Kỹ thuật trồng hoa lan

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 73 - 80)

6.5.1 Giống

Các giống phong lan phổ biến ở Việt Nam

TT Chi lan Tên loài - Tên khoa học

1 Bạch cập - Bletilla Lan bạch cập - Bletilla striata (Thumb). Rehb.f 2 Bạch hạc - Thunia Lan bạch hạc - Thunia alba (Lindl). Rehb.f

67

3 Bạch phượng - Pectilis Lan bạch phượng tua

4 Bầu rượu – Calanthe Lan bầu rượu - Calanthe Angusta Lindl

5 Càng cua -

Agrostophyllum

Lan càng cua - Agrostophyllum planicaule

6 Cành giao

Papilionanthe

Lan cành giao - Papilionanthe teres

7 Cattleya Trung Mỹ Lan Cattleya alba trắng. Cattleya hybrida aurea

(trắng lai đỏ), Cattleya hybrida flavus (lai vàng) 8 Cẩm báo Vandopsis Lan cẩm báo lớn (lan da báo) Vandopsi gigantea

(Ldl) Pfitzer

9 Cẩm báo Higrochilus Lan cẩm báo Higlochilus parishii (veit.et. Rchb.f. pfitzer)

10 Chu đình Spathoglottis Lan chu đình tím - Spathoglottis plicata Lan chu đình lơng - Spathoglottis pubescens

11 Giáng hương - Aerides. Lan Dáng hương quế (quế hương) hoa thơm Aerides

falcata Lindl ex Paxt

Dáng hương nhiều hoa (hoa thơm) - A. Multiflora 12 Hồ điệp Kingidium Lan hồ điệp (vân lan, lan cành giao, Vanda teres

Lindl)

Lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis

13 Lọng điểm

Bulbophylum

Bulbophylum eberhardtii (Gagnep) Seidenf

Lan lọng mép - Bulbophylum emarginatum (Fin) J.J Sm

Lan lọng hoa lớn - Bulbophylum macranthum Lindl Lan lọng hoa bò - Bulbophylum Pinicolum Lindl 14 Miệng kín - Leisostoma Lan nhục hoa thái - Cleisostoma dupllciloblum (J.J

68

15 Thanh đạm Coelogyne Thanh đạm vàng - Coelogyne lawrenceana Rolfe Thanh đạm tuyết ngọc - Coelogyne Psectrantha Gagnep

Thanh đạm đơn - Coelogyne speciosa Blume Thanh đạm 3 gân - Coelogyne Trinervis Lindl 16 Thanh ngọc Cymbidium Kiếm xanh - Cymbidium alai foolium (L) Sw

Kiếm bích ngọc - Cymbidium dayanum Rchb.f

Kiếm hồng - Cymbidium devonianum Paxt. thơm hoa nở vào mùa hè và tết.

Kiếm thanh ngọc - Cymbidium ensifonninum (L) Sw Kiếm bạch - C. erthrosstylum Roolf (Lan thanh ngọcđỏ)

Kiếm hạc - C. evrandii Guillaum

Kiếm hồng hoàng - C. Grandiplorum Griff Kiếm gấm bè - Cymbidium sp.

Kiếm gấm xuân - Cymbidium sp.

17 Hồng thảo

Dendrobium

Thân có từng đốt mọc lên, hoa đẹp nhưng khơng bền. Có loại phơi nắng ra hoa, có loại xử lý lạnh ra hoa. U lồi - D. Crasinode Bens et Rehb.f

Nhất điểm hồng - D. dranconis Rehb.f Thủy tiên - D. farmeri Paxt

Tím Huế - D. hercoglossum

Nhất điểm hồng - D. hetrocrrpus Lindl Dẹt - D. nobile Lindl

Xương cá - D. Parciflorum Rehb. fex. Lindl Tím hồng - D. parishii Lindl

Hạc vĩ - D. pumilum Roxb Long tu - D. primulium Lindl

69

Y thảo – D. gratiosissimum Lindl 18 Len - Eria Len cỏ - Eria paniculata Lindl

19 Luân - Eulophia Luân hoa xanh - Eulophia andamanensis Rchbf Luân hoa vàng - Eulophia Flava (Lindl) Hookf Luân hoa trần -Eulophia nuda

20 Tân thanh - Neogyna Tân thanh - Neogyna garnerian (Lindl) Rchbf

21 Hài Paphiopecdium Hài (Paphiopecdium) cos 4 lồi, cánh mơi hình mũi dày

Hài đốm - Paphiopecdilum concolor (Batem) Pfitz Hài hồng - Paphiopecdilum Delenatii Guillaumin Hài huyền - Paphiopecdilum exul (Obrien) Pfitz Hài vàng - Paphiopecdilum Villosum (Lindl)

22 Hạc đĩnh Phajus Hạc đĩnh vàng: Phajus flavus (Blume) Lindl. Cây hoa giống con hạc đứng ở mép chậu và có màu hoa vàng Hạc đĩnh nâu

