6.3.1 Giống
- Lay ơn phấn hồng: Cao và lùn
- Lay ơn đơn trắng, đơn tím, đơn vàng, đơn cá vàng và đơn đỏ - Lay ơn gạch và lay ơn san hô
- Các loại lay ơn mới.
6.3.2 Chuẩn bị đất
Tùy theo cách trồng mà người ta có thể lên luống hàng đơn hay hàng kép. Thơng thường để thuận tiện cho chăm sóc người ta thường trồng hàng đơn. Tùy thuộc kích thước củ, tuổi sinh lý củ (năm đầu hay năm thứ 2, 3) mà bố trí khoảng cách khác nhau. Sau đây là mật độ, khoảng cách phổ biến nhất:
- Chiều rộng luống 0,9-1,0m, rãnh luống đi lại chăm sóc rộng 0,45m
- Khoảng cách: Hàng cách hàng 25-30cm, cây cách cây 15-20cm. Với khoảng cách này mật độ trồng 17-27 củ/m2 (kể cả giống dự phòng 20-30 củ/m2)
- Rạch hàng: Dùng cuốc rạch hàng theo chiều ngang của luống theo các khoảng cách hàng như trên, độ sâu của rạch 10-15cm.
- Nếu trồng theo hàng kép chiều rộng luống thường 1,6m, rãnh luống 0,45m. Đánh rạch theo chiều dọc của luống, hai hàng đơn cách nhau 0,3m, hai hàng kép cách nhau 0,6m. Như vậy một luống rạch 4 hàng, cách này khó chăm sóc hơn.
6.3.3 Tưới nước
- Khi khô hạn cây sinh trưởng kém dẫn đến chất lượng hoa giảm, do đó phải thường xuyên giữ đất ẩm 70-75%. Thường thì cứ 1-2ngày tưới 1 lần.
- Sau trồng 7-10 ngày mầm hoa mọc khỏi mặt đất, thường 1củ giống cho một mầm nhưng cũng có củ cho 2-3 mầm. Sau trồng 20-25 ngày, loại bỏ bớt mầm, mỗi
củ chỉ để 1mầm. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, một tay tỉa mầm, không để long gốc cây.
6.3.4 - Lượng phân bón
+ Phân hữu cơ hoai mục (phân bắc, phân chuồng, phân gia súc, gia cầm, xác cá mắm,...đã được ủ hoai mục: 15-20 tấn/ha (1,5-2,0 kg/m2).
61
+ Phân vô cơ: 700-800kg urê + 500-700kg super lân + 100-200kg kali clorua/ha (0,07-0,08kg urê + 0,05-0,07kg super lân + 0,01-0.02kg kali clorua/m2):
+ Các loại phân vi lượng có chứa Cu, Co, Mg, Mn,.. và nước tiểu.
Lưu ý: Không được dùng phân hữu cơ tươi để bón kể cả bón lót và bón thúc
- Cách bón:
+ Bón lót: Tồn bộ phân hữu cơ hoai mục + 3/4 lượng lân + 1/10 lượng đạm urê + 1/10 lượng kali clorua. Bón lót trước trồng 7-10ngày, muộn nhất là trước trồng 3ngày. Rắc đều các loại phân trên mặt luống sau đó xới qua một lần rồi mới đánh rạch.
+ Bón thúc: 1/4 lượng lân cịn lại cho vào hố đựng nước tiểu ngâm. Sau khi cây được khoảng trên dưới 2lá bón thúc lần 1 và 15-20ngày bón thúc lần 2 khi cây được khoảng trên dưới 4lá, có thể hịa lỗng nước tiểu có ngâm lân để tưới. Bón thúc đợt 1: 1/10 lượng urê + 1/10 lượng KCl, hịa nước để tưới.
Bón thúc đợt 2: 2/10 lượng urê + 2/10 lượng KCl, hòa nước để tưới.
Sau đó: Cứ như vậy 10-12 ngày bón thúc một lần, bón hết lượng phân cịn lại. Ngồi ra muốn nâng cao năng suất và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ giống, cần thiết phải sử dụng phân vi lượng, có thể bón trực tiếp qua đất hoặc phun qua lá. Cây hoa lay ơn có lá mọc thẳng, trên bề mặt có lớp phấn sáp do vậy khi phun phân qua lá nên hịa thêm chất bám dính. Một số loại phân bón lá có hiệu quả như Komix loại chuyên phun cho hoa. Đặc biệt hai loại phân: Spray-N-Grow và Bills perfect fertilizer của Mỹ có hiệu quả rất tốt.
Các giống ngắn ngày lượng đạm thường dùng ít hơn (20-25kg/sào/vụ), các giống dài ngày (28-30 kg/sào/vụ).
