2.2.3 .3Chỉ tiêu doanh thu trên 1đồng vốn kinh doanh
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm đào tạo
3.2.3 Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
TP HCM
3.2.3.1 Phát huy thế mạnh
Thông qua việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Trung tâm bằng mơ hình
SWOT, tác giả đã đưa ra được 6 điểm mạnh5 mà Trung tâm đang có. Dựa vào
những điểm mạnh này, tác giả sẽ đưa ra 1 số gải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm đào tạo trực thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM.
Thứ nhất: phát huy lợi thế về nguồn vốn, thương hiệu, quảng cáo hiệu quả và đội ngũ giảng viên uy tín, trung tâm có thể mở các lớp đào tạo chuyên
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Oanh
sâu, chất lượng cao (với mức học phí cao nhưng có kiến thức chuyên sâu hơn, áp dụng kỹ thuật và phòng học hiện đại). Hay tổ chức nhiều hơn nữa những hội thảo chuyên đề về Tiếng Anh, Kỹ thuật,… Đặc biệt là hội thảo về vấn đề việc làm.
Thứ hai: Trung tâm có các chương trình đào tạo đa dạng, nhiều chủng loại và có lợi thế cạnh tranh, Trung tâm có thể thực hiện các chương trình giảm giá, trao học bổng nhiều hơn để thu hút học viên là sinh viên, học sinh tham gia. Hoặc thực hiện chương trình đào tạo tại chỗ, tại địa điểm như các trường đại
học, trường THPT, …
3.2.3.2 Khắc phục điểm yếu
Trong phần điểm yếu ở tiểu mục 2.2.2.2, tác giả đã đưa ra 3 điểm yếu mà
Trung tâm cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đó là những điểm yếu sau: số lượng các chương trình khuyến mãi cịn hạn chế, dịch vụ
chăm sóc khách hàng còn yếu, hoạt động Marketing chưa hiệu quả. Vì vậy,
muốn khắc phục những điểm yếu này, theo tôi, Trung tâm cần phải có những
thay đổi ở cơng tác chăm sóc khách hàng, ví dụ như:
Tặng q tri ân cho khách hàng sau khi kết thúc khóa học
Ưu đãi giảm giá cho các doanh nghiệp đăng ký học nhiều lần (dựa vào
số lần đăng ký lớp học và số lượng học viên mà doanh nghiệp đăng ký, có thể thực hiện phát hành thẻ: khách hàng kim cương, khách hàng vàng, khách hàng bạc và khách hàng thân thiết; tùy vào cấp độ thẻ sẽ có chế độ ưu đãi riêng. Ví dụ: khách hàng kim cương sẽ ưu đĩa giảm 30% học phí, tương tự với khách hàng vàng là 25%, khách hàng bạc 20% và khách hàng thân thiết 10%).
Thực hiện các chương trình giảm giá nhân ngày lễ như 30/4-1/5, 2/9,… Tuyển cộng tác viên cho Trung tâm và có ưu đãi riêng đối với những cộng tác viên này.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm đào tạo trực thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Ngồi ra, nhân viên cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa những quy định trong Trung tâm, tác phong làm việc. Đồng thời trau dồi hơn nữa kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc.
Cung cấp thông tin phản hồi lại trước, trong quá trình đào tạo cũng như sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Áp dụng một cách hiệu quả nhất về những gì họ đã được đào tạo vào trong công việc. Trao đổi với đồng nghiệp cũng như cấp trên về chương trình đào tạo, cũng như bày tỏ quan điểm của họ về nhưng thiếu sót hay những điểm mà chương trình đào tạo làm được hay chưa làm được
để giúp cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm ngày càng phát triển và đạt hiệu
quả.
3.2.3.3 Tận dụng cơ hội
Dựa theo tiểu mục 2.2.2.3, tác giả đưa ra giải pháp dưới đây nhằm tận dụng những cơ hội mà Trung tâm đang có, cụ thể: trung tâm có thể thực hiện chiến lược xâm nhập và mở rộng thị phần 6, tập trung vào 1 tiêu điểm để tạo
ấn tượng trong tâm trí khách hàng: trao học bổng cho học sinh, sinh viên
nghèo học giỏi (thủ khoa các trường đại học, học sinh giỏi quốc gia, …).
Tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đang có7.
3.2.3.4 Vượt qua thách thức
Có 3 thách thức8 mà Trung tâm đang gặp phải, theo tác giả, muốn vượt
qua những thách thức trên để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, có thể thực hiện chiến lược tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm (differentiation
6
Tiểu mục 3.2.2.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ
7
Tiểu mục 3.2.2.2 Phát triển sản phẩm, cải thiện chương trình đào tạo 8 Tiểu mục 2.2.4 Thách thức
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Oanh
focus). Vì sản phẩm chính của Trung tâm là đào tạo nên sẽ tập trung vào 2 đối
tượng chính là các doanh nghiệp và học sinh sinh viên.
Ví dụ: đối với doanh nghiệp, có các chương trình đạo tạo về kỹ thuật áp
dụng cho các trang thiết bị kỹ thuật riêng của doanh nghiệp đó. Tặng bảng
hướng dẫn chi tiết, an toàn và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu khi sử dụng
trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp đó.
Đối với học sinh, sinh viên: sẽ có các lớp Anh văn hay Kỹ năng mềm đào
tạo riêng cho ngành mà các bạn đang học được xen kẽ vào chương trình học mà học viên đăng ký tại Trung tâm.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với Nhà nước
Qua thực tế cho thấy các Trung tâm đóng vai trị rất quan trọng trong xã hội cũng như nền Kinh tế quốc dân, là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và
đóng vai trò chủ yếu đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên để tận
dụng hết vai trò của các Trung tâm thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, ưu đãi và tạo điều kiện cho Trung tâm phát triển.Vì vậy, kính mong các
cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hơn nữa cho Trung tâm phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách cho vay vốn để mở rộng quy mô, cải thiện môi trường đào tạo.
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký mở rộng chương trình đào tạo, có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích Trung tâm mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa.