Xử lý chất thải chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 51)

2. Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi

2.2. Xử lý chất thải chăn nuôi

a. Phương pháp cơ học, thiêu đốt * Phương pháp xử lý cơ học

41

Mục đích là tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom, phân riêng. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng sơ bộ để loại bỏ cặn thô, dễ lắng tạo điều kiện thuận lợi và giảm khối tích của các cơng trình xử lý tiếp theo. Ngồi ra có thể dùng phương pháp ly tâm hoặc lọc. Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi khá lớn (khoảng vài ngàn mg/L) và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trước rồi đưa sang các cơng trình xử lý phía sau.

* Phương pháp thiêu đốt

Các phương pháp vật lý thường được dùng để tách chất thải rắn ra khỏi chất thải lỏng để xử lý theo các cách khác nhau. Chất thải rắn sau khi tách có thể được xử lý bằng phương pháp ủ hay đốt trước khi làm phân bón. Đốt chất thải rắn, phương pháp này có độ an tồn vệ sinh dịch bệnh cao nhất, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản chỉ cần đào một hố, lót rơm hay mùn cưa ở dưới đáy. Sau đó để xác động vật, phân hay chất thải rắn khác lên, tiếp theo đậy lại bằng gỗ rồi đổ nhiên liệu lên và đốt.

Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại cơng nghiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng.

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ơxy hố nhiệt độ cao với sự có mặt của ơxy trong khơng khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hố thành khí và các thành phần khơng cháy được.

b. Phương pháp cơ – lý

* Phương pháp lắng cặn: phương pháp này có thể sử dụng rộng rãi để lấy những chất rắn lắng xuống đáy hồ hay bể và phần phía trên có thể tái chế để tưới cây. Phương pháp này sử dụng bể lắng, thường bể lắng có 4 vùng.

- Vùng lắng: giữ nước yên tĩnh để lắng chất rắn xuống.

- Vùng nước chảy vào: làm giảm vận tốc của nước trước khi đi vào vùng lắng và để phân phối đều chất rắn.

- Vùng nước chảy ra: là vùng nước chảy tràn từ vùng lắng, thường được xử lý hóa học để sử dụng lại như rửa chuồng.

- Vùng lấy chất rắn ra: thường tái chế để sử dụng làm phân bón. * Phương pháp xử lý hóa lý

Nước thải chăn ni cịn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vơ cơ dạng hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thơng thường vì tốn nhiều thời gian và hiệu quả khơng cao. Ta có thể áp dụng phương

42

pháp keo tụ để loại bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn,… kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.

Nguyên tắc của phương pháp này là: cho vào trong nước thải các hạt keo mang điện tích trái dấu với các hạt lơ lửng có trong nước thải (các hạt có nguồn gốc silic và chất hữu cơ có trong nư ớc thải mang điện tích âm, cịn các hạt nhơm hydroxid và sắt hidroxid được đưa vào mang điện tích dương). Khi thế điện động của nước bị phá vỡ, các hạt mang điện trái dấu này sẽ liên kết lại thành các bơng cặn có kích thước lớn hơn và dễ lắng hơn.

Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (2001) tại trại chăn nuôi heo 2/9: phương pháp keo tụ có thể tách được 80-90% hàm lượng chất lơ lửng có trong nước thải chăn ni heo.

Ngồi keo tụ cịn loại bỏ được P tồn tại ở dạng PO4 do tạo thành kết tủa AlPO4 và FePO4.

Phương pháp này loại bỏ được hầu hết các chất bẩn có trong nước thải chăn ni. Tuy nhiên chi phí xử lý cao. Áp dụng phương pháp này để xử lý nước thải chăn ni là khơng hiệu quả về mặt kinh tế.

Ngồi ra, tuyển nổi cũng là một phương pháp để tách các hạt có khả năng lắng kém nhưng có thể kết dính vào các bọt khí nổi lên. Tuy nhiên chi phí đầu tư, vận hành cho phương pháp này cao, cũng không hiệu quả về mặt kinh tế đối với các trại chăn nuôi.

3. Thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)