Tính chất và chức năng của nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 37)

Vai trị của nước trong sự sống

Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn:

Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98% nước. Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên và hòa tan. Các men tiêu hóa trong mơi trường nước xúc tác phản ứng thủy phân, biến các hợp chất đơn giản như đường glucose, acid amin.. hòa tan rồi hấp thu qua niêm mạc.

Vận chuyển vật chất:

Nước có tác động lớn đến q trình vận chuyển và trao đổi chất. Nhờ có hệ thống tuần hồn, nước chảy đi khắp nơi trong cơ thể và mang theo các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào sống. Mặt khác nó cũng chở đi các chất cặn bã từ tế bào đem đi đào thải ra ngoài các cơ quan bài tiết. Nước trong vòng tuần hồn cịn mang theo các kích thích tố để điều tiết hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thú ở lứa tuổi càng nhỏ, quá trình trao đổi chất càng mạnh thì hàm lượng nước trong cơ thể càng cao. Trong cơ thể gia súc non, hàm lượng nước rất cao và giảm dần theo lứa tuổi tăng lên (Nước trong bào thai bê: 95%, trong cơ thể bê sơ sinh: 80%, trong cơ thể bò trưởng thành: 60%).

Tham gia vào những phản ứng hóa học:

Ngoài nhiệm vụ là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, là môi trường để tế bào hoạt động, nước cịn là thành viên tham gia phản ứng hóa học. Những phản

28

ứng sinh hóa học xảy ra dù trong hay ngoài tế bào cũng đều tiến hành trong dung mơi là nước.

Điều hịa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể:

Nhờ có tính bán thấm của màng tế bào và sự phân bố không đồng đều của các chất điện giải, các chất hịa tan bên trong và bên ngồi tế bào, nước đi vào hay đi ra tạo áp lực thẩm thấu. Quá trình cân bằng này có ý nghĩa lớn trong việc trao đổi chất của tế bào và dịch thể.

Giữ thể hình sinh vật ổn định:

Nước trong tế bào làm cho tế bào phồng to, nhờ vậy mà giữ được thể hình con vật. Mặt khác nước rất dễ chuyển dịch nên làm cho cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ tác dụng cơ học vào cơ thể. Sự già cỗi khơ héo thực chất là q trình mất nước của tế bào. Thú tiêu chảy hay bị stress nhiệt có thể làm cho tế bào mất nhiều nước.

Làm giảm tác dụng ma sát:

Giữa 2 khớp nối trong cơ thể có bao dịch khớp, nhờ loại dịch này mà khi cơ thể vận động làm giảm tác dụng ma sát.

Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt:

Cứ 1 gram nước trên da khi bay hơi đi thì mang theo 580 calo. Nhờ vậy mà khi cơ thể sản sinh nhiệt thặng dư được thải ra ngồi ngay khi thời tiết nóng bức, khơng làm gia tăng thân nhiệt. Điều này có thể quan sát rõ khi trời nóng thì thú uống nước nhiều và thải nhiều nước.

Vai trò của nước trong chăn ni

Trong chăn ni, nước đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên gia súc, gia cầm. Ngoài việc liên quan đến mọi q trình trao đổi chất, điều hịa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã (đã trình bày ở phần trên) thì nước cịn có những ảnh hưởng trong chăn ni như sau:

Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi:

 Thịt có tỷ lệ nước: 70 – 80 %

 Sữa có tỷ lệ nước: 85%

29

Vai trị đối với chất lượng quầy thịt:

Nước trong cơ thể tồn tại dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất thịt, nước trong thịt nhiều sẽ làm thịt trở nên mềm nhão, rỉ nước làm giảm chất lượng thịt.

 Trạng thái tự do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó có một số nơi đã xem việc xác định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận có tác dụng như là một glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ đó làm giữ lại nước trong thịt nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt thú, quầy thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất lượng thịt.

 Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt chẽ với các hợp chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin) hoặc choline, betain.. Nước này làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành dạng keo. Loại nước này cũng đóng vai trị quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn trong chế biến thịt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)