4. Một số biện pháp an toàn sinh học thực hiện trong trại chăn nuôi
5.2. Một số giải pháp an toàn sinh học được thực hiện trong trại chăn nuô
ni gia cầm thường áp dụng
a. Phịng bệnh bằng vắc xin
Tùy theo giống, thực hiện các chương trình tiêm phòng vắc xin khác nhau. - Đối với các giống gà nội, tiêm vắc xin phòng các bệnh: Cúm gia cầm, Newcastle, Tụ huyết trùng.
- Đối với gà lơng màu và gà cơng nghiệp, tiêm phịng các bệnh: Cúm gia cầm, Newcastle, Tụ huyết trùng, Gumboro, Marek, Viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), Hội chứng giảm đẻ (EDS), CRD,…
62 * Đối với gia cầm giống
- Các cơ sở giống gia cầm phải có hệ thống giám sát dịch bệnh hoạt động theo sự quản lý của cơ quan thú y được phân công và được kiểm tra huyết thanh để xác định gia cầm có bị nhiễm mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm quan trọng hay không.
- Số mẫu điều tra huyết thanh học được lấy ngẫu nhiên theo từng dãy chuồng để phát hiện bệnh được tính tốn với tỉ lệ mắc dự đoán là 10%.
- Nếu kết quả âm tính, khoảng thời gian giữa các lần xét nghiệm tiếp như sau:
2 tháng - 6 tháng - 6 tháng.
- Trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm thì phải xử lý theo qui định hiện hành của thú y.
- Trường hợp dương tính với các bệnh quan trọng khác như Niu-cát-xơn, Gumboro, CRD, Marek, … thì phải áp dụng các biện pháp củng cố đáp ứng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho đàn gia cầm.
* Gia cầm thương phẩm
Có hệ thống giám sát dịch bệnh theo sự quản lý của cơ quan thú y được phân công: xét nghiệm huyết thanh hàng tháng đối với trại có 500 con trở lên, 10 mẫu/lần/trại.
* Gia cầm nuôi thử
- Đối với trại đã bị dịch cúm H5N1 hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đã tiêu huỷ tồn bộ gia cầm, trước khi ni lại đủ qui mô theo dự kiến, phải tiến hành nuôi thử ở mỗi dãy chuồng với số lượng từ 50 – 100 con, sau 21 ngày lấy máu xét nghiệm với tỉ lệ 30% tổng đàn nuôi thử. Nếu đàn nuôi thử khoẻ mạnh bình thường, kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính thì mới tiếp tục mở rộng qui mơ đàn.
- Trong thời gian nuôi thử, nếu bệnh cúm gia cầm xảy ra hoặc kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính bệnh cúm gia cầm trong đàn ni thử, thì phải tiến hành tiêu huỷ tồn bộ đàn và vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn trại. Sau đó lại tiến hành lặp lại việc ni thử để chứng minh chuồng trại đã sạch mầm bệnh.
c. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi
- Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi.
63
- Trong điều kiện khơng có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần 1 lần đối với toàn bộ khu trại, kể cả khu vực đệm. Các loại hóa chất có thể dùng là: Lodin 1%, NaOH 2%, BKA 2%, Clorin 3%, Formol 2%, Nước vôi 10%,…
Lưu ý: Tránh phun qua loa, mà phải phun ướt đẫm với lượng 1 lít dung
dịch/1m2. Bên trong những chuồng đang nuôi gia cầm, sử dụng một số thuốc sát trùng có thể phun trực tiếp lên đàn gia cầm như Virkon S,…
- Trong trường hợp trại đang nằm trong vùng dịch hoặc vùng bị dịch uy hiếp thì phải phun thuốc sát trùng mỡi t̀n 1 lần như trên.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Định nghĩa, phân biệt “biosecurity và biosafety”?
2. Các nguyên lý an toàn sinh học cơ bản áp dụng trong phạm vi một trại chăn nuôi?
3. Các con đường phát tán mầm bệnh?
64
BÀI 6
CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG MĐ28-06
Giới thiệu
Nội dung bài 6 nhằm giới thiệu, trình bày các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trị,... của cơng tác khuyến nơng. Các kiến thức về phương pháp khuyến nông; phương pháp tiếp xúc cá nhân, tiếp xúc nhóm, các nguyên tắc cơ bản của cơng tác khuyến nơng; tự ngun, dân chủ, cùng có lợi,… cũng như những thuận lợi, khó khăn của cơng tác khuyến nơng được đề cập đến trong bài này.
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về khuyến nông, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, bản chất và những nguyên tắc cơ bản của cơng tác khuyến nơng.
- Kỹ năng: Phân tích được những khó khăn, thuận lợi của cơng tác khuyến nơng; từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác khuyến nông.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận khi phân tích vai trị của khuyến nơng; vì đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công tác khuyến nông.