Tác động kinh tế của hội nhập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở việt nam (Trang 33 - 38)

3. Hai thập kỷ hội nhập: Từ Đổi mới đến gia nhập WTO và tham gia các FTA

3.3. Tác động kinh tế của hội nhập ở Việt Nam

Trong phần này, chúng tơi sẽ rà sốt tóm tắt những nhân tố tác động kinh tế của hội nhập ở Việt Nam trong vòng hai thập kỷ gần đây. Những nghiên cứu về hội nhập dựa trên mơ hình cố gắng phát hiện và phân tích những tác động dài hạn đến thay đổi chính sách kinh tế đối với nền kinh tế như gia nhập WTO hoặc đàm phán FTA với châu Âu.

Có một vài thách thức với những nghiên cứu dựa trên mơ hình. Trước hết, phải xác định được chiều hướng thay đổi chính sách như giảm thuế hoặc dỡ bỏ các hàng rào trong thương mại dịch vụ. Thứ hai, cấu trúc mơ hình phải có khả năng phân tích những vấn đề chính sách quan tâm. Hầu hết các nghiên cứu dựa trên mơ hình đều gặp phải thách thức liên quan đến đánh giá tác động trong việc dỡ bỏ rào cản đối với thương mại dịch vụ và

18 Tổ chức Minh bạch quốc tế, Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2008, url:

34 hàm ý thay đổi đầu tư trực tiếp nước ngồi. Thứ ba, những phân tích này cố gắng đưa vào

những tác động tăng trưởng động và độ trễ trong thay đổi chính sách và q trình tăng trưởng kinh tế vốn khơng được đề cập đến trong hầu hết các nghiên cứu.

Đối với Việt Nam, kinh nghiệm quá khứ cho thấy một trường hợp điển hình thực tế về tác động của tự do hóa thương mại từ năm 1987 đến nay. Cuối thập kỷ 80 khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, Việt Nam là một nền kinh tế đóng. Đến 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế đã thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ được 2 thập kỷ. Tự do hóa thương mại chính là bằng chứng cho thay đổi hồn tồn chính sách và những kết quả đó được trình bày trong bảng sau về tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại hàng hóa và dịch vụ thế giới.

Bảng 3.8: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng thương mại hàng hóa thế giới 1987, 1997, 2007, 2008

Tổng thưong mại hàng hóa %

Nước báo cáo

Dòng Đối tác 1987 1997 2007 2008

Việt Nam Xuất khẩu Thế giới 0,03 0,16 0,35 0,39

Việt Nam Nhập khẩu Thế giới 0,10 0,20 0,43 0,49

Nguồn: Dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, http://stat.wto.org và tính tốn của tác giả

Bảng 3.9: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng thương mại dịch vụ 1987, 1997, 2007

Thương mại dịch vụ Đơn vị %

Nước báo cáo Dòng Chỉ số Đối tác 1987 1997 2007 Thế giới Nhập khẩu/Xuất khẩu Tổng số 100,00 100,00 100,00

Việt Nam Xuất khẩu Thương mại dịch vụ (không bao gồm dịch vụ chính phủ)

Thế giới 0,19 0,18

Việt Nam Nhập khẩu Thương mại dịch vụ

(khơng bao gồm dịch vụ chính phủ)

Thế giới 0,25 0,22

Nguồn: Dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, http://stat.wto.org và tính tốn của tác giả. Lưu ý: Năm 2008, Việt Nam khơng có số liệu

Mặc dù tỷ trọng của Việt nam trong thương mại thế giới còn nhỏ, nhưng đã nhanh chóng tăng gấp 10 lần từ 1987 đến 2007. Cho dù có những biến động dưới dạng chu kỳ do Khủng hoảng Tài chính châu Á, nhưng hoạt động kinh tế trong giai đoạn này vẫn phát triển và được chứng mính trong bảng sau.

