nuôi
2.1. Lượng Nitrate và Nitrite
a. Nitrate (NO3-)
NO3- trong nước được tạo ra từ nhiều nguồn:
- Do các các muối của NO3- tự do trong đất xâm nhập vào trong nước. - Từ N2 trong khơng khí qua sấm sét, mưa tạo ra hoặc NO2- bị oxy hóa tạo nên.
2NO2 + O2 NO3-
Do vậy khi kiểm tra trong nước có cả NO2 và NO3- tức là nước bị nhiễm bẩn liên tiếp.
- Trong nước ngầm hầu như đều có NO3- nhưng hàm lượng nhỏ và ở nước sông các muối Nitrate thường bị vi sinh vật phù du và sinh vật nổi hấp thu nên hàm lượng thấp.
- Nếu hàm lượng NO3- quá cao trong nước trên 40mg/lít sẽ gây ngộ độc cho cơ thể khi uống, biểu hiện tím tái tồn thân nếu nặng gây tử vong.
- Nguyên nhân: do trong đường ruột Nitrate bị khử thành Nitrite và các NO2- bị hấp thu vào trong máu và kết hợp với Hb tạo ra metHb (methemoglobin) làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, vật chết do thiếu O2 trong mơ bào, do ngạt O2 (chết trong tình trạng tím tái).
- Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước uống gia súc, gia cầm với NO3- dưới 30mg/lít.
b. Nitrite (NO2)
- Khi trong nước tồn tại NO2 là rất nguy hiểm thường bị nhiễm từ khu công nghiệp, sự tạo ra NO2 có thể do NH3 bị oxy hóa.
20
Hoặc do phản ứng của axit nitrite trong nước bùn lầy và lớp nước sâu tạo ra NO2 hoặc chất hữu cơ bị oxy hóa.
- Chỉ tiêu vệ sinh nước uống gia súc, gia cầm NO2 là khơng q 0,2mg/lít.
2.2. Hợp chất Clo (muối Clo)
- Clo trong nước nằm ở các dạng muối NaCl, KCl, CaCl2, MgCl2 và có 2 nguồn gốc từ vô cơ và hữu cơ.
+ Nguồn gốc vô cơ: Do các muối trong đất thấm vào trong nước nếu Cl trong nước cao làm giảm chất lượng nước: vị mặn chát nhưng không độc.
+ Nguồn hữu cơ: Do từ phân, nước tiểu gia súc thải ra ngấm vào nước ảnh hưởng trực tiếp vệ sinh nước, song nếu Cl từ nguồn thuốc sâu 666 thì rất nguy hiểm.
- Chỉ tiêu hàm lượng chất lượng nước đối với gia súc (gia cầm nhỏ hơn): + Nước ven biển: 200-250mg/lít;
+ Nước giếng: 250mg/lít; + Nước máy: 100mg/lít;
+ Nước trên mặt đất: 150 mg/lít; + Nước ngầm: 20-30 mg/lít.