Tính chất các nguồn nước trong tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 28)

1.1. Vai trị của nước đối với vật ni

- Nước là thành phần chủ yếu của một số tổ chức mô bào (tổ chức máu chiếm tới 70%).

- Nước là dung mơi của hầu hết các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu và thải trừ các chất.

- Nước là yếu tố khơng thể thiếu được, duy trì sự sống sinh vật.

- Nước chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể động vật, ở động vật non nước chiếm tới 80% trọng lượng cơ thể.

- Các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, phát dục tất cả đều cần có nước. - Nước có vai trị đặc biệt quan trọng cho sự sống trong chăn nuôi như ăn, uống, tắm, rửa chuồng trại.

Tuy nhiên nước cũng có những mặt có hại cho chăn ni: hịa tan các chất vô cơ, hữu cơ độc hại, là môi trường sống và phát triển của vi sinh vật, ký sinh trùng,… gây hàng loạt bệnh cho con người và gia súc.

18 a. Nhiệt độ của nước

- Nhiệt độ tự nhiên của nước không thể hiện về mặt vệ sinh của nước (trừ suối khống nóng).

- Nhiệt độ của nước có sự biến thiên lớn: phụ thuộc vào tầng địa chất và mùa vụ (đông – hè).

- Nước ở 7-11°C là nước mát thường gặp ở vùng núi cao.

- Nước ở nhiệt độ từ 20-40°C thì kích thích sự hoạt động của vi sinh vật đồng thời quá trình tự rửa sạch cũng tăng.

- Ở nhiệt độ lớn hơn 40°C dễ hòa tan một số chất vi lượng có tác dụng trong phịng và điều trị một số bệnh.

- Trong chăn nuôi nếu cho gia súc uống nước lạnh quá dễ gây tiêu hao nhiệt năng của cơ thể và có thể làm giảm nhiệt độ của một số cơ quan nội tạng đôi khi gây xuất huyết nội, gây viêm, rối loạn tiêu hóa.

- Quy đinh nhiệt độ nước uống dùng cho gia súc gia cầm uống: + Gia súc trưởng thành nhiệt độ nước uống 10-12°C;

+ Gia súc có chửa nhiệt độ nước uống 12-15°C; + Gia súc sơ sinh nhiệt độ nước uống 30-32°C; + Gia cầm nhiệt độ nước uống 10-13°C.

b. Màu sắc của nước

- Màu sắc của nước do các tạp chất hữu cơ và vô cơ trong nước quyết định. Màu sắc của nước ảnh hưởng lớn tới tính chất và độ trong của nước.

- Nếu nước có nhiều Fe(OH)2 sẽ có màu vàng chanh và có mùi tanh. Nơi có đất sét nước vẩn đục và màu vàng nhạt.

- Màu sắc của nước được chia làm 2 màu chính là thật và giả:

+ Màu thật: các hợp chất sinh màu hòa tan đều trong nước dưới dạng keo, khi lọc màu sắc không mất.

+ Màu giả: các tạp chất lẫn bẩn trong nước, song khi qua lọc hoặc để lắng tự mất màu.

c. Mùi vị của nước

- Mùi vị của nước do các tạp chất trong nước tạo nên.

- Mùi hơi thối của nước là do có sự phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật: xác động thực vật tan rữa.

19

- Mùi tanh của nước: do lẫn các muối kim loại hoặc có động vật sống trong đó.

- Mùi hơi thối của nước do có khí H2S có từ 0,001 mg/lít là có mùi này. - Vị của nước do sự có mặt của các hợp chất vơ cơ, hữu cơ tan trong nước. Ví dụ: NaCl làm cho nước có vị mặn; Mg2+, K+,… làm cho nước có vị đắng; Fe(HCO3)2 làm cho nước có vị chát.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)