây đặc sản như
tiêu, quế, chè, thị đề, lòn bon (Nam Trân)…. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 250C,
lúc cao nhất là 400C, thấp nhất là 180C, lượng mưa trung bình trong năm từ 2.200mm
đến 2.600mm [6, tr. 12].
Huyện Tiên Phước có hai sơng lớn là Sơng Tranh, Sơng Tiên và nhiều sông suối nhỏ. Với địa thế là huyện miền núi thấp nên hệ thống sông, suối trên địa bàn được phân bố nhiều, có độ dốc lớn tạo nên nhiều cảnh quan, phong cảnh đẹp, nổi tiếng với nhiều danh thắng như: Thác Vũng Dội, Thác Ồ Ồ, Thác Vực Vin, Thác Cẩm Lãnh, Sơng Tiên, Bãi đá Lị Thung, Hang Dơi… Bên cạnh đó, nhờ được thiên nhiên ưu đãi nên ở đây là miền đất nổi tiếng với những loại trái cây đặc trưng như thanh trà, lịn bon, măng cụt và hồ tiêu có chất lượng cao đặc biệt hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại ở các nơi khác. Đây là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng cho Tiên Phước phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, khám phá trải nghiệm cảnh quan miền núi tươi đẹp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng.
Về điều kiện kinh tế - xã hội, huyện Tiên Phước có 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 01 thị trấn (thị trấn Tiên Kỳ, xã Tiên Sơn, xã Tiên Lập, xã Tiên An, xã Tiên Châu, xã Tiên Thọ, xã Tiên Phong, xã Tiên Lập, xã Tiên Cẩm, xã Tiên Cảnh, xã Tiên Mỹ, xã Tiên Lộc, xã Tiên Hiệp, xã Tiên Hà, xã Tiên Ngọc). Huyện có 108 thơn, khối
phố, dân số khoảng 66.411 người, mật độ dân số 146,11 người/km2, chủ yếu là người
Kinh, người dân tộc Cor chiếm khoảng 0,02% dân số [12, tr. 75]. Huyện Tiên Phước có tiềm năng, thế mạnh rất lớn về phát triển nông nghiệp, kinh tế vườn, kinh tế trang trại với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản của tỉnh.
Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, các cấp lãnh đạo huyện Tiên Phước đã chú trọng chỉ đạo khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai,
thổ nhưỡng, khí hậu, cây trồng, đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ đột phá gắn với tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp gắn với khai thác hiệu quả thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; kết hợp đa dạng sản phẩm nông nghiệp với khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương gắn với phát triển du lịch, dịch vụ để tạo ra giá trị lớn về kinh tế, diện mạo của huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng khá và phát triển đồng bộ. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đánh giá: “Đến năm 2020 nền kinh tế huyện Tiên Phước tăng trưởng khá và phát triển đồng
bộ theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp đạt 17,95%, công nghiệp, xây dựng đạt 27,47%, thương mại, dịch vụ đạt 54,58%. Giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp tăng bình quân hằng năm 6,04%; thu nhập của người dân tăng hơn 2 lần so với năm 2015, bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm” [24, tr. 20-21]. Kinh tế vườn ngày càng đóng vai
trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương. Tồn huyện có hơn 5.680 ha vườn, trong đó vườn được cải tạo, bố trí cây trồng hợp lý, hiệu quả kinh tế chiếm diện tích trên 70%. Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Phước đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung cây ăn trái như: cây Thanh trà tại các xã Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Ngọc; cây tiêu, măng cụt, sầu riêng tại các xã Tiên Mỹ, Tiên Thọ, Tiên Kỳ; cây lòn bon tại các xã Tiên Châu, Tiên Cảnh, Tiên Mỹ gắn với xây dựng các mơ hình Làng văn hóa du lịch như: Làng Lộc Yên, Làng Thanh Bôi, Làng Thanh Khê… tạo ra giá trị lớn về kinh tế, văn hóa và phát triển du lịch [24, tr. 24].
Vùng đất Tiên Phước có lịch sử lâu đời, nhân dân Tiên Phước có truyền thống đồn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Trải qua quá trình lịch sử đấu tranh, quá trình khai phá, định cư, đấu tranh bảo vệ cuộc sống trên vùng đất mới đã để lại nhiều giá trị văn hóa giàu tính nhân văn, sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tạo nên cho vùng đất Tiên Phước một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng mang bản sắc riêng đặc trưng. Mặt khác, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi, sơng suối, việc lưu thông đi lại khơng thuận lợi, khá tách lập với bên ngồi nên làng quê Tiên Phước vốn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của làng quê Quảng Nam được gìn giữ. “Đó là
khơng gian thiên nhiên, mơi trường, sự gắn kết mật thiết giữa con người với nhà ở, vườn nhà, vườn đồi, giếng nước, ao cá, ngõ đá, đồng ruộng, sông suối, phong cách ứng xử ấm áp, chu đáo, tận tình, hiếu khách của người dân” [80, tr. 3].
