Tiêu hoá và hấp thu ở dạ lá sách

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33)

3. Sự tiêu hoá và hấp thu ở thú nhai

3.4. Tiêu hoá và hấp thu ở dạ lá sách

Dạ lá sách là túi thứ ba, niêm mạc được cấu tạo thành nhiều nếp gấp. Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, muối khoáng và các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua.

3.5. Tiêu hoá và hấp thu ở dạ múi khế:

Dạ múi khế là dạ dày tuyến gồm có thân vị và hạ vị. Các dịch tuyến múi khế được tiết liên tục vì dưỡng chấp từ dạ dày trước thường xuyên được chuyển xuống. Dạ múi khế có chức năng tiêu hố men tương tự như dạ dày đơn nhờ có HCl, pepsin, kimozin và lipaza.

3.6. Tiêu hố và hấp thu ở ruột

Q trình tiêu hố và hấp thu ở ruột non của gia súc nhai lại cũng diễn ra tương tự như ở gia súc dạ dày đơn nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột, dịch tuỵ và sự tham gia của dịch mật.

Trong ruột già có sự lên men vi sinh vật lần thứ hai. Sự tiêu hoá ở ruột già có ý nghĩa đối với các thành phần xơ chưa được phân giải hết ở dạ cỏ. Các ABBH sinh ra trong ruột già được hấp thu và sử dụng, nhưng protein vi sinh vật thì bị thải ra ngồi qua phân mà khơng được tiêu hố sau đó như ở phần trên.

Tóm lại:

– Đặc tính cơ bản của gia súc nhai lại có dạ dày gồm 4 túi, trong đó đặc biệt là dạ cỏ, nơi chứa đựng và lên men phân giải thức ăn với sự hoạt động cộng sinh của vi sinh vật dạ cỏ.

– Gia súc nhai lại bắt buộc phải nhai lại để làm nhuyễn thức ăn và tiết nước bọt trung hịa mơi trường dạ cỏ. Như vậy, phải cung cấp đầy đủ thức ăn thơ xanh để q trình nhai lại được thực hiện.

– Do vi sinh vật phân giải tinh bột và vi sinh vật phân giải thức ăn thô xanh hoạt động tốt ở hai mơi trương pH khác nhau. Vì vậy, làm thế nào để cung cấp thức ăn tinh và thức ăn thơ xanh để hai nhóm vi sinh vật này khơng ức chế cạnh tranh nhau.

– Tốt nhất nên cung cấp thức ăn tinh làm nhiều lần trong ngày để cân bằng pH dạ cỏ và không nên cho ăn thức ăn tinh trước khi cho ăn thức ăn thơ xanh.

– Có thể bổ sung nguồn đạm phi protein như urê cho quá trình sinh tổng hợp của vi sinh vật, có hiệu quả tốt mà lại là nguồn thức ăn rẻ tiền.

26

Câu hỏi ơn tập

1. Q trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở gia súc độc vị?

2. Giải thích được q trình tiêu hóa và hấp thu protein, lipid ở gia súc nhai lại.

27

CHƯƠNG 3

NƯỚC, CACBOHYDRATE, LIPID, PROTEIN, KHOÁNG VÀ VITAMIN

MH34-03

Giới thiệu: nội dung Chương 3 cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò, nguồn

gốc của các chất dinh dưỡng.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về vai trò, nguồn gốc của các chất dinh dưỡng

- Kỹ năng: Phân biệt được các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; Vận hành được các trang thiết bị trong q trình phân tích dinh dưỡng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, có khả năng tự học.

1. Nước

1. 1. Tính chất và chức năng của nước

Vai trị của nước trong sự sống

Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn:

Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98% nước. Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên và hòa tan. Các men tiêu hóa trong mơi trường nước xúc tác phản ứng thủy phân, biến các hợp chất đơn giản như đường glucose, acid amin.. hòa tan rồi hấp thu qua niêm mạc.

Vận chuyển vật chất:

Nước có tác động lớn đến q trình vận chuyển và trao đổi chất. Nhờ có hệ thống tuần hồn, nước chảy đi khắp nơi trong cơ thể và mang theo các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào sống. Mặt khác nó cũng chở đi các chất cặn bã từ tế bào đem đi đào thải ra ngoài các cơ quan bài tiết. Nước trong vòng tuần hồn cịn mang theo các kích thích tố để điều tiết hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thú ở lứa tuổi càng nhỏ, quá trình trao đổi chất càng mạnh thì hàm lượng nước trong cơ thể càng cao. Trong cơ thể gia súc non, hàm lượng nước rất cao và giảm dần theo lứa tuổi tăng lên (Nước trong bào thai bê: 95%, trong cơ thể bê sơ sinh: 80%, trong cơ thể bò trưởng thành: 60%).

