Phương pháp tiếp cận chung

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở việt nam (Trang 38 - 39)

3. Hai thập kỷ hội nhập: Từ Đổi mới đến gia nhập WTO và tham gia các FTA

3.4. Phương pháp tiếp cận chung

Phần này sẽ trình bày tóm tắt phương pháp luận của báo cáo. Những phụ lục về kỹ thuật trong phần 17 sẽ xem xét sâu hơn một số vấn đề nhất định. Chúng tôi cũng đưa ra những hàm ý cho nền kinh tế Việt Nam đối với rào cản về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và động lực hội nhập. Một điểm chính của phương pháp tiếp cận này là phân tích những vấn đề cụ thể trong từng ngành cụ thể. Một điểm đáng quan tâm khác là xem xét quá trình hội nhập trên khía cạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ và đầu tư và xem xét tác động động và cả tác động tĩnh đến tăng trưởng.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi đánh giá q trình hội nhập ở Việt Nam và xem xét các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ và đầu tư còn lại sau khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Chúng tơi cũng phân tích chi tiết tổn phí tĩnh đối với cơ cấu thuế quan sau khi gia nhập WTO và xem xét các rào cản về thuế và phi thuế đối với hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong từng ngành cụ thể.

Thương mại hàng hóa

Phân tích tĩnh đối với thương mại hàng hóa được thực hiện song song với cách tiếp cận cân bằng từng phần trong nghiên cứu của IMF về Việt Nam với những phân tích chi tiết hơn về rào cản thương mại trong một số lĩnh vực. Nghiên cứu của IMF phân tích hàm ý đối với giảm thuế MFN theo WTO nhưng chúng tôi tập trung vào hội nhập sâu rộng hơn cả những cam kết WTO. Đặc biệt, chúng tôi xem xét chi tiết những ngoại lệ về thuế trong AFTA của ASEAN và trong các FTA ASEAN cộng để phân tích phí tổn về mặt thuế quan sau khi gia nhập WTO và để phân tích tầm quan trọng của mở rộng thương mại và chuyển hướng thương mại trong những ngành được bảo hộ nhiều nhất trong nền kinh tế, đáng chú ý là ngành ô tô và phương tiện vận chuyển hành khách. Phần phân tích này rất đáng chú ý bởi sự phân tán rào cản thương mại với rào cản thương mại tương đối cao chính là tổn phí cho chuyển hướng thương mại tiềm năng trong nền kinh tế. Phân tích này cũng quan trọng bởi ít có những phân tích về ngoại lệ tự do hóa trong nội vùng ASEAN và ASEAN cộng. Chúng tôi cũng xem xét những tác động của các biện pháp phi thuế quan còn lại đối với một số ngành và chi phí phát sinh do thiếu những hỗ trợ về thương mại.

Chúng tơi xem xét lợi ích tiềm tàng của mở rộng thương mại và phí tổn tiềm tàng của chuyển hướng thương mại trong hội nhập ASEAN và thực thi các FTA ASEAN cộng.19

Nói chung các FTA thường có xu hướng mở rộng thương mại. Vấn đề chính ở đây là những ngành được bảo hộ cao như ô tô đã không được đưa vào các FTA ASEAN và ASEAN cộng, nhưng Việt Nam đang phải chịu áp lực đưa những ngành này vào. Nếu Việt Nam đưa những ngành được bảo cao này vào một số FTA và Việt Nam vẫn duy trì rào cản MFN cao trong những ngành này thì sẽ bị mất mát đáng kể từ chuyển hường thương mại. Hội nhập ASEAN và ASEAN cộng cũng tạo ra nhiều thách thức và mang lại nhiều cơ hội để hội nhập vào mạng sản suất khu vực.

Phần phụ lục kỹ thuật trình bày chi tiết hơn, nhưng chúng tơi sử dụng Phần mềm Giải pháp Tích hợp Thương mại Thế giới và mơ hình do Ngân hàng Thế giới và UNCTAD xây dựng. Chúng tôi cũng dùng cơ sở dữ liệu của UNCTAD, (TRAINS), COMTRADE, và WTO và nhiều nguồn số liệu khác cảu Trung tâm Thương mại Quốc tế, MACMAP, và TRADEMAP. Chúng tôi cũng sử dụng lộ trình thuế với các vịng thuế khác nhau trong ASEAN và FTA ASEAN cộng. Ví dụ, cơ sở dữ liệu thuế quan bao gồm cả những thông tin về ưu đãi thuế đối với Trung Quốc từ 2007 và với Hàn Quốc vào 2008, nhưng lộ trình thuế trong FTA với Nhật Bản, Úc và New Zealand lại phải được phân tích sau dựa trên lộ trình đã thống nhất.

