6.7.1 Phân biệt các loại hoa mai
* Các cây mai họ lão mai (Ochnaceae)
Trong họ này có mai vàng (hồng mai, huỳnh mai) và mai tứ quý.
* Mai họ Trúc đào (Apocyaceae)
Trong họ này có cây mai chấm thủy (Wrightia religira Hook. F)
- Thân gỗ xù xì nhiều cành nhỏ dễ uốn, có thể uốn tỉa thành các con vật như hạc, thiên nga,... (phỏng sinh học)
- Lá mỏng thuôn, gần như không cuống, mọc đối. - Cụm hoa hình xim thưa
- Hoa nhỏ cuống dài, có thế hướng xuống, cánh hoa trắng thơm.
* Mai họ hoa hồng (Rosaceae)
Trong họ này có cây mơ và anh đào.
* Mai họ bứa (Clusiaceae)
Trong họ này có bạch mai (Ochrocarpus sianensisvarodoratissmus) và mai mù u (thủy mai).
78
6.7.2 Giới thiệu các giống mai họ lão mai * Nguồn gốc và vị trí phân lồi thực vật
Họ Lão mai (Ochnaceae) có 2 lọai mai vàng và mai tứ quý. Mai vàng là cây tiêu biểu của mùa đông ở miền Nam (bốn loại cây tiêu biểu cho 4 mùa: Xuân lan, hè sen, thu cúc, đông mai. Trồng mai để chơi tết hay cây cảnh trong kiểng cổ.
Cây mai được coi là cây hoa tết truyền thống ở miền Nam, cách đây 300 năm, do khơng có hoa đào cúng tết theo phong tục của của dân tộc nên đã lấy cây hoa mai vàng nở vào dịp tết làm hoa cúng tết. Hoa mai còn cất dầu thơm để chữa bỏng nước, uống chữa ngứa, phơi khô chữa hen xuyễn.Cây mọc hoang ở rừng thưa, được trồng làm cảnh ở đất vườn đồng bằng. Vỏ cây đắng, dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa.
* Giới thiệu các giống mai vàng (Ochna Intergerrima Merr)
Các giống mai vàng có các giống cây hoa mai sau đây: - Mai Huỳnh tỷ, có hoa 24 cánh xếp nhiều tầng.
- Hoa Cúc có hoa giống hoa cúc, 24 cánh xếp làm 3 tầng - Mai Giảo 12 cánh, 2 tầng cánh
- Mai Cửu Long - Mai trắng 5 cánh
- Mai trắng Bến Tre 10 cánh - Mai trắng Thanh Đài thơm
- Mai trắng Miến Điện 5 cánh, lá màu cẩm thạch nên gọi là mai cẩm thạch
* Đặc điểm thực vật học cây mai vàng
- Thân cây bụi gỗ nhỏ, cao 2-7m, vỏ cây màu nâu vàng
- Lá đơn mọc đối, mặt trên nhẵn, mặt dưới thơ, khơng có lơng, dày, mép lá có răng cưa nhỏ, thuộc loại cây rụng lá và ra hoa đẹp và cuối mùa đơng đầu xn. - Hoa có 5 cánh đài màu xanh, 5-8 cánh tràng hoa mỏng màu vàng có sáp dễ rụng. - Quả có chân cứng đen, 7-10 quả chụm quanh một đế hoa.
6.7.3 Đất trồng
Cây mai chủ yếu được trồng trong chậu và hỗn hợp chất trồng là: 70% đất thịt + 20% đất cát + 10% phân hữu cơ (thật hoai mục) trộn đều phơi khô và trong vào chậu, hoặc túi PE hay giỏ tre.
79 - Bón thúc 2 lần trong năm
+ Lần 1 sau tết khoảng tháng 2-3 theo âm lịch, kết hợp làm cỏ (sau khi hoa tàn). + Lần 2 vào đầu mùa mưa.
- Lượng bón: 200-300g bánh dầu/1 lần bón.
Ngồi ra người ta có thể tưới nước phân đã được ngâm ủ kỹ (giống nước phân dùng cho hoa cúc) 10-15 ngày một lần tuỳ theo sức sinh trưởng mạnh yếu của cây.
6.7.4 Tưới nước
Tưới nước giữ ẩm cho cây mai là công việc làm thường xuyên, nếu cây mai thiếu nước sẽ bị khô héo và rụng lá, cây trổ hoa sớm. Đất trên miệng chậu bị khơ thì
phải tưới, tưới nước sạch, tưới nước và giữ ẩm cho cây mai được tiến hành suốt cả năm.
6.7.5 Phịng trừ sâu bệnh
Cây mai ít bị sâu bệnh hại, nhưng trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, không thơng thống hay bị nhiều đối tượng sâu bệnh phá hại.
- Sâu đục thân: Làm cho cây mai héo tán lá. Lấy dao mũi nhọn khoét theo vết sâu ăn mà bắt giết hoặc kết hợp rải Basudin 10H.
- Sâu róm: Thường ăn lá non mới ra, định kỳ phun thuốc trừ sâu tháng 1 lần hoặc tìm bắt khi thấy sâu hại đọt non.
- Sâu tơ: Nhả tơ quấn quanh búp non cây mai và làm chết đọt mai. - Ong ăn lá mai.
