Kỹ thuật trồng hoa hồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 61 - 67)

6.2.1 Các giống phổ biến trong sản xuất

Hiện nay, hồng có rất nhiều giống có nguồn gốc từ nhiều nước trên thế giới di thực vào nước ta theo 2 con đường vào Đà Lạt và vào miền Nam nước ta rồi phổ biến khắp cả nước, hoặc các Viện nghiên cứu ở miền Bắc (Viện Rau quả hoa, Viện Di truyền,...) trực tiếp nhập nội tập đoàn giống ở các nước Hà Lan, Pháp, Trung Quốc để nghiên cứu và khu vực hóa các giống có triển vọng ở các vùng trồng hoa truyền thống, và đưa vào trồng thử nghiệm ở các vùng trồng hoa theo công nghệ mới cho thu nhập cao.

Những giống hồng địa phương dần bị thay thế do chúng có nhiều nhược điểm cành ngắn, hoa bé, chóng tàn như các giống hồng bạch, hồng đỏ. Những giống hồng địa phương đã bị thối hóa tuy hiện nay phẩm chất hoa không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người trồng và người tiêu dùng về năng suất, chất lượng hoa, nhưng dù sao các giống này cũng vẫn cần được bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng.

Các giống hoa hồng trồng phổ biến và có triển vọng hiện nay được tổng kết và

trình bày qua Bảng 6.1

Bảng 6.1: Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến hiện nay Tên giống hoa Màu sắc hoa ĐK

hoa (cm)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển

1. Đỏ Pháp Đỏ nhung 6-11 Cành ít gai, ST khỏe, thích hợp khí hậu miền Bắc

55

3. Trắng Mỹ Trắng trong Cành dài 60-80cm, sinh trưởng khỏe, trồng được ở nhiều vùng. 4. Phấn hồng Tầu

(TQ)

Phấn hồng Cành dài 80-100cm, nhiều cành, ít gai, sinh trưởng khỏe, NS cao

5. VR1 Đỏ tươi Các giống này có đặc điểm sinh

trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, màu sắc đẹp và hấp dẫn

6. VR2 Đỏ thẫm

7. VR6 Trắng viền đỏ

8. VR9 Trắng kem

Giống hoa hồng nổi tiếng trên thế giới 9. Macolin Sargent

HT

Đỏ tươi ửng hồng

Lá xanh bóng, cuống hoa thẳng và cứng

10. The Mac

Cartney Rose HT

Đỏ thẫm 12 Mùi thơm ngát, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, màu sắc đẹp và hấp dẫn

11. Sophia Phấn hồng 12 Cành dài 60-80cm, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 160-180 hoa/m2/năm.

12. Gold Emblem Vàng da cam 10 Cành dài 50-60cm, sinh trưởng khỏe, đạt 120 hoa/m2/năm.

13. White Success Trắng, nhiều cánh

12-14 Cành dài 50-60cm, sinh trưởng khỏe, ít gai

14. Black Dearl Nụ đen, tím đỏ Hoa to Hoa có mùi thơm 15. Blue Ribbon Xanh tím Hoa to Hoa có mùi thơm

16. Moon Shadow Xanh tím 10-12 Thơm đậm, cây cao 1,2m

6.2.2 Chuẩn bị đất

Thời vụ: Phụ thuộc vào thời kỳ giâm hay chiết. Thời vụ giâm vào mùa xuân (tháng 2-3) và mùa thu (tháng 8-9), sau giâm 1 tháng thì hồng ra rễ và đem trồng.

56

Cây hồng là cây ưa sáng, cho hoa 3-5 năm liên tục, nên chọ đất tốt, thoát nước, đất phải trảng nắng, đất hơi chua hoặc trung tính.

Cày vỡ đất phơi ải cho khô, bừa cho nhỏ đất, dọn sạch cỏ, lên luống rộng 1,2- 1,5m, cao 20-25cm. Sau khi cành chiết, hom giâm ra rễ hoặc đã ra ngôi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng.

Khoảng cách trồng: Tùy thuộc giống, hồng nhung, hồng phấn cây cách cây 40-50cm mật độ khoảng 50.000cây/ha. Đối với giống hồng sinh trưởng yếu như hồng trắng, hồng cá vàng thì khoảng cách là 30-40cm mật độ 70.000cây/ha.