Tham gia vào những phản ứng hóa học:

Ngoài nhiệm vụ là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, là môi trường để tế bào hoạt động, nước cịn là thành viên tham gia phản ứng hóa học. Những phản

28

ứng sinh hóa học xảy ra dù trong hay ngoài tế bào cũng đều tiến hành trong dung môi là nước.

Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể:

Nhờ có tính bán thấm của màng tế bào và sự phân bố không đồng đều của các chất điện giải, các chất hịa tan bên trong và bên ngồi tế bào, nước đi vào hay đi ra tạo áp lực thẩm thấu. Quá trình cân bằng này có ý nghĩa lớn trong việc trao đổi chất của tế bào và dịch thể.

Giữ thể hình sinh vật ổn định:

Nước trong tế bào làm cho tế bào phồng to, nhờ vậy mà giữ được thể hình con vật. Mặt khác nước rất dễ chuyển dịch nên làm cho cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ tác dụng cơ học vào cơ thể. Sự già cỗi khơ héo thực chất là q trình mất nước của tế bào. Thú tiêu chảy hay bị stress nhiệt có thể làm cho tế bào mất nhiều nước.

Làm giảm tác dụng ma sát:

Giữa 2 khớp nối trong cơ thể có bao dịch khớp, nhờ loại dịch này mà khi cơ thể vận động làm giảm tác dụng ma sát.

Tham gia tích cực trong q trình điều tiết thân nhiệt:

Cứ 1 gram nước trên da khi bay hơi đi thì mang theo 580 calo. Nhờ vậy mà khi cơ thể sản sinh nhiệt thặng dư được thải ra ngồi ngay khi thời tiết nóng bức, khơng làm gia tăng thân nhiệt. Điều này có thể quan sát rõ khi trời nóng thì thú uống nước nhiều và thải nhiều nước.

Vai trò của nước trong chăn ni

Trong chăn ni, nước đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên gia súc, gia cầm. Ngồi việc liên quan đến mọi q trình trao đổi chất, điều hịa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã (đã trình bày ở phần trên) thì nước cịn có những ảnh hưởng trong chăn nuôi như sau:

Tham gia tạo thành sản phẩm chăn ni:

 Thịt có tỷ lệ nước: 70 – 80 %

 Sữa có tỷ lệ nước: 85%

29

Vai trị đối với chất lượng quầy thịt:

Nước trong cơ thể tồn tại dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất thịt, nước trong thịt nhiều sẽ làm thịt trở nên mềm nhão, rỉ nước làm giảm chất lượng thịt.

 Trạng thái tự do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó có một số nơi đã xem việc xác định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận có tác dụng như là một glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ đó làm giữ lại nước trong thịt nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt thú, quầy thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất lượng thịt.

 Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt chẽ với các hợp chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin) hoặc choline, betain.. Nước này làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành dạng keo. Loại nước này cũng đóng vai trị quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn trong chế biến thịt.

1. 2. Nguồn nước cung cấp và nước bài thải

Những ảnh hưởng từ chất lượng nước:

Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khống độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhơm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo ni, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit (<6) đều có hại.

Nếu sử sụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sơng ngịi, ao đầm. Ở những vùng nước mặt có nhiều phù sa thì cần thêm thiết bị gạn lắng phù sa trước khi sát trùng nước.

 Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩn E. coli: Heo nái đẻ bị tắt sữa hoặc khơng có sữa, heo con của những nái này sẽ bị tiêu chảy. Đối với nái mang thai gây nhiễm trùng huyết và sẩy thai. Đối với heo con cai sữa nhiễm E. coli sẽ tiêu chảy.

 Nguồn nước có Salmonella spp hay Clostridium spp có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa và heo con. Pseudomonas spp gây viêm vú, viêm tử cung trên heo nái.

30

Hình 3.1: Minh hoạ Bị uống nước

Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khống hịa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc q nhiều thì khơng dùng để ni heo. Mặt khác, nước giếng cũng có thể bị ơ nhiễm (thông với nguồn nước mặt) do vậy phải định kỳ kiểm tra chất lượng nước. Nước mặt hay nước ngầm bị ô nhiễm chứa nhiều vi sinh vật có hại thì có thể sử dụng hóa chất khử trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi dùng nuôi heo.

Nước mưa cũng là nguồn thiên nhiên cần quan tâm sử dụng, nhưng cũng phải chú trọng khía cạnh nhiễm vi sinh vật có hại từ bụi lẫn trong khơng khí nhiễm vào giọt nước mưa. Muốn sử dụng nguồn nước này cần kinh phí xây dựng bồn, bể chứa rất tốn kém.