- Rệp đen, rệp sáp: Rệp sáp rất nhiều bám dày đặc cả ngọn cành mai, phun thuốc rệp 2 ngày 1 lần, phun nhiều lần cho đến khi rệp chết thì ngừng, thường dùng Trebon, Methyl Parathion, Supracide.
Ngồi ra cây mai có rất nhiều loại côn trùng hại như kiến, mối, dế, ốc, các loại này dễ chữa trị.
6.7.6. Kỹ thuật điều khiển mai ra hoa
Cây mai rụng lá tự nhiên vào tháng 11 và ra hoa vào dịp tết, có thể trước và sau ngày tết. Do đó, tuốt lá Mai quan trọng, quyết định hoa có nở đúng tết hay không. Theo kinh nghiệm cổ truyền của cha, ông chúng ta, tuốt lá mai vào ngày 15/12 âm lịch hoặc 23/12 âm lịch khi nụ xé bao (bung vỏ lụa) thì 30 tết sẽ nở hoa.
80
Để tác động cho mai nở đúng tết thì ở Nam Bộ thường tuốt lá vào 15 tháng chạp và tuốt lá mai đã trở thành phong tục. Các căn cứ để tuốt lá mai, điều khiển hoa nở đúng tết.
- Căn cứ thời tiết từng năm: Năm nào thời tiết nắng nóng nhiều thì mai sẽ nở sớm và năm nào mát mẻ nhiều thì mai sẽ nở hoa muộn.
- Căn cứ vào độ cao của vĩ tuyến càng ra Bắc (độ vĩ tuyến cao) thì tuốt lá mai sớm hơn: Hà nội trước 1 tháng, Huế 1 tháng, miền Nam tuốt lá vào 15/12 âm lịch cho loại mai vàng 5 cánh.
- Căn cứ vào độ lớn của nụ hoa lớn hay nhỏ, hoa xé bao hay chưa (bung vỏ lụa, vỏ trấu).
- Căn cứ vào bản chất di truyền của các giống mai, thông thường loại nhiều cánh nở muộn hơn loại 5 cánh khoảng 5-7ngày.
* Căn cứ vào độ lớn, nhỏ của nụ hoa để tuốt lá là quan trọng hơn cả. Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều, đối với loại mai vàng năm cánh nụ mai còn quá nhỏ ( tất cả các hoa nhỏ hơn nửa hạt gạo) thì tuốt lá vào khoảng 10/12, lớn hơn một chút (bằng nửa hạt gạo) thì tuốt lá vào ngày 12,13/12 âm lịch, nếu thấy nụ mai lớn vừa phải (hoa lớn bằng hạt đậu đen) thì phải tuốt lá vào 18-20/12 âm lịch cho đến 23/12 âm lịch hoa xé bao (bung vỏ lụa). Đối với các loại mai khác có nhiều cánh thì phải trẩy lá sớm hơn từ 7-10ngày.
* Trường hợp mai ghép nhiều loại khác nhau thì phải tuốt lá riêng từng loại theo như cây đơn lẻ khác nhau.
Chú ý: Không tưới nước 1-2ngày sau khi tuốt lá cho vết sẹo lá khô nhựa.
* Thúc mai nở hoa sớm
Đến ngày 23/12 âm lịch chưa xé bao là muộn, ta phải thúc cho nụ hoa nở sớm và có thể hoa nở vào dịp Tết.
- Phơi nắng, tưới nước vào giữa trưa. Tưới từ trên ngọn xuống gốc - Tưới nước ấm khoảng 40oC và tưới nhiều lần trong ngày
- Phun thuốc Methyl Parathion hay Malathion.
* Hãm cho mai nở muộn
Trước khoảng 23/12 âm lịch, mai có biểu hiện bung vỏ lụa, thì mai sẽ nở sớm, cần phải hãm cho mai nở muộn bằng cách để cây vào nơi râm, mát hay che phủ vải đen, tưới nước vào buổi sáng và chiều tối (mỗi lần có thể tưới thêm 1-2g urê/8
81
lít nước) kích thích mai ra lá và hạn chế sự nở hoa sớm 1-2ngày. Người ta có thể hạn chế tưới nước và đem phơi nắng mai cũng sẽ nở muộn 1-2ngày.
82
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Biện pháp kỹ thuật trồng hoa hồng, huệ, mai, cúc, lay ơn... chủ yếu? 2. Liệt kê một số dáng, thế của cây bonsai?
3. Trình bày kỹ thuật làm lão hóa cây bon sai
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004), Kỹ thuật trồng và uốn tỉa bonsai, NXB Tp. HCM .
2. Trần Thị Dung (2004), Bài giảng hoa kiểng, tài liệu lưu hành nội bộ, trường
ĐHNL - 2004.
3. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa, NXB lao độ Hà Nội.
5. Nguyễn Thiện Tịch, Đoàn Thị Hoa, Trần Sĩ Dũng, Huỳnh Thị Ngọc Nhân (2006), Kỹ Thuật Nuôi Trồng Hoa Lan, NXB Nông nghiệp.
6. Đặng Phương Trâm (2004), Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, Trường ĐH Cần Thơ.
7. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo trình cây hoa, Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Bảo Vệ (2008), Nhu cầu dinh dưỡng của hoa kiểng, Trường ĐH Cần
Thơ.