Sau trồng cần che nắng mưa trong 7ngày, khi cây bén rễ hồi xanh không cần che.

Bón lót trước trồng 7-10ngày, nếu cần trồng nhanh thì cũng phải bón trước trồng ít nhất 3 ngày. Liều lượng bón cho 1ha như sau: 30 tấn phân chuồng (15-20 tấn phân chim cút) + 300-400kg phân lân super hoặc lân nung chảy Văn Điển + 300-400kg phân KCl, nếu đất chua bón thêm 300- 400kg vơi bột (đất trồng hoa hồng cần bổ sung thêm đất phù sa hoặc than bùn).

6.2.3 Bón phân

Tùy thuộc tình hình sinh trưởng của cây hoa hồng mà bón. Sau trồng 1-2 tháng tưới phân hỗn hợp sau đây: 1000kg phân hữu cơ + 150kg phân vi sinh + 100kg đạm urê + 600lít nước ngâm kỹ trước khi sử dụng ít nhất 1 tháng tưới cho 1ha hồng. 15ngày tưới 1 lần. Có thể dùng nước ngâm bã mắm rồi pha với tỷ lệ 1/10 để tưới cho hồng rất tốt.

6.2.4 Tỉa nụ, tỉa cành, cắt sửa

Tạo dáng cho tán lá đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh hư khô, nhánh mọc không cần thiết. Thường 15ngày cắt sửa 1 lần và cắt sao cho tán đều với cành để hoa phải có ánh sáng.

Tỉa nụ: Tùy số hoa cần để lại mà tỉa nụ. Tỉa bớt các nụ để tập trung dinh dưỡng cho hoa nở to đúng vào dịp bán.

Đốn phớt: Mỗi năm cần đốn phớt một lần.

Đốn đau: Sau vài ba năm đốn đau một lần (chặt sâu xuống dưới gốc). Thời gian từ cắt sửa cành đến khi ra nụ và hoa được cắt là 40-50ngày.

Bảo vệ cánh hoa: Khi nụ hồng đã to cần dùng giấy quấn hình tổ sâu chụp lên che giữ cho cánh hoa khơng bị táp bởi nắng gió và khi hoa nở thì xịe cánh rất mượt mà.

57

6.2.5 Kỹ thuật điều khiển hồng ra hoa vào dịp tết Nguyên Đán

Muốn hồng có nhiều hoa trong dịp tết Nguyên Đán, vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch tiến hành cắt đầu cành sâu xuống từ 4-6 mắt lá tính từ ngọn xuống, các cành nên có độ chênh lệch nhau khơng nhiều về chiều cao. Trường hợp cây hồng ít lá, cành thì tiến hành dùng cọc cột các cành phía dưới thấp xuống khoảng 30- 40ngày thì các tược mới từ gốc sẽ phát triển nhanh và cho hoa. Đối với những giống cành dài, mới ra hoa thì tiến hành cắt cành trước tết khoảng 40-45ngày. Nếu muốn tán cây thấp thì tiến hành cắt sâu xuống và thời gian ra hoa sẽ kéo dài hơn 10-15ngày nữa.

6.2.6 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị * Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

- Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.

- Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, ngồi ra có thể dùng các loại

thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8lít). Karate 2,5 EC, Pegasu 500 SC pha 5-7ml/ bình 8lít.

* Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)

- Phá hại nặng trên lá non, nụ hoa và thường đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá.

- Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu

trưởng thành. Ngồi ra có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít. Đặc biệt là chế phẩm vi sinh BT bột thấm nước với liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu khoang phá hại hoa.

* Nhện đỏ (Techtranny chus urticae Koch)

Nhện thường cư trú bề mặt dưới của lá và thường chích hút dịch bào trong mơ lá hồng tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích liên kết với nhau. Khi bị nặng lá hồng có màu nâu vàng rồi khơ rụng đi. Dùng thuốc trừ nhện đỏ là cần thiết, có thể dùng thuốc Pegasu 500 SC hoặc Ortus 5 SC với liều lượng 1lít/ha.

* Sâu cuốn lá (Cacoecia micaceana), sâu đo xanh (Phisia sp.) và rệp: đối với

các loại này có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít.