Bảng 3.1: Danh mục tiêu chuẩn của nước sạch

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính

Giới hạn

tối đa Phương pháp thử

Mức độ kiểm tra(*) I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6187 -1996

(ISO 7887 -1985) I

2 Mùi vị Khơng có

31 3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 -1996 I 4 pH 6.0- 8.5(**) TCVN 6194 - 1996 I 5 Độ cứng mg/l 350 TCVN 6224 -1996 I 6 Amoni (tính theo NH4+) mg/l 3 TCVN 5988 -1995 (ISO 5664 -1984) I 7 Nitrat (tính theo NO3- ) mg/l 50 TCVN 6180 -1996 (ISO 7890 -1988) I 8 Nitrit (tính theo NO2- ) mg/l 3 TCVN 6178 -1996 (ISO 6777 -1984) I 9 Clorua mg/l 300 TCVN 6194 -1996 (ISO 9297 -1989) I 10 Asen mg/l 0.05 TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982) I 11 Sắt mg/l 0.5 TCVN 6177 -1996 (ISO 6332 -1988) I

12 Độ ơ-xy hố theo

KMnO4 mg/l 4

Thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường I 13 Tổng số chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1200 TCVN 6053 -1995 (ISO 9696 -1992) II 14 Đồng mg/l 2 TCVN 6193-1996 (ISO 8288 -1986) II 15 Xianua mg/l 0.07 TCVN 6181 -1996 (ISO 6703 -1984) II 16 Florua mg/l 1.5 TCVN 6195-1996 (ISO 10359 -1992) II

32 17 Chì mg/l 0.01 TCVN 6193 -1996 (ISO 8286 -1986) II 18 Mangan mg/l 0.5 TCVN 6002 -1995 (ISO 6333 -1986) II 19 Thuỷ ngân mg/l 0.001 TCVN 5991 -1995 (ISO 5666/1 - 1983 ISO 5666/3 - 1989) II 20 Kẽm mg/l 3 TCVN 6193 -1996 (ISO 8288 -1989) II II. Vi sinh vật 21 Coliform tổng số vi khuẩn /100ml 50 TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 - 1990) I 22 E. coli hoặc

Coliform chịu nhiệt

vi khuẩn

/100ml 0

TCVN 6187 - 1996

(ISO 9308 -1990) I

Nguồn: Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế 1329/2002/BYT/QĐ

Chú thích:

(*) Mức độ kiểm tra:

a) Mức độ I: Bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y tế chức năng ở các tuyến thực hiện được. Việc kiểm tra chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước và sự thay đổi chất lượng nước của các hình thức cấp nước hộ gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.

b) Mức độ II: Bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:

 Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng.

 Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ơ nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.

 Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

 Khi xảy ra sự cố mơi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.

 Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng tiêu chuẩn này gây ra.

 Các yêu cầu đặc biệt khác.

33

1.3. Ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhu cầu nước

Những ảnh hưởng từ số lượng nước:

Cần cung cấp đầy đủ và kịp thời nước cho thú. Nếu thiếu nước thú sẽ bị táo bón, các độc tố chậm thải ra ngồi gây hại cho cơ thể. Trung bình một ngày đêm mỗi đầu heo cần 50 lít nước cho các nhu cầu ăn uống tắm rửa chuồng, nhu cầu này thay đổi theo khí hậu thời tiết, thiết bị cung cấp nước. Đặc biệt, heo có tập quán vừa ăn vừa uống, vừa tắm vừa uống do vậy khó tách biệt nước dùng cho ăn uống với nước làm vệ sinh chuồng. Đó cũng là điểm bất lợi trong việc bố trí bể tắm trong chuồng.

Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của heo nuôi

Loại heo Ăn hạn chế hoặc tự do Nhu cầu nước uống (lít/con/ngày)

Heo con theo mẹ Cho ăn thức ăn tập ăn 0, 046 lít Heo con cai sữa Cho ăn tự do, sau cai sữa

3 tuần

0, 49 lít

Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần

0, 89 lít

Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần 1, 46 lít Heo choai đến xuất chuồng Ăn hạn chế 10-15 lít Ăn tự do 10-12 lít

Nái chửa Ăn hạn chế 18-20 lít

Nái ni con Ăn tự do 25-40 lít

Đực giống Ăn hạn chế 15-20 lít

Nguồn: Tiến sĩ Trần Duy Khanh

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của vật ni:

- Nhiệt độ mơi trường

34

Ví dụ: Với bị khi nhiệt độ môi trường là 240C cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26- 270C là 5,2 kg nước/kg VCK khẩu phần và ở 320C là 7,3 kg nước/kg VCK khẩu phần.

+ Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới nhu cầu nước của con vật: khi nhiệt độ của nước tăng lên > 320C thì nhu cầu của con vật sẽ giảm dần ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp thì con vật cũng giảm uống nước.

- Khả năng sản xuất của con vật

+ Con vật có khả năng sản xuất lớn thì nhu cầu nước sẽ lớn hơn con vật thấp sản.

Ví dụ: bị sữa nhu cầu nhiều nước hơn là bò thịt do nhu cầu nước để con vật sản ra một lượng sữa nhất định trong ngày

+ Con vật non nhu cầu nước cao hơn con vật trưởng thành (tính theo kg khối lượng cơ thể)

- Lượng thức ăn con vật ăn vào

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)