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu kinh tế chính và xu hướng trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam

35

1990 1997 2006 2007 2008

GDP (tỷ US$) 9,6 26,8 61,0 71,2 90,7

GNI đầu người $ 130 340 700 790 890

GNI đầu người, PPP $ 630 2.530 2.700

Tổng tích tụ vốn/GDP 13,6 28,3 35,7 35,3

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP

6,0 43,1 73,5 75,7 81,1

Tổng tiết kiệm nội địa/GDP 4,8 20,2 32,4 27,4

Tổng tiết kiệm quốc gia/GDP .. 21,6 36,5 31,8 31,2

Chênh lệch cán cân vãng lai/GDP -1,6 -6,2 -0,3 -9,9 -10,2

Trả lãi/GDP 0,0 1,0 0,5 ..

Nợ nước ngoài/GDP 0,5 81,1 31,4 33,3 29,8

Nợ dịch vụ/xuất khẩu GNFS .. .. 4,2 3,8 3,4

Nguồn: Ngân hàng thế giới, Các chỉ số Phát triển thế giới và triển vọng kinh tế thế giới và IMF, Điều IV báo cáo về Việt Nam. Lưu ý, số liệu năm 2008 cần xem xét lại

Đáng lưu ý rằng tích tụ vốn của nền kinh tế Việt Nam những năm 90 là rất thấp. Nhưng sang đến thập kỷ từ 1997, đối lập với một số nền kinh tế ASEAN, tốc độ tích tụ vốn của Việt Nam tăng mạnh. Tuy vậy, số liệu về FDI trong bảng 3.12 dưới đây cho thấy trong thập kỷ gần đây, FDI là nguồn tích tụ vốn chính của Việt Nam, thậm chí ngay cả sau khi gia nhập WTO, FDI tăng mạnh vào năm 2007 và 2008.

Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng GDP thực, GDP đầu người và Xuất khẩu

1987-97 1997-07 2006 2007 2008

(Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm)

GDP 7,7 7,2 8,2 8,5 6,2

GDP đầu người 5,6 5,9 6,9 7,2 4,9

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 27,3 17,9 22,7 17,9 18,2

Nguồn: Ngân hàng thế giới, Các chỉ số Phát triển thế giới và triển vọng kinh tế thế giới,

www.worldbank.org.

Từ năm 1990 đến nay, GDP đã tăng trưởng mạnh và thu nhập đầu người đã tăng gấp 6 lần theo tỷ giá hiện hành. Nếu tính trên cơ sở ngang giá sức mua (PPP) thì thu nhập đầu người tăng trên 4 lần từ $630 lên $2700 năm 2008.

Điểm đáng lưu ý nhất là tăng trưởng tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế. Xuất khẩu tăng từ khoảng 6% đến khoảng 75% GDP. Đây chính là một bằng chứng thuyết phục cho thấy tự do hóa thương mại là động lực chính thúc đẩy q trình tăng trưởng kinh tế. Khi bắt đầu được khởi xướng, chính động lực này thúc đẩy q trình tích tụ vốn và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh nghiệm của Việt nam là bằng chứng cho thấy quá trình hội nhập đã thúc đẩy đổi mới, tăng năng suất và thúc đẩy phát triển kỹ năng và nguồn vốn con người để dẫn tới tăng trưởng cao hơn.

Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam – được tính bằng tỷ lệ phần trăm số người sống dưới US$ 1 một ngày – giảm từ khoảng 58% năm 1993 xuống 13,5% năm 2008. Do đó, khoảng 35 triệu người đã thốt nghèo. Hội nhập kinh tế của Việt Nam là động lực chính thúc đẩy quá trình này.

Tất nhiên quá trình tăng trưởng kinh tế rất phức tạp và phản ánh cả những lợi ích thu được từ hội nhập và từ gia tăng tích tụ vốn. Một số người bình luận lại cho rằng cần xem xét hội nhập thương mại và FDI như hai hiện tương riêng biệt. Theo quan điểm của chúng tôi, hội nhập thương mại và đầu tư trực tiếp có mối quan hệ chặt chẽ và củng cố, bổ sung cho nhau. Như minh họa trong bảng sau, vốn FDI vào nhiều gắn chặt với hội nhập và góp phần vào tích tụ vốn ở Việt Nam. Chúng tôi cũng khai thác mối quan hệ giữa hội nhập thương mại, FDI và tích tụ vốn chi tiết hơn trong chương 14 và trong phần phụ lục kỹ

36 thuật.