Huyện Tiên Phước còn nổi tiếng với nhiều danh thắng và các di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 4 di tích được cơng nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, gồm: Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng được thiết lập tại ngôi nhà cũ do thân sinh cụ xây dựng từ năm 1869 theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Di tích Cuộc đấu tranh Cây Cốc nằm ngay bên trục đường quốc lộ 40B, thuộc địa phận Thơn 3, xã Tiên Thọ. Di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, trong
những năm kháng chiến được Tỉnh ủy, Tỉnh đội và các cơ quan của tỉnh Quảng Nam chọn đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng. Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, đây là một trong những điển hình về văn hóa Làng của vùng q Quảng Nam. Trên địa bàn huyện có 13 di tích đã được cơng nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và hơn 60 ngơi nhà cổ có niên đại trên 100 năm tuổi có giá trị cao về mặt kiến trúc. Các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn huyện Tiên Phước đều có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, truyền thống cách mạng, là nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng để địa phương khai thác, biến thế mạnh, tiềm năng trở thành nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái nhân văn và hiện thực hóa chủ trương “xây dựng Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ
Quảng” [24, tr. 170].
Về thành phần dân cư, ở huyện Tiên Phước vốn có nhiều dân tộc anh em. Trước kia có người Chăm, thị tộc Narikêlavamca, người Thượng thị tộc Keratas, trong đó có bộ tộc Đá Vách (Dvach) và bộ tộc Palịch (Plich). Vào khoản giữa thế kỷ XV trở đi mới có người Kinh từ Nghệ Tĩnh, Quảng Bình di cư vào sinh sống ở đây. Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, người Hoa di cư sang Hội An buôn bán rồi tỏa về sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất Tiên Phước [6, tr. 19].
Là địa phương miền núi, địa hình cách trở, từ xa xưa đây là vùng đất sinh cơ lập nghiệp của các dân tộc bản địa, những người vì muốn thốt khỏi những ràng buộc khắc khe, sưu cao thuế nặng của luật lệ phong kiến nên đã bỏ làng lên sinh sống và trở thành chiếc cầu nối sự trao đổi kinh tế giữa vùng trung châu và vùng thượng. Sự trao đổi gắn kết này đã tạo ra sự giao thoa văn hóa, là nơi lưu giữ những giá trị, dấu ấn văn hóa, lịch sử quan trọng trên vùng đất này. Các di tích Chăm, các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, các địa danh, di tích thời cận hiện đại, phong tục, tập quán, lễ hội vẫn rất đậm nét trong đời sống sinh hoạt của đại bộ phận cư dân nơi đây. Đây là nguồn tài nguyên, những giá trị vô giá để Tiên Phước khai thác, bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội, trở thành nguồn nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của địa phương.
Tiểu kết chương 1
Qua phân tích các khái niệm, có thể hiểu bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống là đặt ra vấn đề lưu giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhằm đưa văn hóa vào thực tiễn đời sống xã hội để phát huy một cách có hiệu quả. Chính văn hóa làng và cơ sở vật thể, phi vật thể của văn hóa làng đã làm nên sức sống, bản sắc văn hóa để tỏa sáng, lan tỏa trong cộng đồng và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc.
Huyện Tiên Phước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nhiều danh thắng, khơng gian văn hóa làng, nhà vườn mang đậm đặc trưng vùng trung du xứ Quảng cùng với những vườn cây trái đặc sản riêng có đã tạo nên một nét văn hóa truyền thống, với cảnh quan, văn hóa làng, nhà vườn đặc trưng cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và địa phương; mối quan hệ giữa bảo tồn,
phát huy văn hóa với phát triển du lịch, việc khai thác, bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước để phát triển du lịch có vai trị quan trọng, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, khai thác những lợi thế về cảnh quan, văn hóa làng, nhà vườn với các loại cây trái bản địa đặc trưng để hỗ trợ người dân khai thác phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và hưởng thụ văn hóa của người dân Tiên Phước.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG, NHÀ VƯỜN
TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC