Kỹ thuật trồng hoa huệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 70 - 73)

6.4.1 Giống

Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

64

Từ 100kg - 150kg, trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.

Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2 - 3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bơng, nếu trồng sâu thì chậm cho bơng nhưng cho bơng tốt hơn.

6.4.3 Tưới nước

Trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 2 tháng bắt đầu xây gù. Từ xây gù đến cắt bơng khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3 - 5 tháng.

Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngồi việc cung cấp nước cho cây huệ, nước cịn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Khơng tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng khơng tưới bằng bình tưới có vịi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.

Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ.

6.4.4 Bón Phân

+ Bón lót: 25 - 30kg DAP.

+ Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê. + Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau lần 1), 15kg urê, phun thêm phân KNO3. + Bón thúc lần 3: sau khi thu bơng bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

6.4.5 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị 6.4.5.1 Sâu hại

Sâu hại cây hoa huệ không nhiều. Các loại sâu ăn lá và chích hút như cào cào, bọ cánh cam, bọ trĩ, rệp… gây hại rải rác, loài tác hại phổ biến nhất là Nhện đỏ (Tetranychus sp.). Biện pháp phịng trừ: Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây, khi nhện gây hại,không để ruộng khô, phun thuốc đặc trị như Danitol, Nissorun, Ortus, Sirbon.

65

6.4.5.2 Bệnh hại

Bệnh hại trên lá cây hoa Huệ thường khơng đáng kể, cá biệt có bệnh cháy lá do nấm... Các bệnh phổ biến nhất là bệnh thối bẹ, thối gốc và héo xanh.

Bệnh thối bẹ

- Tác nhân: Nấm Rhizoctonia solani- Nhóm Nấm Bất thụ: Mycelia sterilia

- Triệu chứng, tác hại: trên bẹ lá xuất hiện những đốm tròn hoặc bầu dục màu xanh tái, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần, hình dạng thay đổi, màu nâu xám, xung quanh nâu đậm. Lá bị bệnh biến vàng và héo rũ, cây nhỏ, bơng nhỏ, ít hoa. Bệnh ít khi làm chết cây, chỉ giảm chất lượng chùm hoa.

- Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm phát triển dưới dạng sợi và hạch. Sợi nấm trắng hoặc vàng nhạt, thơ, các nhánh vng góc với nhau. Hạch do sợi nấm liên kết lại, màu vàng nhạt hoặc nâu, hình bầu dục dẹt, kích thước thay đổi từ 0,5 – 2,0 mm. Sợi nấm và hạch tồn tại trên cây bệnh và trong đất 1 – 2 năm. Bệnh phát triển nhiều khi khí hậu nóng, mưa nhiều, ẩm thấp, trồng mật độ dày, bón nhiều phân đạm.

- Biện pháp phịng trừ: Làm đất kỹ, đất chua cần bón vơi, trồng cây mật độ vừa phải, khơng bón nhiều phân đạm, loại bỏ lá già và lá bệnh, phun thuốc Anvil, Monceren, Validacin.

66

Bệnh thối gốc (Bệnh héo vàng)

- Tác nhân: Nấm Fusarium sp- Lớp Nấm Bất toàn : Deuteromycetes

- Triệu chứng, tác hại: Nấm xâm nhập vào gốc cây tạo thành những vết màu nâu. Nấm chủ yếu ăn sâu vào trong thân, phát triển phá hủy mạch dẫn, hạn chế vận chuyển nước, chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém,lá vàng, cuối cùng cây chết.Trong đất, nấm cũng phá hại bộ rễ làm cây suy yếu nhanh. Một số cây bị nhẹ có thể hồi phục nhưng ảnh hưởng chất lượng hoa.

- Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm hình thành 2 loại phân sinh bào tử. Phân sinh bào tử lớn không màu, dài và cong hình lưỡi liềm nhiều vách ngăn. Phân sinh bào tử nhỏ hình trứng, khơng màu, khơng hoặc có một vách ngăn. Bào tử tồn tại trong đất tới 1 – 2 năm. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều. - Biện pháp phòng trừ: Ruộng bị bệnh cần luân canh lúa nước, làm đất kỹ, đất chua cần bón vơi, bón đủ phân đạm và lân, dùng thuốc gốc Đồng hoặc pha hỗn hợp thuốc Đồng với Benomyl tưới xuống gốc hạn chế một phần sự phát triển của nấm.

Bệnh héo xanh (Vi khuẩn Pseudomonas sp.)

- Triệu chứng, tác hại: Cây đang sinh trưởng thì đột ngột héo rũ lá vẫn cịn xanh. Hiện tượng héo xảy ra khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục và chết. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy mạch dẫn bị nâu, ấn mạnh gần mặt cắt sẽ tiết dịch vi khuẩn màu trắng đục. Vi khuẩn trong đất xâm nhập rễ cây, phát triển lên phá hủy mạch dẫn, ngăn cản hấp thu và vận chuyển nước làm cây bị héo.

- Điều kiện phát sinh bệnh: Vi khuẩn hình gậy ngắn, 2 đầu trịn, 1 – 3 tiêm mao ở một đầu, gram âm, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30 – 35oC, chết ở 52oC trong 10 phút, pH thích hợp khoảng 6,6. Vi khuẩn tồn tại trong cây bệnh và trong đất trên 1 năm, là nguồn lan truyền gây bệnh cho cây vụ sau.

- Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, phơi ải và bón vơi, khơng để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây ngay sau mưa, tiêu hủy cây bệnh, luân canh với lúa nước, phun ngừa bệnh bằng thuốc kháng sinh: Kasugamycin, Streptomycin hoặc tưới gốc bằng thuốc gốc Đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 70 - 73)