CÁC KẾT LUẬN QUA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 41 - 44)

5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.1. CÁC KẾT LUẬN QUA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC

CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA UBND HUYỆN GIA LÂM

3.1.1. Những kết quả đạt được

* Trong nâng cao chất lượng các TTHC cấp huyện

Trong năm 2016, đã có thêm 20 TTHC cấp huyện được đẩy từ mức độ 2 lên mức độ 3 so với năm 2015. Bên cạnh đó, có 1 TTHC được tiến hành theo quy trình ISO.

* Trong thực hiện kế hoạch triển khai DVCTT mức độ 3 các TTHC cấp xã, thị trấn

- Công tác chỉ đạo, lãnh đạo: Hàng tuần, UBND huyện đều tổ chức giao ban việc thực hiện DVCTT mức độ 3 để nắm bắt tình hình; căn cứ thực tế phát sinh có các văn bản chỉ đạo, các biện pháp tháo gỡ kịp thời do vậy việc thực hiện DVCTT trên địa bàn đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn; cơ sở vật chất và nhân lực cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Về tập huấn và ứng dụng phần mềm: Hiện nay, cơ bản đội ngũ cán bộ công chức và lực lượng tình nguyện viên đã nắm được các thao tác để thực hiện và hỗ trợ cơng dân thực hiện DVCTT. Lực lượng tình nguyện viên thường xuyên ứng trực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT.

- Về cơng tác tun truyền: Tính đến ngày 08/12/2016 đã cấp phát được 11.000 tờ rơi, tờ gấp giới thiệu về CTT gialam.hanoi.gov.vn và tuyên truyền về DVCTT. Công tác tuyên truyền về CTT và DVCTT của UBND cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, theo kết quả tổng kết phiếu khảo sát của tác giả cho thấy: có 15% số người được hỏi trả lời rằng họ biết tới CTT gialam.hanoi.gov.vn thơng qua internet, trong đó tỷ lệ người dân biết tới CTT thông qua đài phát thanh, tờ rơi và qua cán bộ UBND huyện lần lượt là 30% và 40%, 15% cịn lại biết tới CTT thơng qua các nguồn khác.

- Kết quả thực hiện kế hoạch triển khai DVCTT mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch: Trong 6 huyện triển khai DVCTT mức độ 3 trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội thì Gia Lâm là huyện có tỷ lệ hồ sơ

được giải quyết đáp ứng yêu cầu của DVCTT mức độ 3 cao nhất với 421 trên tổng 465 hồ sơ, chiếm 91%, cao hơn rất nhiều so với 5 huyện cịn lại. Điều đó đã cho thấy sự nỗ lực của các cán bộ, viên chức UBND huyện Gia Lâm để phát triển DVCTT được cung cấp trên CTT nhằm tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước đối với người dân, tạo cơ hội cho việc cải cách hành chính.

3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết

- Về hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị: Máy tính của cơng chức Tư pháp để thực hiện DVCTT mức độ 3 có cấu hình thấp do đó khơng cài đặt được phần mềm ESAM. Bộ phận một cửa 5 xã đang được cải tạo (Kim Lan, Văn Đức, Bát Tràng, Đa Tốn, xã Yên Viên) nên chưa cài được ESAM DVCTT mức độ 3...Chưa có máy tính cho cơng dân tự truy cập mạng tại bộ phận một cửa để thực hiện DVCTT mức độ 3.

- Về phía đội ngũ cán bộ: Cán bộ cơng chức thuộc một số phòng ban còn hạn chế trong việc tiếp cận CNTT, ví dụ: Cán bộ tư pháp bị sai thông tin về quyền người dùng trong phần mềm ESAM hoặc chưa được cấp thông tin truy cập; một số cán bộ cơng chức do tuổi cao, trình độ CNTT cịn hạn chế nên việc tiếp cận phần mềm cịn chậm; cơng chức bộ phận “Một cửa” khối lượng công việc nhiều nên chưa kê khai DVCTT cho cơng dân được.