* Bọ cánh cứng: như bọ dừa nâu, bọ cánh cam, bọ hung, châu chấu, có thể dùng

58

1lít/ha, Decis 2,5 EC nồng độ 0,03%. Để trừ các loại bọ xít, bọ trĩ có thể dùng thuốc PolitrinP 440 EC nồng độ 8-10 ml/bình 8lít hoặc thuốc ofatox 400 EC liều lượng 1-1,5lít/ha.

* Bệnh đốm đen (Mycosphaerella rosicola)

- Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình trịn hoặc bất định, ở giữa có màu

xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường hại trên các lá bánh tẻ, hình thành

ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại làm cho lá vàng và rụng hàng loạt. Đây là bệnh hại chủ yếu trên các giống hồng và hại nặng trên giống hồng vàng Đà Lạt..

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra.

- Phòng trừ: Để tránh bệnh vườn trồng hồng phải thông thống và khơng bị ngập

úng, làm vệ sinh vườn thường xun. Ngồi ra có thể sử dụng một số loại thuốc sau Score 250 ND, Zineb 80WP nồng độ 30-50g/ 10lít nước. Hoặc dùng Antracol 70 BHN liều lượng 1,5-2 kg/ha hay pha 20-50g thuốc/bình 8lít nước.

* Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca paranosa var. rosae)

- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng khơng nhất

định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, hình thành ở cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân cành nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân cành khơ, nụ ít, hoa khơng nở, nếu bệnh nặng có thể gây chết cây. Bệnh thường gây hại trên các giống hồng Đà Lạt.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerotheca paranosa var. rosae gây ra. - Phịng trừ: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Score 250 ND với liều lượng

0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC với nồng độ 4ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 3-5 bình/ha.

* Bệnh gỉ sắt (Phragmidium)

- Triệu chứng: Vết bệnh dạng ô nổi màu vàng da cam hoặc màu sắt gỉ, vết bệnh

thường xuất hiện phía dưới mặt lá, mặt trên lá mơ bệnh thường mất màu và có màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm cho lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắc, cây cịi cọc

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Phragmidium gây ra.

- Phòng trừ: Dọn sạch tàn dư thực vật, sử dụng các loại thuốc sau Score 250 ND

liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha, có thể dùng Peroxin 0,2- 0,4 %.

59

- Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình trịn nhỏ hình thành từ chồi lá, các

mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mơ bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. Gặp điều kiện ẩm ướt vết bệnh lan rộng từ 1/3-1/2 lá chét. Bệnh hường hại trên lá bánh tẻ và lá già.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra.

- Phòng trừ: Dùng thuốc TopsimM 70 ND với nồng độ 5-10g/8 lít nước.

* Bệnh chấm xám (Pestalozia sp.)

- Triệu chứng: Vết bệnh dạng hình bất định hoặc hình trịn màu xám nâu. Trên vết

bệnh thường có cá điểm nhỏ li ti màu xám đen xắp xếp một cách tương đối trật tự theo đường vân đồng tâm. Vết bệnh thường lan từ mép lá của các lá chét vào trong phiến lá. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, các vết bệnh dễ thối nát và rụng.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pestalozia sp. gây ra.

- Phòng trừ: Dùng thuốc Daconil 500 SC pha nồng độ 0,2% hoặc Roval 50 WP

với nồng độ 0,15%.

* Bệnh đốm vòng (Cercospora rosae)

- Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở

giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, chóng rụng.

- Ngun nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora rosae gây ra.

- Phòng trừ: Dùng thuốc đặc hiệu TopsimM 70WP và Score 250 ND.

* Bệnh đốm vòng (Alternaria rosae)

- Triệu chứng: Vết bệnh hình trịn hoặc hình bầu dục, màu đen, trên vết bệnh có

các vân đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường hại trên các lá già và lá bánh tẻ, làm lá vàng dễ khô rụng.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria rosae gây ra. - Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc chống nấm kể trên.

Ngồi các bệnh hại trên, cây hoa hồng cịn bị các bệnh hại do vi khuẩn và bệnh khảm vàng lá do virus gây ra. Bên cạnh đó cây hoa hồng cũng mắc phải một số bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra

60

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 61 - 67)