Quá trình hình thành và phát triển của Khu Công nghệ cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm đào tạo trực thuộc ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo trực thuộc

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu Công nghệ cao

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo trực thuộc thuộc Ban quản lý khu Công nghệ cao TPHCM thuộc thuộc Ban quản lý khu Công nghệ cao TPHCM

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu Công nghệ cao TPHCM nghệ cao TPHCM

Được thành lập vào ngày 24/10/2002 và tọa lạc tại quận 9, TP HCM,

Khu công nghệ cao TP HCM (KCNC) là một trong 3 khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập. Tổng diện tích của KCNC là 913 ha, bao gồm 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: 300 ha; Giai đoạn 2: 613 ha). Với vị thế chiến

lược, cách trung tâm thành phố 15 km, nằm giữa 43 khu công nghiệp, khu chế

xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sát Ðại học Quốc gia TP HCM, KCNC có lợi thế phát triển để trở thành “một thành phố khoa học công nghệ”,

là trái tim và đầu tàu khoa học công nghệ của TP HCM và cả nước.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, KCNC là một trong năm chương trình, cơng trình mang tính địn bẩy của TP. TP đã huy động sức mạnh của các

ngành chức năng để triển khai nhanh dự án và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, sau 8 năm hình thành và phát triển (2002 - 2010), KCNC đã trở thành một điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam, với sự hiện diện của các Tập đoàn CNC tên tuổi lớn trên thế giới như Intel (Mỹ), Nidec (Nhật Bản), Datalogic Scanning (Mỹ), Sonion (Đan Mạch) và các công ty công nghệ cao hàng đầu của Việt Nam như FPT, Vinagame, CMC,… Tính

đến tháng 11/2010, KCNC có có tổng số 44 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 1,847 tỷ đơ la Mỹ, trong đó có 8 dự án về R&D và Đào tạo. Tổng giá trị

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Oanh

xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 329 triệu USD, giá trị xuất khẩu lũy kế đạt 800 triệu USD, thu hút trên 11.000 lao động. Với thành tích xuất sắc trong hoàn thành tiến độ giai đoạn 1 và triển khai xây dựng giai đoạn 2, Ban quản lý KCNC đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước và Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố trao tặng vào dịp 30-4 vừa qua. Dấu ấn phát triển của KCNC được thể hiện qua các cột mốc

dưới đây:

Trong giai đoạn (2011-2015) và đến năm 2020, Khu Công nghệ cao TP

sẽ là: (1) một Khu công nghiệp CNC đóng góp đáng kể về giá trị sản xuất sản phẩm CNC cho GDP TP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP theo

hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp CNC, dịch vụ CNC; (2) là một Trung

tâm nghiên cứu-triển khai (R&D), ươm tạo CNC, doanh nghiệp CNC với sự liên kết tham gia của các Viện, Trường Đại học trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển giao, phát minh, sáng tạo cho doanh nghiệp để sản xuất, thương mại hóa; góp phần giải quyết những vấn đề “nóng” của xã hội... Chủ trương nâng dần hàm lượng khoa học-công nghệ trong sản phẩm được thực tiễn hóa

ở khu CNC rõ nét và đáng kể với các sản phẩm CNC như chipset (Intel),

module cảm biến kỹ thuật số (DGS), máy in (Jabil), thiết bị đọc mã vạch (Datalogic), thẻ thông minh các loại (MK, VTC), dược phẩm, thuốc chữa bệnh (Nanogen), động cơ bước cho đầu đọc DVD, máy ảnh kỹ thuật số (Nidec Sankyo), dịch vụ bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn (GES)…

Ngoài khu sản xuất sản phẩm CNC, KCNC còn được quy hoạch phát

triển khu nghiên cứu - triển khai (R&D), ươm tạo và đào tạo. Hiện đã triển khai hoạt động của ba đơn vị trực thuộc: Trung tâm R&D, Trung tâm Đào tạo

và Vườn ươm doanh nghiệp CNC. Thời gian qua, ngoài một số công ty đã đầu tư cho hoạt động R&D, hoạt động của các đơn vị trực thuộc nêu trên đã

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm đào tạo trực thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

tưởng cơng nghệ carbon nano tube và pin nhiên liệu; thực hiện hợp đồng (với DN)

chuyển giao công nghệ than nano lỏng, mực in laser; ứng dụng công nghệ nano từ trong bộ kit chẩn đoán bệnh; nghiên cứu chế tạo chip sinh học, chip cảm biến áp suất, chip laser phát sáng UV; sản xuất đ n LED công suất cao. Trung tâm Đào tạo cũng đã kết hợp với các trường góp phần đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp CNC với hơn 250 khóa và 3.000 học viên tham dự; cùng ĐH Quốc gia TP.HCM xây dựng đề án thành lập khoa CNC; cấp chứng nhận đầu tư cho ba dự án đào tạo nguồn nhân lực CNC.

