16.1. Lợi ích kinh tế và các q trình hội nhập hiện
thời
Hầu hết các nhà quan sát về chính sách tại Việt Nam đều thống nhất rằng, trong gần 2 thập kỷ mở cửa hội nhập kinh tế đã đem lại những thắng lợi lớn lao cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho Việt Nam. Việc tự do hóa thương mại và đầu tư trong vịng 2 thập kỷ qua đã chuẩn bị cho việc hội nhập ASEAN, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và các quá trình đàm phán và thực thi cam kết khác ngoài ASEAN. Kết quả của việc gia nhập WTO hay thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA thể hiện qua hàng loạt các cam kết cũng như các hiệp định thương mại được ký kết.
Trong quá trình thực thi các cam kết, Việt Nam vẫn vấp phải những thách thức nhất định. Ví dụ như trong một vài lĩnh vực như phân phối và dịch vụ tài chính, Việt Nam đã thực thi rất chậm trong việc thực thi các cam kết trong khung khổ hiệp định về dịch vụ trong lộ trình gia nhập WTO. Việt Nam đã và đang cố gắng thực hiện nhưng q trình thực thi có vẻ còn chậm như vậy dường như là do trong q trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cịn nhiều điều đáng bàn.
Trong quá trình thực thi hiệp định thương mại tự do AFTA và các cam kết ngoài ASEAN khác. Sau khi thực thi các cam kết WTO, thuế suất trung bình MFN đối với Việt Nam giảm xuống còn khoảng khoảng 13 %. Tuy nhiên trong một số ngành, biểu thuế sau khi thực hiện cam kết WTO vẫn duy trì ở mức cao như ngành công nghiệp ô tô trở khách. Việt Nam đã loại bỏ một số biểu thuế của ngành công nghiệp ô tô ra khỏi hiệp định AFTA và các cam kết khác ngoài ASEAN nhưng Việt Nam đang chịu những áp lực rất lớn từ phía đối tác thương mại yêu cầu đưa lĩnh vực công nghiệp ô tô vào trong các hiệp định vùng. Việc đưa các lĩnh vực thương mại trong công nghiệp ô tô vào các cam kết trong vùng sẽ gây ra áp lực cạnh tranh lớn cho nghành công nghiệp lắp ráp hiện với giá cao và điều này sẽ dẫn tới khả năng chuyển hướng thương mại do thuế giảm và nhập khẩu sẽ chuyển sang nhập khẩu từ các đối tác trong vùng. Rõ ràng rằng thuế trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và việc tái cơ cấu lĩnh vực này là vấn đề chính trị cần xem xét kỹ.
Trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực hiện đang khơng cho phép đầu tư nước ngồi ngoại trừ những khoản đầu tư nhỏ khơng đáng kể vì hiện tại tỷ lệ phần vốn nước ngoài vẫn đang giới hạn ở mức 49%. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngồi có được BCCs đã nhận thấy rằng những cam kết trong hiệp định GATS đã chỉ rõ lộ trình “các nhà đầu tư nước ngồi sẽ có khả năng ký lại các cam kết hay chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác với các điều kiện khơng thiệt hại hơn các lợi ích mà họ đang có”. Việc đầu tư trong lĩnh vực viễn thơng và việc đưa các kỹ thuật tiên tiến sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
16.2. Đẩy mạnh việc củng cố chính sách và khung khổ
pháp luật
Có rất nhiều những chính sách và quy định chủ chốt mà Việt Nam cần phải điều chỉnh và tăng cường đẩy mạnh để hỗ trợ quá trình hội nhập. Các việc làm đó hồn tồn khơng bắt buộc qua các cam kết nhưng cải cách chính sách và minh bạch hóa trong khung khổ quy
định sẽ cải thiện triển vọng phát triển cho kinh tế Việt Nam và giảm thiểu hóa những rủi ro không mong đợi. Một trong những lĩnh vực quan trọng là chính sách kinh tế vĩ mơ và hệ thống giám sát tài chính. Việt Nam cần củng cố khả năng xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ. Cũng như các quốc gia khác, việc nâng cao giám sát thận trọng trong dịch vụ tài chính là điều rất đáng quan tâm. Tất cả các quốc gia đều đã có được những bài học đáng giá từ khủng hoảng tài chính và rõ ràng cần tập trung nhấn mạnh vào việc phân tích rủi ro vĩ mơ và rủi ro hệ thống, cũng như luật lệ của tài chính.
Việc điều chỉnh chính sách cũng cần được đẩy mạnh trong các lĩnh vực khác như viễn thông, việc minh bạch hơn cách điều chỉnh hợp lý sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh. Việc điều hành của chính phủ và mơi trường đầu tư cũng sẽ được cải thiện.