6.3.5 Vun xới
Khi cây được 3 lá tiến hành vun đợt 1. Sau khi cây cao 0,4-0,5m tiến hành vun đợt 2, đợt vun này cần vun cao để chống đổ cho cây. Qua 2 lần vun lớp đất phủ trên
mặt luống cao 7-12cm. ở những nơi lộng gió hoặc các giống cao cần cắm cọc hay căng dây chống đổ cho cây.
62
Cây hoa lay ơn có nhiều sâu bệnh gây hại. Trong sản xuất cần phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: Biện pháp canh tác, biện pháp thủ cơng, cơ giới, biện pháp hóa học, đặc biệt cần chú ý đến các biện pháp sau:
- Biện pháp luân canh cây trồng, tốt nhất là luân canh với cây lúa nước - Khơng bón phân tươi, phân phải qua ngâm ủ hoai mục.
- Bón phân phải cân đối các chất NPK. Chú ý khơng bón thừa N
- Đất trồng lay ơn cần được cày bừa, phơi ải kỹ trước lúc trồng. Có thể xử lý đất bằng thuốc chống nấm trước khi trồng.
- Không dùng phương pháp tưới tràn cho hoa lay ơn.
Bệnh khô vằn (Rhyzoctonia sp. Gladioli)
- Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu chỉ là một chấm xanh tái. Sau đó vết bệnh lan dần và loang lổ như da hổ vằn. Bệnh thường phát triển từ phía gốc, sau lan dần lên phía ngọn, làm cho cây khơ héo.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Rhyzoctonia sp. Gladioli
- Phòng trừ: Chú trọng các biện pháp canh tác. Dùng thuốc Validacin 500 ND pha nồng độ 40-50ml thuốc cho 1bình 10lít. Lượng 2-3bình cho 1 sào (500m2)
Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium sp. F. gladioli)
- Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở phần thân giả nằm ở dưới mặt đất. Bệnh làm cho thân teo tóp hoặc làm cho củ thối nhũn cây khơng phát triển được hoặc dị dạng. Tại vết bệnh có phủ một lớp phấn màu hồng.
- Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporium sp. F. Gladioli.
- Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp canh tác. Xử lý đất trước khi trồng bằng Trichoderma rất tốt. Dùng thuốc hoa học: Alvil, Benlate C pha nồng độ 40- 50ml/1bình 10lít. Lượng phun 2-3 bình/sào.
Bệnh đốm nâu (Pleospora herbarum)
- Triệu chứng: Bệnh hại trên lá, vết bệnh thường là hình trịn hoặc hình ơvan. Xung quanh vết bệnh có viền nâu đậm. Khi gặp điều kiện ẩm ướt, bón nhiều N bệnh sẽ phát triển mạnh.
- Nguyên nhân: Do nấm Pleospora herbarum.
- Phòng trừ: Chú ý biện pháp canh tác.
63
- Các giống cũ thối hóa thường bị bệnh nặng, cần được phục tráng lại và cần có hệ thống sản xuất giống sạch bệnh cho sản xuất.
- Phòng trừ bệnh: Phun thuốc diệt trừ môi giới gây bệnh như rầy.
Sâu xám (Agrotis upsilon F)
- Sâu xám chỉ phá hại ở thời kỳ cây non (từ khi mầm vươn ra khỏi mặt đất đến giai đoạn đuôi cá). ở vụ xuân sâu thường nhiều hơn. Các ruộng cây trồng trước là cây màu, khi gặp thời tiết ấm, ẩm sâu xám sẽ phát triển mạnh hơn.
- Phịng trừ: Biện pháp thủ cơng bắt bằng tay (khoảng từ 18h, sâu xám bò lên cắn đứt ngang thân cây), luân canh với cây lúa (lúa mùa sớm, lúa mùa chính vụ - lay ơn). Dùng thuốc hóa học Ofatox 50 EC nồng độ 0,2%, phun 1-2 bình thuốc đã pha cho 1 sào, phun vào lúc 17-18h thì hiệu quả diệt trừ cao.
Sâu khoang ăn lá (Prodenia litura F)
- Sâu khoang hại suốt thời kỳ sinh trưởng của hoa lay ơn, sâu non ăn lá làm giảm chất lượng hoa, thậm chí làm cho bơng hoa khơng trổ thốt được.
Phịng trừ: Cân bón cân đối NPK, tránh lạm dụng quá nhiều phân đạm. Phát hiện sớm, phun sâu non khi còn ở tuổi 1-2. Dùng thuốc Ofatox 50 EC, Fastox 50EC nồng độ pha 0,2%, phun 1-2 bình thuốc đã pha cho 1 sào.
Rầy xanh chích hút nhựa cây (Amrasca biguttula)
Xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng, chích hút nhựa cây, làm cây vàng úa. Đồng thời rầy xanh còn là đối tượng trung gian truyền bệnh virus cho cây hoa layơn.
Phịng trừ: Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali.
Dùng thuốc hóa học: Bassa 50 EC, Trebon 50 ND pha ở nông độ 0,2%, phun 1-2 bình thuốc đã pha cho 1 sào.