Sử dụng mơ hình WITS, chúng tơi phân tích thuế quan của Việt Nam theo HS chi tiết ở 6 chữ số. Ở

19 Mở rộng thương mại và chuyển hướng thương mại là những thuật ngữ trong lý thuyết hải quan. Chúng tôi xem xét những vấn đề này trên quan điểm Việt Nam

39 mức chi tiết này, Việt Nam có khoảng 10.400 dịng thuế. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng phân tích ưu

đãi thuế quan trong AFTA/ATIGA trong ASEAN và FTA trong ASEAN cộng đối với các đối tác thương mại theo dòng thương mại song phương năm 2001. Như đã lưu ý ở phần trên, các mơ phỏng chỉ có thể được điều chỉnh để tính đến lộ trình thuế thực hiện trong khuôn khổ FTA ASEAN cộng. Theo quan điểm của Việt Nam, mỗi FTA của ASEAN cộng mang lại những tiềm năng thuận lợi dưới hình thức mở rộng thương mại và gây ra những bất lợi dưới hình thức chuyến hướng thương mại từ nước cung cấp thứ ba với chi phí thấp hơn. Kết luận thành cơng của đám phá Doha và rào cản thương mại MFN thấp hơn thông qua đơn phương giảm thuế sẽ giảm tiềm năng chuyến hướng thương mại. Tương tự như vậy, mở rộng các FTA khác như với EU và Ấn Độ cũng sẽ giúp giảm chuyến hướng thương mại và tăng tiềm năng lợi ích về thương mại và kinh tế cho Việt Nam.

Thương mại dịch vụ

Những nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, và các tổ chức quốc tế và viện nghiên cứu khác phát hiện ra rằng những nền kinh tế với cấu trúc thương mại tương đối mở, tự do hóa thương mại hàng hóa sâu hơn sẽ mang lại những lợi ích tổng thể và định hướng lại sản xuất theo hướng những ngành có lợi thế cạnh tranh. Nhiều nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng có thể thu được nhiều lợi ích hơn thơng qua tự do hóa các rào cản đối với dịch vụ và đầu tư. Giảm các rào cản đối với thương mại dịch vụ theo cách cho phép cạnh tranh nhiều hơn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mang lại những phúc lợi lớn hơn, nhất là trong những ngành dịch vụ “hạ tầng” chính như dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thơng. Tự do hóa dịch vụ địi hỏi phải giảm nhiều chi phí điều chỉnh hơn, tính theo dịch chuyển nhân cơng theo ngành, so với tự do hóa thương mại hàng hóa, nhưng có thể dẫn đến cải thiện bền vững tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, tự do hóa dịch vụ sẽ làm tăng thêm hoạt động kinh tế trong tất cả các ngành và tăng lợi nhuận thực tính cả trên lao động và vốn. Lợi ích chung của tự do hóa dịch vụ lên đến hơn 5% tiêu dùng ban đầu. Phần lớn những lợi ích này là từ mở rộng thị trường cho các dịch vụ tài chính, kinh doanh và bưu chính viễn thơng. Do đây là những đầu vào chính cho tất cả các ngành trong nền kinh tế, nên giảm chi phí do tự do hóa sẽ làm giảm chi phí và là động lực chính cho tính năng động và tăng trưởng chung. Kết quả này chỉ rõ tầm quan trọng của bãi bỏ các quy định về dịch vụ cho phát triển kinh tế.

Đê phân tích tác động kinh tế tiềm năng của gỡ bỏ các rào cản đối với dịch vụ và đầu tư, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận chuẩn dựa trên các nghiên cứu so sánh với các nước khác và phân tích kinh tế lượng các ngành và số liệu theo chuỗi thời gian về kinh nghiệm của các nước khác. Phương pháp phân tích và ước lượng được trình bày trong Phụ lục 17.

Đầu tư

Rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và phân biệt đối xử với đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực lựa chọn là trọng tâm chính của nghiên cứu này. Chúng tơi phân tích kinh tế vĩ mơ các tác động cảu FDI đến tích tụ vốn ở Việt Nam dựa trên ước lượng theo ngành và chuỗi thời gian. Phương pháp ước lượng và kết quả kinh tế lượng được trình bày trong Phụ lục 17.3

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở việt nam (Trang 38 - 39)