- Về phía công dân, doanh nghiệp: Số lượng người dân truy cập sử dụng DVCTT mức độ 3 còn thấp. Dù UBND huyện Gia Lâm đã rất nỗ lực trong việc phát triển DVCTT cung cấp tới người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhưng người dân vẫn khơng mấy “mặn mà” mà vẫn có xu hướng sử dụng DVC truyền thống nhiều hơn. Bằng chứng là theo kết quả khảo sát qua phiếu điều tra của tác giả, khi người được điều tra trả lời câu hỏi “ Ơng (Bà) thích sử dụng DVCTT hay DVC truyền thống? ”, thì có 35% số người được hỏi cho biết họ thích sử dụng DVCTT và có tới 65% lựa chọn DVC truyền thống. Trong khi đó, để đầu tư xây dựng một DVCTT, nhất là những dịch vụ mức độ 3 thì việc đầu tư cho các dịch vụ này rất tốn kém chi phí, thời gian và cơng sức; Hoặc cơng dân chưa sử dụng được DVCTT mức độ 3 , mặc dù đã được hướng dẫn nhưng vẫn có xu hướng muốn thực hiện DVCTT mức độ 2. Cán bộ một cửa phải thao tác giúp công dân tất cả các bước theo quy trình khiến thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài.

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

* Tính phức tạp của một số phần mềm DVCTT

Một số phần mềm DVCTT còn phức tạp, chưa thực sự thuận tiện và dễ sử dụng đối với cán bộ, công chức và cả công dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.

* Con người tham gia DVCTT

- Đội ngũ cán bộ: Cán bộ tại các phòng ban chịu trách nhiệm triển khai DVCTT mức độ 3 mới chỉ chú trọng về số lượng, chưa quan tâm đến những yếu tố để đảm bảo dịch vụ đó sẽ được triển khai thành công.

- Người sử dụng DVCTT: Do trình độ CNTT của nhân dân trên địa bàn cịn hạn chế, nhận thức của người dân về TTHC nói chung, tầm quan trọng và hiệu quả của việc thực hiện DVCTT nói riêng chưa cao do vậy khi triển khai thực hiện DVCTT tại một số đơn vị cịn gặp nhiều khó khăn nhất là các xã vùng sâu, xa như Lệ Chi, Trung Mầu, Văn Đức... nhiều người dân chưa từng tiếp xúc CNTT, mà ở đây là máy vi tính, chưa biết máy vi tính, Internet là gì. Nếu thiếu máy móc, thiết bị thì rất khó nói đến việc dùng DVCTT. Mặt khác một bộ phận dân cư là người dân lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật Internet cịn thấp nên đây là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ này đến người dân. Bên cạnh đó, hệ thống mạng đơi khi cịn gặp trục trặc trong việc truyền tải dữ liệu nên đôi khi việc đăng ký hay cập nhật cũng cịn gặp khó khăn. Theo kết quả điều tra của tác giả, trong số 130 người cho biết họ thích sử dụng DVC truyền thống hơn thì có 74 người (chiếm 57%) trả lời rằng họ thiếu các kiến thức về CNTT để có thể sử dụng DVCTT.

+ Ngoài các xã vùng sâu, vùng xa thì có những xã, thị trấn, người dân có kiến thức về CNTT, có đầy đủ khả năng để sử dụng DVCTT nhưng do tâm lý lo ngại về sự khơng thuận tiện, mất an tồn thơng tin khi sử dụng DVCTT, nên đa số người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để thực hiện TTHC. Theo kết quả điều tra của tác giả, trong số 130 người có xu hướng sử dụng DVC truyền thống hơn thì có 56 người (chiếm 43%) trả lời rằng họ có kiến thức về CNTT nhưng khơng tin tưởng khi giao dịch qua môi trường mạng.

3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứutiếp theo tiếp theo

* Những hạn chế của nghiên cứu

- Kết quả khảo sát thực tế được thực hiện trên một tập đối tượng hạn chế nên kết quả chưa đại diện được cho tồn bộ nên sẽ có những sai số nhất định.

- Chưa nghiên cứu được mức độ sử dụng DVCTT trên CTT gialam.hanoi.gov.vn của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Gia Lâm nên chưa thể đưa ra các giải pháp một cách chính xác.

- Do sự hạn chế về kiến thức nên kết quả nghiên cứu của đề tài vẫn còn nhiều hạn chế chun mơn nhất định. Ngồi ra, thồi gian nghiên cứu bị giới hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu.

* Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo

Trong điều kiện giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả mới chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển DVC trên CTT gialam.hanoi.gov.vn và đưa ra một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng, mức độ của DVCTT được cung. Cũng vì lý do đó, những giải pháp mà tác giả đưa ra có thể chỉ phù hợp cho một giai đoạn. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một kế hoạch phát triển DVCTT trên CTT gialam.hanoi.gov.vn cụ thể và chi tiết cho UBND huyện Gia Lâm.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)