Ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhu cầu nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 44)

1. 2 Nguồn nước cung cấp và nước bài thải

1.3. Ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhu cầu nước

Những ảnh hưởng từ số lượng nước:

Cần cung cấp đầy đủ và kịp thời nước cho thú. Nếu thiếu nước thú sẽ bị táo bón, các độc tố chậm thải ra ngồi gây hại cho cơ thể. Trung bình một ngày đêm mỗi đầu heo cần 50 lít nước cho các nhu cầu ăn uống tắm rửa chuồng, nhu cầu này thay đổi theo khí hậu thời tiết, thiết bị cung cấp nước. Đặc biệt, heo có tập quán vừa ăn vừa uống, vừa tắm vừa uống do vậy khó tách biệt nước dùng cho ăn uống với nước làm vệ sinh chuồng. Đó cũng là điểm bất lợi trong việc bố trí bể tắm trong chuồng.

Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của heo nuôi

Loại heo Ăn hạn chế hoặc tự do Nhu cầu nước uống (lít/con/ngày)

Heo con theo mẹ Cho ăn thức ăn tập ăn 0, 046 lít Heo con cai sữa Cho ăn tự do, sau cai sữa

3 tuần

0, 49 lít

Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần

0, 89 lít

Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần 1, 46 lít Heo choai đến xuất chuồng Ăn hạn chế 10-15 lít Ăn tự do 10-12 lít

Nái chửa Ăn hạn chế 18-20 lít

Nái ni con Ăn tự do 25-40 lít

Đực giống Ăn hạn chế 15-20 lít

Nguồn: Tiến sĩ Trần Duy Khanh

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của vật nuôi:

- Nhiệt độ môi trường

34

Ví dụ: Với bị khi nhiệt độ mơi trường là 240C cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26- 270C là 5,2 kg nước/kg VCK khẩu phần và ở 320C là 7,3 kg nước/kg VCK khẩu phần.

+ Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới nhu cầu nước của con vật: khi nhiệt độ của nước tăng lên > 320C thì nhu cầu của con vật sẽ giảm dần ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp thì con vật cũng giảm uống nước.

- Khả năng sản xuất của con vật

+ Con vật có khả năng sản xuất lớn thì nhu cầu nước sẽ lớn hơn con vật thấp sản.

Ví dụ: bị sữa nhu cầu nhiều nước hơn là bò thịt do nhu cầu nước để con vật sản ra một lượng sữa nhất định trong ngày

+ Con vật non nhu cầu nước cao hơn con vật trưởng thành (tính theo kg khối lượng cơ thể)

- Lượng thức ăn con vật ăn vào

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất khô ăn vào. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để đảm bảo cho q ttrình tiêu hố hấp thu xẩy ra bình thường và để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất của bị thì cứ 1kg vật chất khơ của khẩu phần cần cung cấp cho bò 1 lượng nước như sau:

Bò đang sinh trưởng, vỗ béo: 3,5 kg nước Bò chửa kỳ cuối: 4 – 4,5 kg

Bò tiết sữa: 4,2 – 4,5 kg

Đối với heo đang sinh trưởng có thể tính theo nhu cầu nước tối thiểu theo biểu thức: Y = 0,03 + 3,6x

Trong đó x: là lượng thức ăn thu nhận (kg) khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn/ nước là 2/1.

Ví dụ: Một con heo ăn 2,2 kg Y = 0,03 + 3,6 x 2,2 = 7,95 (kg)

Nhu cầu nước của một số gia súc, gia cầm: Heo: 7- 8kg nước /kg VCK thức ăn ăn vào Gà: 1 – 1,5kg/kg VCK thức ăn ăn vào Ngựa, dê: 2-3kg/kg VCK thức ăn ăn vào

35

Trong chăn nuôi ta phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho con vật để đảm bảo sức khoẻ cho con vật, cho sức sản xuất cao, giảm chi phí nước, giảm ơ nhiễm môi trường là điều rất cần thiết. Vậy cách tốt nhất là sử dụng vòi uống tự động cho con vật uống nước tự do.

Bảng 3.3: Nhu cầu nước uống của gà

Loại gà Tuần tuổi

Lượng nước tiêu thụ hằng ngày cho 1000 gà (lít/ngày) 20oC 32oC Gà thịt Gà hậu bị Gà đẻ thương phẩm Gà giống thịt 0 - 2 2 - 3 3 - 6 10 - 20 200 230 25 100 280 140 400 400 50 210 600 220 400 400 (Nguồn : https://laithieu.com.vn/che-do-dinh-duong-trong-chan-nuoi-ga-79-25.html)

Hàm lượng cho phép của một số chất trong nước uống:

NaCl < 1% ; SO42- < 0,1% ; NO33- < 50 mg/l; Tuyệt đối không cho con vật uống nước nhiễm nguồn bệnh và ký sinh trùng.

Nước nhiễm khuẩn

Nguyên nhân:

Nhiễm từ phân của người và gia súc, gia cầm do hệ thống cống rãnh hố chứa chất thải thiết kế chưa tốt, xây dựng không đúng cách hoặc xây quá gần giếng nước dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh khuếch tán vào nguồn nước gây nhiễm. Xây dựng giếng nước kém chất lượng: nước cũ và giếng cạn, giữ gìn bảo quản giếng khơng tốt. Hệ thống thốt nước bề mặt không phù hợp dẫn đến nước thải nhiễm vào giếng. Hồ chứa nước uống cho heo không bảo đảm vệ sinh.

Cách xử lý nước bị nhiễm khuẩn

Sử dụng Chlorine hoặc các chất sát trùng khác cộng với việc vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, liều lượng chất sát trùng cho vào để xử lý phải phù hợp với mức cho phép, nên kiểm tra lại trước khi cho heo uống và hóa chất sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam.

36

Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn q cao thì không nên sử dụng chất sát trùng để xử lý vì khơng hiệu quả. Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn gây nhiễm, nếu vẫn không thể thực hiện được thì tốt nhất là xây dựng một giếng mới tốt hơn. (Nguồn: http://www.vetshop.com.vn/2013/07/tam-quan-trong-cua-nuoc-trong-su-song.html)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đại cương (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)