Các đề xuất với UBND huyện Gia Lâm về các giải pháp phát triển, hoàn thiện dịch

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 48 - 51)

5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

3.3.1. Các đề xuất với UBND huyện Gia Lâm về các giải pháp phát triển, hoàn thiện dịch

hồn thiện dịch vụ cơng trên cổng thông tin gialam.hanoi.gov.vn

* Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch của các cơ quan cấp cao

UBND huyện Gia Lâm cần chỉ đạo các phòng ban, các UBND xã, thị trấn về triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ và các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, về CPĐT và cung cấp DVCTT trên các trang thông tin điện tử; tập trung vào giải pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết TTHC, cung cấp DVCTT đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm cần chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử cũng như phát triển CPĐT của địa phương giai đoạn tiếp theo sau khi Chính phủ ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020; Bố trí nguồn kinh phí đối ứng cho các đề án, chương trình nằm trong khn khổ chương trình thương mại điện tử quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.

* Giải pháp cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp cho triển khai DVCTT mức độ 3

Xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của các phòng ban tại UBND huyện và 22 xã, thị trấn; trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Cải tạo, sửa chữa và trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc cho các phòng, ban đơn vị và UBND các xã, thị trấn đảm bảo phục vụ ứng dụng các phần mềm CNTT, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DVCTT mức độ 3. Đặc biệt cần quan tâm tới bộ phận “Một cửa” của huyện và 22 xã, thị trấn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu theo Quyết định số 07/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Cần ưu tiên tập trung ngân sách nhà nước nhằm triển khai giai đoạn 1 một số dự án quan trọng nhất tạo nền tảng phát triển CNTT.

* Tăng cường tính minh bạch của các DVCTT

Để đảm bảo tính minh bạch của DVCTT, việc đưa thơng tin về DVC và quy trình thực hiện DVC phải đầy đủ và rõ ràng trên CTT gialam.hanoi.gov.vn. Đồng thời, phải cung cấp các thơng tin về q trình xử lý DVCTT và kết quả giải quyết thủ tục/DVC đó. Cụ thể:

- Việc cung cấp thông tin về DVCTT phải được các phòng ban chuyên trách về lĩnh vực của DVC đó phối hợp với ban biên tập của CTT có trách nhiệm đăng tải tồn bộ thơng tin về DVCTT lên CTT gialam.hanoi.gov.vn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt thơng tin chính xác, đầy đủ.

- Văn phịng HĐND - UBND là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận phản hồi của cá nhân, tổ chức về chất lượng DVCTT trên địa bàn Huyện, từ đó khắc phục những nhược điểm nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Những ý kiến phản hồi của người dân được thu thập khi họ tham gia các DVCTT hay truy cập tới CTT gialam.hanoi.gov.vn, sẽ giúp UBND huyện Gia Lâm cải thiện các DVCTT, cải cách hành chính và nâng cao tính minh bạch và dân chủ.

- Công dân, doanh nghiệp hay tổ chức sử dụng dịch vụ luôn mong muốn các thông tin về dịch vụ được cung cấp đầy đủ và rõ ràng như các yêu cầu về phía người sử dụng dịch vụ, quy trình thủ tục cụ thể và cách thức được thơng báo về q trình thực hiện dịch vụ và kết quả cuối cùng. Để đảm bảo chất lượng các DVCTT thì thông tin về các DVCTT cung cấp trên CTT gia lam.hanoi.gov.vn phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có bất kỳ sự thay đổi nào.

- CTT cần phải cung cấp chức năng hướng dẫn sử dụng, theo dõi tần suất sử dụng, quá trình xử lý và số lượng hồ sơ đã được xử lý đối với từng DVCTT từ mức độ 3 trở lên.

* Tăng cường đào tạo kỹ năng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân

Hiện nay, nguồn nhân lực CNTT ở nước ta là khá dồi dào nhưng số lượng nhân lực CNTT làm việc trong các cơ quan nhà nước là không nhiều, điều này sẽ cản trở sự phát triển của CPĐT nói chung và DVCTT nói riêng. Tại UBND huyện Gia Lâm, chỉ có 1 chuyên viên chuyên trách, 1 nhân viên hợp đồng phụ trách về CNTT, thường xuyên duy trì các hoạt động, đảm bảo thơng tin thơng suốt trên CTT, vì vậy, UBND huyện cần chú trọng tuyển chọn thêm nhân lực về CNTT, đồng thời tổ chức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ CNTT đang công tác.

Bên cạnh đó, phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn huyện Gia Lâm còn thiếu các kiến thức về CNTT để có thể sử dụng được DVCTT mức độ cao nên họ vẫn quen thực hiện DVC truyền thống hơn. Vậy nên việc đào tạo kỹ năng CNTT rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết bằng cách: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về CNTT cho các cán bộ, các doanh nghiệp và các đoàn viên thanh niên tiêu biểu tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để họ có thể hướng dẫn cho những người dân, doanh nghiệp khác.

Tuyển chọn cộng tác viên làm công tác tư vấn, hướng dẫn người dân trong việc thực hiện các thao tác nhập dữ liệu trên phần mềm DVCTT mức độ 3 (cần quan tâm tới đối tượng là đoàn viên đoàn thanh niên các xã, thị trấn) cũng là một biện pháp giúp người dân tiếp cận nhanh hơn với DVCTT mức độ 3.

* Các biện pháp thanh tra, kiểm tra

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra không thể thiếu trong quá trình xây dựng cũng như phát triển CPĐT nói chung và các DVCTT nói riêng. Các hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ bởi các đồng chí lãnh đạo, phụ trách chính như đồng chí Nguyễn Ngọc Thuần, đồng chí Trang Thành Nam để có thể phát hiện những thiếu sót trong q trình thực hiện các kế hoạch phát triển chất lượngDVCTT. Kiểm tra định kỳ cịn có thể dự đốn được các rủi ro sẽ xảy ra, từ đó tìm các biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa.

* Công tác tuyên truyền

Đối với những người dân ở các xã như Lệ Chi, Trung Mầu,… cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của DVCTT theo một số cách sau:

- Khi người dân tới các cơ quan để thực hiện các TTHC, cán bộ cần giải thích và hướng dẫn họ sử dụng DVCTT để họ được tiếp cận và hiểu hơn về những lợi ích mà DVCTT mang lại.

- Cử các cán bộ chuyên trách về CPĐT tới các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện để tuyên truyền, giải thích về DVCTT mức độ 3 cho các giáo viên, các em học sinh để các em có thể truyền đạt lại với cha mẹ của mình.

- Tồn bộ hệ thống đài truyền thanh tại các xã cần được tiếp tục nâng cấp trang thiết bị để phục vụ tốt nhất cho công tác tun truyền về những lợi ích của DVCTT.

Các thơng tin tun truyền về lợi ích sử DVCTT cần được xúc tiến và quảng bá mạnh hơn nữa. Khi nhận thức được tính thuận tiện, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt là yếu tố an tồn và bảo mật thơng tin cá nhân, người dân và doanh nghiệp sẽ hướng tới sử dụng DVCTT.

Bên cạnh đó, xây dựng các điểm truy cập internet miễn phí tại các xã, trị trấn, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa, hẻo lánh là một cách khá hiệu quả để người dân, đặc biệt là giới trẻ tiếp cận với internet và sử dụng các DVCTT.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)