23 Da báo Vandopsis Râu rồng (Vandopsis gigantea Lindl Pfitir) lan này có hoa thơm

24 Ngọc điểm

Rhynchostylis

Ngọc điểm đuôi cáo (Rhynchostylis restusa Belume), hải yến (Rhynchostylis coelestis), đai châu (Rhynchostylis gigantea Lindl

6.5.2 Trồng lan trong chậu

- Chậu trồng lan chủ yếu là chậu đất nung, có kích thước cân đối và sạch, mới. - Chất trồng có vai trị như đất trồng, đó là củi gỗ, than củi, xơ dừa hoặc tảo biển. Chất trồng kích thước lớn cho xuống đáy chậu sao cho giá chậu được thoáng chiếm 1/5 chậu. Chất trồng có kích thước nhỏ hơn cho vào giữa chậu và kích thước chất trồng nhỏ nhất cho trên cùng và chất trồng phải cách mép châu 1-2cm. - Với lồi phong lan đơn thân thì cắm cọc nhỏ vào giữa chậu, với lồi phong lan đa thân thì cắm cọc vào mép chậu để buộc thân lan vào cọc giúp cho cây đứng vững khi có gió và khi tưới nước.

70

- Buộc cây lan vào cọc cho lan phát triển vào giữa chậu. Không chôn gốc lan vào chất trồng mà chỉ đặt trên bề mặt chất trồng. khi lấp gốc lan bởi chất trồng gặp ẩm độ cao lan sẽ thối gốc.

- Chăm sóc bằng cách tưới nước, bón phân và để lan nơi thống mát độ ẩm cao vừa phải.

6.5.3 Trồng ghép lan trên thân cây, giá thể

- Thân cây còn sống tỉa bớt tán cây giá thể để thuận tiện cho ghép cây lan bám vào dễ dàng và độ sáng phù hợp với đời sống của cây lan

- Ghép hướng về phía đơng để lan sinh trưởng tốt.

- Thân cây chết thì cắt thành từng khúc ngắn để héo hay thành đoạn dài để đứng, cần phải có dàn che nắng phù hợp.

- Trước khi ghép phải bóc bỏ đi vì khe vỏ sẽ là nơi trú ẩn của các côn trùng gây hại lan. Riêng vỏ cây thơng có tính sát khuẩn, lâu mục và khơng đóng rêu có thể trồng lan được.

- Các loại giá thể khác như Dớn là thân và rễ cây dương xỉ cắt thành miếng vuông hoặc dài ghép lan lên sống rất tốt.

- Cách trồng: Mùa khô cần buộc xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng, mùa mưa thì khơng cần xơ dừa vì độ ẩm cao dễ bị thối gốc lan.

- Buộc ghép giò lan vào giá thể, gốc lan phải lộ ra ngồi khơng khí, rễ lan sẽ mọc ra và theo hố ẩm bám vào thân cây.

6.5.4 Trồng lan không cần chậu

- Áp dụng cho những cây lan Vanda và cây lan lai của Vanda và với trồng lan ở mơi trường ẩm độ khơng khí cao. Rễ các loại lan này có thể hút ẩm trong khơng khí nên chỉ cần buộc một sợi dây ở ngay giữa thân lan rồi treo lên giàn mà không cần chậu và chất trồng.

- Khi trồng lan khơng cần chậu với một diện tích nhỏ, có thể trồng mật độ lớn, khơng tốn kém vật tư vì khơng dùng chậu và chất trồng vì vậy khơng làm giàn bị nặng và cây ít bị bệnh. Nhưng với cách trồng này thì cây trơ trụi kém thẩm mỹ.

6.5.5 Trồng thành băng xơ dừa

Áp dụng khi khơng có chậu, qui mơ sản xuất lớn để cắt cành đem bán hoặc đem cắm.

71

- Dùng xơ dừa của những quả dừa đã già và khô rồi xé ra thành từng mảnh bằng bàn tay.

- Sau đó sắp xếp cách mảnh xơ dừa này sát nhau thành băng dài trên giá gỗ hoặc tre. Xếp xơ dừa, mặt lưng quay xuống, mặt lõm quay lên trên và giữ chặt chúng bằng hai nẹp tre ở 2 bên.

- Hoặc chọn cọc bằng tre có mũi nhọn cắm thẳng vào miếng xơ dừa. Mục đích của hình thức trồng này là tiết kiệm, giảm chi phí về vật tư, chi phí về chậu và đỡ nặng.

- Buộc cây lan vào cọc tre sao cho gốc lan sát với miếng xơ dừa.

- Chăm sóc: Tưới nước, phong lan sợ úng, vì vậy cần đục một lỗ nhỏ ở những miếng xơ dừa trước khi trồng để thốt nước. Bón phân theo hướng dẫn.

6.5.6 Trồng thành luống

- Chuẩn bị luống: Cầy luống cao 15-20cm, rộng 1m để tránh ngập úng, chiều dài luống tùy theo vườn nhưng khơng q 10m, nếu dài hơn khó chăm sóc.