Việc chậm trễ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường vốn và các dấu hiệu tích cực tới nguồn lực trong hoạt động kinh tế. Một vài cải tổ trong các doanh nghiệp nhà nước và chính sách cạnh tranh sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế bền vững hơn.
16.3. Hội nhập ngày càng sâu rộng
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương đã đề cập đến một vài vấn đề trong việc hội nhập kinh tế sâu rộng và nâng cao môi trường kinh doanh trong một bài viết gần đây.79
Và có 2 chủ đề liên quan như sau:
Việt Nam có thứ hạng thấp hơn so với các đối tác trong vùng ở ASEAN nếu xét theo chỉ số về dịch vụ hậu cần (Logistics Performance Index (LPI)). Thuận lợi hóa thương mại có vai trò chủ đạo trong trong việc hội nhập vào chuỗi cung ứng vùng cũng như toàn cầu. Việc tham gia vào sáng kiến “ một điểm dừng” trong ASEAN sẽ rất có ích cho Việt Nam nhưng Việt Nam cũng cần có những cải cách triệt để trong hệ thống thương mại qua biên giới.
Chính sách về cải tổ và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt trong thời gian qua tuy nhiên việc thực thi là hết sức cần thiết. Những quyền hạn đặc biệt của các doanh nghiệp nhà nước đã làm phức tạp hóa sự quản lý các chính sách kinh tế vĩ mơ và việc giám sát tài chính ở Việt Nam. Cải tổ trong việc điều hành chính phủ, gia tăng sự minh bạch và các thay đổi về thị trường sẽ củng cố những lĩnh vực chịu sự quản lý của doanh nghiệp nhà nước và từ đó cải thiện tình hình kinh tế chung.
Tự do hóa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư sẽ đóng vai trị chủ chốt trong việc hỗ trợ quá trình hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu và cải thiện mơi trường cho sáng tạo và phổ biến công nghệ kỹ thuật.
16.4. Những gợi ý chính sách cho việc phát triển và
tăng trưởng kinh tế
Để đạt được sự tăng trưởng cao và bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ địi hỏi q trình hội nhập sâu rộng hơn nữa. Chắc chắn việc tổng hợp và thực hiện tốt các lộ trình hội nhập hiện tại là rất cần thiết. Việc cải cách chính sách và khung khổ pháp luật sẽ tăng hiệu quả cho phát triển kinh tế.
79
CIEM Working Paper No.13 - 2008: VIETNAM ENTEPRISES- DEVELOPMENT AND INTEGRATION - Some issues after VietNam accessing WTO
Trong vòng hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể về phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế có thể được diễn giải là: việc tự do hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã làm cho lao động từ lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp chuyển sang các nghành nông nghiệp với giá trị cao hơn và chuyển sang lĩnh vực sản xuất gia công. Nâng cao chất năng suất tăng trưởng và chuyển dịch lên chuỗi giá trị cao hơn sẽ là những thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới.
Nâng cao chất lượng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật và hội nhập chặt chẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là mấu chốt cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng. Hội nhập sâu hơn nữa sẽ đóng vai trị sống cịn đến việc thực hiện chiến lược tăng trưởng cao của Việt Nam.
Ủy Ban về tăng trưởng đã chỉ rõ Việt Nam có thể sẽ trở thành nước tăng trưởng cao trong tương lai nhưng để đạt được điều đó, Việt Nam sẽ phải chấp nhận các gợi ý chính sách của Ủy Ban về việc mở cửa hơn nữa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư cũng như việc khuyến khích cạnh tranh và sáng tạo.
Trong khi Việt Nam có được những triển vọng tốt trong tương lai, Việt Nam cũng có một con đường duy nhất để đạt được tăng trưởng cao hơn. Độ tuổi từ 12-25 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân số và xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì cho các năm tới. Với lực lượng đông đảo này cùng với lực lượng ở độ tuổi nhỏ hơn kế tiếp sẽ cung cấp những bằng chứng về sự tăng trưởng cao và năng động cho lực lượng lao động và tỷ lệ phụ thuộc thấp. Việc đồng thời tăng cường đầu tư kỹ năng cho đội ngũ lao động trẻ và định hướng cho họ những ngành công nghiệp nào, hoạt động nào và kỹ năng nào sẽ phù hợp cho công việc tương lai của họ sẽ là những quyết định chính sách quan trọng của các nhà hoạch định chính sách cho Việt Nam, điều đó sẽ giúp choViệt Nam đạt được những triển vọng tốt về kinh tế - xã hội cho những thập kỷ tiếp theo.