CHƢƠNG I : ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
4. Xây dựng đạo đức trong kinh doanh
4.2. Xây dựng và truyền đạt/phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
Hành vi đạo đức có thể đƣợc khuyến khích thơng qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn này có thể mang những quy định về đạo đức hoặc các điều lệ trong chính sách áp dụng các hành vi đáng ngờ cụ thể nào đó. Một bản quy định về đạo đức cần phải cụ thể, đủ để có thể ngăn
37 chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm. Những quy định quá chung ở mức độ “không làm hại” hoặc “công bằng và trung thực” là không đủ. Doanh nghiệp cần phải đƣa ra đủ các phƣơng hƣớng cho các nhân viên để tránh các nguy cơ liên quan đến việc kinh doanh cụ thể của họ.
Các nhân viên có thể có các triết lý đạo đức khác nhau và đến từ những nền văn hóa và xuất thân khác nhau. Nếu khơng có các chính sách và các tiêu chuẩn chung họ có thể gặp khó khăn trong việc xác định hành vi nào là đƣợc chấp nhận trong doanh nghiệp. Các quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức một tổ chức mong đợi. Hệ thống này cho nhân viên biết những hành vi nào đƣợc chấp nhận hoặc là sai trái.
Nhiều doanh nghiệp đã hình thành những quy định nghiêm ngặt về đạo đức hay những chính sách liên quan đến đạo đức, cũng nhƣ các chiến lƣợc để thực hiện. Các quy định về đạo đức sẽ không thể giải quyết đƣợc tất cả các tình huống đạo đức khó xử nhƣng chúng cung cấp các luật và hƣớng dẫn cho các nhân viên làm theo. Những quy định này có thể giải quyết nhiều tình huống từ cách vận hành nội bộ đến bán hàng và giải trình tài chính.
Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh đƣợc những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một mơi trƣờng có đạo đức. Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và các quản lý, những ngƣời sẽ thực hiện bản quy định đó.
Cơng tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thƣớc, văn hóa, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý và nền tảng nhân viên. Điều quan trọng là chƣơng trình đạo đức phải phân biệt đƣợc đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức. Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý; sự ƣu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên. Các trƣởng phòng phải tham gia vào quá trình phát triển của một chƣơng trình đào tạo đạo đức.
38