- Làm đất: Cuốc lên thành cục càng to càng tốt để có nhiều lỗ hổng làm thơng thống cho bộ rễ lan. Với đất sét và đất cát thì khi làm đất trộn với trấu đổ trên mặt

dày 10-15cm

- Dùng cọc tre đóng thành khung chữ nhật rộng 1m xung quanh quanh luống để giữ cho trấu và cát không bị rửa trôi khi tưới nước và trời mưa. Buộc đứng các cây lan vào cọc tre, cành nọ cách cành kia 20cm, rồi lấy gạch, than củi xếp phủ lên mặt sao cho chạm đến gốc lan. Sau đó dùng xơ dừa đã ngâm trải lên trên để giữ ẩm và tạo độ xốp khi tưới nước không nén chặt.

Đối với phong lan khi mới trồng đều phải điều chỉnh độ ẩm và ánh sáng cho phù hợp.

6.5.7 Kỹ thuật chăm sóc bón phân 6.5.7.1 Điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ

Đối với lan con thì giống nào cũng phải che nắng, khi lan đã mọc rễ thì tùy giống mà điều chỉnh.

- Đối với Vanda lá hình trụ hoặc Renathera thì bỏ hẳn che nắng

- Các giống Dendrobium, Cattleya, lan bầu rượu thì che 30-50% ánh sáng tự nhiên. Cần chú ý các loại Dendrobium, Cattleya, thiếu ánh sáng sẽ không ra hoa.

72

- Những loại lan che 70% là các loại lan hài Paphiopecdium.

6.5.7.2 Tưới nước

Tùy loại lan nhưng không được để gốc lan quá ẩm, độ ẩm của vườn không đọng nước, khơng ẩm q vì khi đó lan dễ bị bệnh.

6.5.7.3 Bón phân

Cung cấp dinh dưỡng cho lan là một kỹ thuật khó, địi hỏi phải có kinh nghiệm. Lan hấp thụ dinh dưỡng qua sự cộng sinh với nấm ở rễ và qua phun vào lá.

- Nước ngâm xác động vật đến hết mùi hôi, pha với tỷ lệ 1/10 hay1/20 (1 nước phân với 10 hoặc 20 nước lã).

- Phân ngâm ủ: Có thể là phân của động vật hay đậu tương ngâm ủ hết mùi hơi. - Phân hóa học: Khi cây lan sinh trưởng tốt thì khơng cần bón phân hóa học. Khi cây sinh trưởng chậm thì có thể sử dụng các loại phân sau đây:

+ Đối với lan con: Bón N, P, K có tỷ lệ 3:1:1 pha nồng độ 1/500, cứ 5-10 ngày phun toàn bộ cây 1 lần.

+ Để kích thích ra rễ dùng phân có tỷ lệ N:P:K lá 1:2:1 pha nồng độ 1/300 và cứ 10-15 ngày phun vào toàn bộ cây 1 lần.

+ Để kích thích ra hoa, thì pha phân N, P, K theo tỷ lệ 1:1:2 pha nồng độ 1/300 cứ 10-15 ngày phun toàn bộ cây 1 lần.

+ Khi đã có hoa, muốn để hoa đẹp, bền thì pha phân N, P, K theo tỷ lệ 1:2:1 hoặc 1:1:2.

Ngoài ra thường dùng các chế phẩm dinh dưỡng như:

- Đối với lan con dùng Orchid 1 với liều lượng pha 5g/lít nước sau đó phun xịt ướt đẫm lá, cứ 5 ngày xịt 1 lần. Thời gian phun 8-10giờ sáng. Chế phẩm này có vitamin và axit amin nên có tác dụng kích thích cây sinh trưởng nhanh.

- Đối với lan lớn dùng chế phẩm Orchid 2.

- Đối với lan đã có hoa dùng chế phẩm Orchid 3 có tác dụng làm cho hoa lớn nhanh, bền.

6.5.8 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị

Khi lan bị sâu: Dùng các thuốc thông thường phun theo nồng độ hướng dẫn để diệt được các loài nhện trắng, sâu đo, giun đất,... Đối với rệp nâu phải lấy dao sắc cạo và thoa một lớp cồn 900 để tẩy rửa các trứng cịn sót lại, phải làm lại nhiều lần trong nhiều tháng mới hết.

73

Khi cây lan có những biểu hiện của sự nhiễm khuẩn, như đốt bỏ.

Khi bị vàng úa ở đầu lá, trở nên xốp, khơ héo, có khi bị đốm màu sậm và lan rộng đều khắp mặt lá.

Giả hành mọc càng ngày càng nhỏ lại, cuống lá xốp dễ gãy ngang, giả hành trở nên xốp như bị phỏng nặng rồi ung thối.

Mầm non đang lên bị ung thối màu đậm đen và chết. Định kỳ phòng bệnh vi khuẩn cho lan cách phun CuSO4 pha lỗng 1-2 tháng/1lần (5-10 g/lít nước) có thể dùng Captan họăc Zineb theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 73 - 80)