Ban quản lý KCNC dành 93,2 ha xây dựng Khu Không gian khoa học (KGKH) phục vụ nghiên cứu - phát triển, đàp tạo và vườn ươm (Khu sản xuất là 196,46ha), là trái tim của KCNC. “Xây dựng Khu KGKH là để tự đi

trên đơi chân mình, phát huy năng lực nội sinh của đất nước. Từ đây, chúng ta sẽ xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ, khả năng làm chủ công nghệ, tư duy sáng tạo, làm nền tảng cho sự phát triển KCNC của đất nước”, ơng Lê Hồi Quốc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Tp.HCM, Phó Trưởng ban quản lý KCNC chia sẻ. Hiện đã có 02 dự án R&D

của Việt Nam trong Khu KGKH gồm Dự án trung tâm sản xuất phần mềm và Dịch vụ gia tăng trên nền mạng IP (Vinagame), Trung tâm nghiên cứu và phát

triển Công nghệ thông tin & Viễn thông (TMA Solutions).  Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu

 Tầm nhìn:

“Đến năm 2015, Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành một đô thị khoa

học cơng nghệ có vai trị thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng kinh tế, công nghệ tri thức của Thành phố Hồ Chí Minh và Khu vực Kinh Tế Động Lực Phía Nam, thực hiện một mơ hình sáng tạo cơng nghệ, phát triển vốn tri thức và nền kinh tế sáng tạo ở Việt Nam”

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Oanh

Tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi về tài chính và cơng nghệ

để thu hút đầu tư nước ngoài về công nghệ cao.

Cho phép Việt Nam "đi tắt đón đầu" vào các ngành cơng nghệ cao chiến lược.

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ hỗ trợ công nghệ cao

tại Việt Nam.

Tạo thuận lợi cho q trình chuyển giao cơng nghệ tới các ngành công nghiệp trọng điểm và các công ty trong nước.

Thực hiện thương mại hố cơng nghệ và khoa học.

Tăng tốc và duy trì sự phát triển kinh tế của TP HCM và Vùng

Kinh Tế Phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.  Mục tiêu:

Xây dựng Khu CNC trở thành một trung tâm phát triển, nghiên cứu và chế tạo CNC hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng thực hiện và hỗ trợ các lĩnh vực công nghệ cao.

Thu hút các công ty đa quốc gia lớn nắm các công nghệ then chốt

và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ

cho các công ty trong nước.

Tạo một môi trường an ninh, hỗ trợ và hợp tác giữa Khu CNC,

Vườn ươm, các công ty công nghệ tăng trưởng cao và mới khởi sự.

Tạo dựng một mơ hình phát triển hịa hợp giữa các tập đồn đa quốc gia và các công ty trong nước.

Nuôi dưỡng sự hợp tác giữa Khu CNC, các bên thuê đất và các trường đại học, viện nghiên cứu (Đại Học Quốc Gia, các đại học khác và các

tổ chức đào tạo, ...).

Tạo thuận lợi cho sự giao lưu và hợp tác công nghệ giữa trung tâm R&D của SHTP và các tổ chức nghiên cứu, các viện nghiên cứu của TW, các

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm đào tạo trực thuộc Ban quản lý Khu Cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Tạo đòn bẩy cho mối quan hệ với các chuyên gia Việt Kiều, viên chức điều hành và các nhà đầu tư để thúc đẩy các hoạt động tiếp thị, xúc tiến,

đầu tư và phát triển kỹ thuật.

Tạo địn bẩy cơng nghệ và thúc đẩy sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thúc đẩy sự phát triển của Trung Tâm Huấn Luyện Chuyên Gia và

Kỹ Thuật Viên

Phát huy tối đa sự phối hợp giữa hoạt động của Khu CNC với chính sách cơng nghệ cao quốc gia.

Phát huy tối đa quan hệ hỗ tương giữa các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ và các cơng ty bổ trợ.

Giảm thiểu chi phí phát triển hạ tầng ban đầu và tạo động lực cho sự thành công.

Cơ cấu tổ chức Tổ chức- điều hành:

Ban quản lý KCNC TPHCM có văn phịng và các phòng ban chuyên mơn, có bộ phận chuyên trách quản lý các dự án đầu tư, có Cơng ty Phát triển

KCNC là đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ cần thiết về đời sống, sinh hoạt.

Các đơn vị sự nghiệp đặc thù như Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai

(R&D) và Trung tâm Đào tạo nhân lực công nghệ cao là những tổ chức hoạt

động chuyên ngành nhằm chủ động tạo ra năng lực nội sinh về khoa học công

nghệ, trước mắt để tiếp thu và chuyển giao công nghệ, sau đó tự sáng tạo công nghệ mới.

Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao là cơ sở ươm tạo công nghệ mới và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao để đưa ra thị trường.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Oanh

Các dự án đầu tư vào KCNC TPHCM sẽ được thẩm định bởi một Hội đồng khoa học bao gồm nhiều giáo sư tiến sĩ, nhà khoa học được mời.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo trực thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm đào tạo trực thuộc ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)