8. Dược phẩm
8.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành
Xu hướng thị trường:
Thị trường Việt Nam bộc lộ những thách thức lớn cho các công ty dược nước ngoài, những bất lợi này bao gồm giá cả thất thường, quy trình quản lý giá khơng thống nhất, lượng thuốc giả lớn và mạng lưới phân phối rải rác. Thị trường dược phẩm vẫn còn ở giai đoạn đầu phát triển và chi tiêu theo đầu người mới chỉ là 12 USD, và thấp nhất trong khu vực. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới y tế trên toàn quốc. Tư nhân hóa một phần thị trường đang là xu hướng phát triển và được Chính phủ chấp thuận, cho dù khơng tích cực khuyến khích. Hệ thống pháp luật của quốc gia còn yếu kém, và đại đa số người dân vẫn chưa đủ khả năng để tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản nhất. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng vẫn khá, ước tính 10-12% một năm, và chi tiêu trong năm 2007 ước tính ở mức 1,13 tỷ USD billion (so với 882 triệu USD năm 2006). Chi tiêu trong năm 2008 được dự báo ở mức 1,3 tỷ USD34 . So với các nước giàu trong khu vực Đông Nam Á, con số này là thấp, và được giải thích là do thu nhập đầu người thấp35. Với kinh tế tiếp tục tăng trưởng và mức thu nhập ngày càng cao, con số này có thể thay đổi, và các chuyên gia trong ngành dự báo rằng thị trường dược phẩm Việt Nam có thể tăng hơn 10% một năm từ nay đến 36 và sẽ đạt mức 2,25-2,4 tỷ USD vào năm 2015 và 3,5 tỷ USD vào 2020.
Hình thức bệnh tật ở Việt Nam cũng tương tự như hình thức bệnh tật ở các nước cơng nghiệp hóa. Thuốc theo đơn chi phối thị trường, phần lớn là do bản chất chưa phát triển của mạng lưới chăm sóc cơ sở. Thị trường thuốc theo đơn cũng được tiếp thêm nhiên liệu từ xu hướng tư nhân hóa và tư cải thiện IP và mơi trường chính sách. Do những thách thức trong tài trợ cho lĩnh vực y tế nên ngành dược phẩm tập trung vào sử dụng những loại thuốc khơng địi hỏi phải bảo vệ, đồng thời với những áp lực giảm thiểu sử dụng những loại dược phẩm không được ủy quyền.
Cấu trúc ngành:
Việt Nam có khoảng 200 nhà máy sản xuất, năng lực sản xuất (ước tính 560 triệu USD trong năm 2007) chỉ cung cấp cho một nửa nhu cầu thị trường trong nước. Giá ngun liệu thơ nhập khẩu tăng địi hỏi Chính phủ phải trợ cấp để tránh thâm hụt và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy vậy, tác động của lạm phát tăng cao cũng là một quan tâm chính sách của Chính phủ. Các sản phẩm nhập khẩu thường là những loại thuốc chất lượng thành phẩm cao, những chất chống vi khuẩn hay thuốc cổ truyền của Trung Quốc.
Do tiềm năng hấp dẫn của thị trường, số cơng ty dược phẩm nước ngồi hoạt động ở Việt Nam ngày càng tăng. Tổng cộng có khoảng 800 công ty dược (con số này gồm cả các công ty nhập khẩu, phân phối và sản xuất) hiện đang hoạt động, 370 trong số đó là cơng ty nước ngoài. Hầu hết đều là các doanh nghiệp nhỏ và từ châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc).
Chính sách trong lĩnh vực y tế có xu hướng thiên về tự bền vững, với mục tiêu đặt ra là giảm sự phụ thuộc vào các công ty sản xuất thuốc nước ngoài, và mục tiêu tự bền vững đặt ra là 70% vào năm
34 Báo Vietnam News, 1 tháng 7 năm 2008.
35 Chẳng hạn, thị trường dược phẩm Thái Lan, với dân số khoảng 65 triệu, ước đạt được 2,16 tỷ USD trong năm in 2007, và được dự báo tăng lên 2,62 tỷ năm 2012 (Giám sát Kinh doanh Quốc tế), tăng tương ứng là 4% một năm.
63 2015 và 80% vào 2020. Việc hạn chế bán buôn và bán lẻ đối với các cơng ty dược nước ngồi ở
Việt Nam luôn song hành với những nỗ lực nâng cao hợp tác của các cơng ty nước ngồi với các công ty dược trong nước trong qua nhượng quyền hay chuyển giao cơng nghệ. Một số ít các loại thuốc tiên tiến được bán ở Việt Nam vẫn chứng tỏ cơ hội dành cho các cơng ty nước ngồi, nhưng mặt khác, quy định của Việt Nam liên quan đến đăng ký và thử nghiệm loại thuốc mới không hoàn toàn tuân thủ theo các quy định quốc tế và cản trở đầu tư. Việc Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết về pháp lý đi kèm sẽ trợ giúp để phát triển thị trường có trật tự hơn.