Kỹ thuật trồng kiểng bonsai

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 80 - 84)

6.6.1 Khái niệm

Bon: cái khay, cái chậu. Sai: cây, trồng cây.

Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.

Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ cổ điển "Hai-Kai" của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cơ động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt.

Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hịa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.

Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tơn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.

6.6.2 Các dáng Bonsai cơ bản

6.6.2.1 Dáng Trực (trực quân tử, thẳng)

Tiếng Anh: Formal Upright, tiếng Nhật Chokkan: Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất khơng thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn

74

6.6.2.2 Dáng trực lắc

Tiếng Anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog: Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn

6.6.2.3 Dáng Xiên

Tiếng Anh: Slanting; tiếng Nhật: Shakan: Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn

6.6.2.4 Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…)

Tiếng anh:Semi-Cascade; tiếng Nhật: Han-Kengai: Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.

6.6.2.5 Dáng đổ (Thác đổ..)

Tiếng Anh: Full Cascade; tiếng Nhật: Kengai: Kiểu này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềnh là đẹp nhất.

6.6.3.6 Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi)

75

6.6.3.7 Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong…) (Windswept Style – Fukinagashi)

Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm cho tự nhiên.

6.6.3 Kỹ thuật lão hóa cây bonsai

6.6.3.1 Kỹ thuật lột vỏ

Khi cần lão hóa, điều đầu tiên là lột vỏ. Trước hết, người thực hiện phải thật am tường đặc điểm sinh học, tập qn sinh trưởng của cây vì trong vỏ có chứa những mạch dẫn nhựa ni cây phát triển. Khi cắt vỏ sẽ làm đứt sự liền lạc của nó thì phần đứt đoạn ấy sẽ dần khơ kiệt và chết. Trước hết, dùng phấn vẽ những chỗ cần lột, hình dung được sự dẫn truyền của nhựa, sau đó lột vỏ cây bằng dao lưỡi nhọn, cây vỏ dày thì dùng đục lưỡi trịn. Lột xong, dùng giấy nhám mài láng chỗ đã lột. Công việc này cần phải nhẹ nhàng khéo léo, chỗ lột ln có nét mỹ thuật, mềm mại theo phong thái tự nhiên của cây và đúng kỹ thuật cây cảnh. Sau đó, dùng chanh trái hoặc vơi bơi lên chỗ đã láng nhằm mau liền sẹo với vẻ đẹp già cỗi và ngăn ngừa bệnh nấm có thể xâm nhập vào vết cắt.

6.6.3.2 Kỹ thuật cắt tỉa

Cắt ngọn là giảm độ cao của cây và có khả năng tạo sự già nua cho cây nhất là làm vài động thái kỹ thuật như chuốt nhọn phần ngọn và xử lý như lột vỏ.

Đục thân: Nhằm tạo hang hốc, bộng lỗ cho cây. Thông thường những cây ngồi thiên nhiên khi đến tuổi nào đó thì xuất hiện những hiện tượng trên. Kỹ thuật lão hóa cây cảnh này là khơng tạo cấp kỳ mà phải chia làm nhiều lần cách quãng để cây đủ sức đề kháng tránh bệnh xâm nhập, phải bôi vôi kỹ nơi tạo bộng và thể loại cây phù hợp và cây có sức chịu đựng cao, mơ phỏng như cây ngồi thiên nhiên (Sanh, Bồ đề, Cần thăng…)

6.6.3.3 Kỹ thuật tạo rễ

Cây Bon sai ấn tượng tạo được nghệ thuật là những cây có gốc rễ u nần, lồi lõm, khúc khuỷu lộ ra trên mặt chậu. Cách tạo rễ góp phần làm tăng vẻ già nua cho cây. Kỹ thuật này đơn giản bằng cách thay chậu, cơi rễ. Ta đưa cây đặt ngồi khung gỗ, cắt tơn có chu vi bằng chu vi khung gỗ (hoặc chậu), đặt tôn vào khung gỗ có chiều cao theo lượng định của người chơi rồi cho đất vào, tưới nước. Sau một thời gian ta gỡ đất từng phần từ cao xuống thấp thì phần rễ sẽ dần lộ ra ngoài. Kỹ thuật giản đơn này áp dụng vào những lúc thay chậu, bón phân cho cây rất phù hợp và cần chú ý bố cục bộ rễ sao cho phơi bày ra ngoài hợp lý.

77

6.6.3.4 Kỹ thuật tạo sẹo

Cây sống ngoài thiên nhiên lâu năm thường bị tổn thương do mưa, gió, bệnh tật. Những dấu vết thường thấy là các vết sẹo trên thân khiến nó trở thành nét đặc thù về vẻ đẹp của cây.

Trong Bon sai, tạo sẹo là kỹ thuật tạo sự già lão như vẻ lâu năm. Những vị trí tạo sẹo là chỗ tiếp giáp giữa thân và cành, chỗ trống trải như đoạn phình của bụng cây. Ta dùng phấn, than vẽ phác thảo dáng sẹo cần tạo. Hình dáng sẹo rất nhiều kiểu, nhưng đa số làm theo hình elip, hình trịn ơm theo đường lượn của thân cây. Kỹ thuật này thường sử dụng cho dân lâu năm trong nghề có kinh nghiệm bởi khơng khéo sẽ làm cho vết sẹo thơ vụng, người xem sẽ rất khó chịu và tác phẩm mất giá trị. Dụng cụ tạo sẹo thường là các loại đục nhỏ có hình máng, có rãnh, lúc tạo sẹo cần thao tác vết lõm sâu dần vào tâm. Có một số cây khơng cần tạo sẹo khi thân nó đã già lão và có những loại cây thân quá cứng, quá mềm, thớ gỗ dài dễ bị nguồn bệnh thâm nhập hoặc cả

những cây còn non thân chưa đủ lớn…

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 80 - 84)