Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm cho môi trường của người và gia súc: quá trình phân giải các hợp chất protein trong phân, nhất là điều kiện yếm khí, sản sinh ra mùi hơi thối và lôi cuốn các loại ruồi nhặng tụ tập đến, làm mất vệ sinh. Trường hợp gia súc bị bệnh, làm lây lan những bệnh truyền nhiễm và giun sán.
Đặc tính chất thải gồm 2 phần: số lượng và chất lượng. Hiểu biết về đặc tính chất thải giúp ta xác định được hệ thống xử lý cho phù hợp và có hiệu quả.
Có hiệu quả vì:
- Tránh ơ nhiễm mơi trường → có hại cho sức khỏe của người và gia súc → làm giảm năng suất chăn nuôi.
- Sử dụng các chất thải để tăng gia năng suất nông nghiệp như năng suất cây trồng (bón cây), năng suất chăn ni (ni trùn, làm thức ăn gia súc,…), nuôi cá,…
Nhiều trường hợp đất khơng thể sử dụng phân hóa học mà sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) để tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho đất, đồng thời về lâu dài cũng làm tăng tỷ lệ mùn và tích lũy được nhiều nguyên tố P, K tổng số cho đất, tạo tiền đề cho đất có độ phì nhiêu cao hơn.
38
Chất thải nói chung của nơng trại gồm các phần:
- Phân và các kết hợp khác (nước tiểu và chất lót chuồng).
- Các ngun liệu chăn ni dư thừa: thức ăn dư, thức ăn mất phẩm chất. - Xác vật chết (gà chết < 3% được chấp nhận).
- Hóa chất thất thốt: phân hóa học.
- Những phụ phế phẩm nông nghiệp: các dư thừa sản phẩm nông nghiệp như lá cây, cành cây, vỏ, hạt.
- Các vật dụng đã hư hoặc quá củ như nhà cửa, vật dụng. Tóm lại, chúng ta phải quản lý chất thải vì:
- Để bảo vệ mơi trường;
- Để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá cho các thế hệ mai sau; - Để tiết kiệm chi phí trơi theo các dịng chảy;
- Để hạn chế các chi phí cho xử lý chất thải và làm sạch môi trường.
1.1. Tác động đến môi trường
Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững. Để tăng lợi nhuận nông dân đã và đang chuyển sang sản xuất trang trại chun mơn hóa cao. Các hệ thống chăn nuôi này đã phát sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ơ nhiễm mơi trường. Sự ơ nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người. Trong q trình chăn ni gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc như là SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-, indole, schatole, mecaptan, phenole,... và các vi sinh vật có hại như Enterobacteriacea, E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella,... hay các ký sinh trùng có khả năng lây bệnh cho người. Các
yếu tố này có thể làm ơ nhiễm khí quyển, nguồn nước, thơng qua các q trình lan truyền độc tố và nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi.
Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Chăn ni sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nơng nghiệp hoặc 30% diện tích bề mặt của hành tinh. Trên tồn cầu, có 4 nguồn phát thải lớn nhất khí nhà kính: sử dụng năng lương hóa thạch, sản xuất cơng nghiệp, chăn ni (bao gồm cả sử dụng phân bón từ chăn ni) và khí sinh ra từ cơng nghiệp lạnh. Chăn ni sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của thế giới tính quy đổi theo CO2, trong khi đó ngành giao thơng chỉ chiếm 13,5%. Chăn nuôi sinh ra 65% tổng
39
lượng NO, 37% tổng lượng CH4 hay 64% tổng lượng NH3 do họat động của loài người tạo nên. Chăn ni đóng góp đáng kể đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gây hiệu ứng nhà kính như CH4, CO2, NH3,… gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu tồn cầu. Các khí dioxyt carbon (CO2), metan (CH4) và oxyt nito (NO2) là 3 lọai khí hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí metan và oxyt nitơ là hai khí chủ yếu tạo ra từ họat động chăn ni và sử dụng phân bón hữu cơ. Tác dụng gây hiệu ứng khí nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với khí CO2 sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Theo Klooster (1996), thì để sản xuất 1.000 kg thịt lợn thì hàng ngày sản sinh ra 84 kg nước tiểu, 39kg phân, 11 kg TS (chất rắn tổng số), 3,1 kg BOD (nhu cầu oxy sinh hóa, một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải), 0,24 NH4-N (ASAE standards) chưa kể ô nhiễm từ nước tắm và rửa chuồng.
1.2. Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm
Việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tốt sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường. Chất thải chăn nuôi đặc biệt là phân và nước tiểu, ngay khi thải ra thì khả năng gây ơ nhiễm thấp, khả năng này chỉ tăng khi phân và nước tiểu bị để lâu trong mơi trường bên ngồi. Do đó để hạn chế khả năng gây ơ nhiễm của chất thải cần phải quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ lúc mới thải ra môi trường.
Phân và nước tiểu gia súc thải ra phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi chuồng trại chăn nuôi càng sớm càng tốt để tránh vấy bẩn ra chuồng trại và gia súc, đồng thời tránh tạo mùi hôi thối trong chuồng nuôi làm thu hút ruồi muỗi tới. Việc thu gom và chuyển phân ra khổi chuồng sớm cũng tạo thuận lợi cho việc rọn rửa chuồng trại và từ đó có thể tiết kiệm điện nước. Tùy theo tình trạng của phân và điều kiện chăn ni để có thể áp dụng kỹ thuật thu gom hoặc bằng cách hót phân rắn hay xịt rửa cho phân trơi theo dịng chảy vào những thời điểm nhất định trong ngày. Việc thu gom vận chuyển chất thải có thể dùng nước bơm xịt, hay thùng chứa, sọt, bao,… Nơi lưu trữ phân phải là hố chứa, bể lắng, thùng đựng được đậy kín hay bao kín để xử lý. Khu vực lưu trữ phân phải cách biệt với chuồng trại chăn nuôi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc. Việc xử lý chất thải chăn nuôi lại càng quan trọng trong điều kiện chăn nuôi chật hẹp nhất là khi khu vực chăn ni cịn nằm trong khu dân cư cũng như trong cùng một khn viên có con người sinh sống. Trong điều kiện này hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có thiết bị xử lý chất thải dạng rắn và lỏng ở công đoạn cuối cùng sau khi được thải vào mơi trường.
Tóm lại, những hiểu biết về số lượng và chất lượng phân, nước tiểu và nước phân chuồng để có phương pháp quản lý, xử lý chất thải tránh ô nhiễm môi trường.
40