Bảng 3.12: FDI theo khu vực và nền kinh tế (triệu USD)

FDI vào(1) FDI ra(1)

Khu vực/ Nền kinh tế 1990 2000 2008 1990 2000 2008 Cambodia 38a 1580 4637 .. 193 308 Malaysia 10318 52747a 73262 753 15878a 67580 Singapore 30468 110570 326142a 7808 56755 189094a Thái Lan 8242 29915 104850a 418 2203 10857a Việt Nam 1650a 20596 48325a .. .. ..

Nguồn: Hội thảo của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Báo cáo Đầu tư thế giới 2009: Các tập đoàn xuyên quốc gia, Sản xuất nông nghiệp và Phát triển, Phụ lục Bảng B.2.

Rõ ràng là trong giai đoạn 2007 và 2008, luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Đây là giai đoạn bùng nổ FDI toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với FDI. Một vài nhân tố là lý do cho sự gia tăng này nhưng chính việc hồn tất gia nhập WTO là dấu hiệu tích cực cho FDI tăng mạnh.

Luồng vốn FDI vào cũng mang lại những lợi ích nhất định về mặt công nghệ và phát triển nguồn vốn con người. Trước hết, FDI thường mang lại công nghệ tiên tiến và tạo điều kiện cho tiếp cận vào mạng sản xuất tồn cầu. Thứ hai, cơng nghệ tiên tiến lan tỏa trong nền kinh tế thông qua mạng sản xuất và chuyển giao kỹ năng và công nghệ cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng sau đây so sánh luồng vốn FDI vào ở một số nền kinh tế ASEAN. Một điều thú vị là FDI đã góp phần đáng kể vào tích tụ vốn ở Việt Nam nếu so với mức tích tụ vốn những năm 90. Hơn nữa, Việt Nam cũng được lợi hơn Malaysia và Thái Lan do FDI tăng mạnh vào 2007 và 2008.

Thời gian FDI tăng mạnh cũng có những tác động về kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế Việt Nam. Trong chương tới, chúng tôi cũng thảo luận tác động của FDI đến kích thích kinh tế vĩ mơ và tăng trưởng đối với một nền kinh tế khan hiếm vốn như Việt Nam.

37

Bảng 3.13: Luồng vốn FDI so với Tổng tích tụ vốn cố định và nguồn vốn FDI so với Tổng sản phẩm trong nước, theo khu vực và nền kinh tế

(%)

Luồng vốn FDI so với tổng tích tụ vốn cố định Nguồn vốn FDI so với tổng sản phẩm trong nước

Khu vực/ Nền kinh tế 2006 2007 2008 1990 2000 2008 Cambodia Vào 34,3 51,9 37,9 2,2 43,1 41,5 Ra 0,9 0,3 1,1 .. 5,3 2,8 Malaysia Vào 18,6 20,6 18,4 23,4 56,2 33,0 Ra 18,7 27,2 32,1 1,7 16,9 30,4 Singapore Vào 90,2 78,7 43,8 82,6 119,3 179,3 Ra 43,3 61,0 17,2 21,2 61,2 103,9 Thái Lan Vào 16,2 17,1 13,5 9,7 24,4 38,4 Ra 1,7 2,8 3,8 0,5 1,8 4,0 Việt Nam Vào 12,0 25,5 24,1 25,5 66,1 53,8 Ra 0,4 0,6 0,3 .. .. ..

Nguồn: Hội thảo của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Báo cáo Đầu tư thế giới 2009: Các tập đoàn xuyên quốc gia, Sản xuất nông nghiệp và Phát triển, Phụ lục Bảng B.3.

38

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở việt nam (Trang 33 - 38)