DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 44 - 48)

5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN

TUYẾN TRÊN CỔNG THÔNG TIN GIALAM.HANOI.GOV.VN CỦA UBND HUYỆN GIA LÂM

3.2.1 Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam

Hiện nay, tình hình phát triển DVCTT tại Việt Nam đang diễn ra như sau: - Cuối tháng 3 năm 2017 cho thấy 18/22 bộ và cơ quan ngang bộ đã cung cấp 557 DVCTT mức 3, tăng 449 dịch vụ so với năm 2013 và 295 DVCTT mức 4 tăng 240 dịch vụ so với năm 2013; có 63/63 tỉnh, thành triển khai cung cấp DVCTT với 10.152 dịch vụ mức 3 và trên 1.101 dịch vụ mức độ 4 so với năm 2013 tăng lần lượt là 7894 và 1045 dịch vụ. Theo đó, chỉ số cung ứng DVC tăng mạnh ở 35 tỉnh thành trong năm 2016, là chỉ số được người dân tham gia khảo sát đánh giá cao nhất. (Theo thông tin được ông Nguyễn Thành Phúc - cục trưởng Cục Tin học hóa đưa ra tại hội thảo quốc gia về CPĐT do Sở Thông tin - truyền thơng Hà Nội phối hợp Tập đồn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức ngày 5-4)

- Theo kết quả khảo sát của Liên Hiệp quốc năm 2016, Việt Nam xếp thứ 89 trên thế giới về Chỉ số phát triển CPĐT (E-government Development Index – EGDI) tăng 10 bậc so với năm 2014 và xếp thứ 4 trong khối ASEAN về chỉ số cung cấp DVCTT (Online service Index – OSI) với 0,5725 điểm (thang điểm 1) (tăng 0,1625 điểm so với năm 2014), đứng sau Singapore, Malaysia, và Phillipine. Như vậy so với xếp hạng năm 2014, các chỉ số thành phần về cung cấp DVCTT tăng lên đã cho thấy DVCTT tại Việt Nam ngày càng phát triển cả về chất và lượng. Chính phủ đã định hướng mục tiêu phát triển CPĐT nói chung và DVCTT nói riêng trong Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015: cải cách tồn diện cả 3 nhóm chỉ số DVCTT, hạ thầng viễn thơng và nguồn nhân lực, phấn đấu đến hết năm 2017 Việt Nam nằm trong nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số DVCTT (OSI) của Liên Hiệp Quốc.

Từ thực trạng phát triển DVCTT tại Việt Nam hiện nay, có thể dự báo xu hướng phát triển DVCTT trong tương lại tại nước ta như sau:

- Ứng dụng chữ ký điện tử trong triển khai các DVCTT là xu hướng tất yếu tại Việt Nam nhằm giải quyết triệt để các nguy cơ an ninh trong giao dịch trực tuyến cũng như được cơng nhận về tính pháp lý, nó đảm bảo được tính tồn vẹn, xác thực và chống chối bỏ giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm khi sử dụng các DVCTT.

- Cổng DVC Quốc gia sẽ được đưa vào hoạt động tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (Một cửa điện tử Quốc gia) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về: TTHC, dân cư, đất đai - xây dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Hệ thống DVC sẽ hoạt động theo mơ hình dưới đây:

Hình 3.1: Mơ hình tổng thể hệ thống một cửa điện tử toàn quốc

- Người dân, doanh nghiệp trên khắp cả nước có thể truy cập vào CTT một cửa điện tử của các bộ ngành, tỉnh, thành phố hay truy cập trực tiếp trên hệ thống một cửa điện tử quốc gia để tìm kiếm, lựa chọn loại DVC đang cần. Sau đó, người sử dụng dịch vụ có thể điền các thơng tin và nộp trực tuyến qua mạng để hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu. Người sử dụng có thể theo dõi về trạng thái hồ sơ của mình để nắm được những thông tin cần thiết như: hồ sơ đang nằm ở đâu, ai đang tham gia xử lý, ngày hẹn trả,… thông qua email hay SMS mà người sử dụng đã đăng ký trước đó hoặc người sử dụng có thể truy cập vào hệ thơng để xem thơng tin và trạng thái hồ sơ đăng ký.

- Chính phủ đã đưa ra tầm nhìn phát triển DVCTT đến năm 2020:

+ Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển CPĐT; tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước; cung cấp các DVCTT mức độ 3 và 4, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hoàn toàn chuyển sang sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy. Các thủ tục rườm rà của các cơ quan quản lý nhà nước được đổi mới thuận tiện theo hướng dịch vụ một cửa. DVHCC của các cơ quan quản lý nhà nước đưa lên trực tuyến 24/7 và một cửa. Người dân, doanh nghiệp và giữa các cơ quan quản lý nhà nước và giữa các cán bộ cơng chức có thể đối thoại trực tuyến và hỏi đáp trực tuyến. Tài nguyên thơng tin được tích hợp tồn chính phủ và theo tiêu chuẩn chung.

+ Hầu hết các DVHCC sẽ được triển khai ở mức độ 3,4 nhằm phục vụ công dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Người dân chỉ cần ngồi tại nhà hay tại những điểm truy cập internet là có thể sử dụng DVHCC. Đồng thời, DVCTT mức độ 4 sẽ được cung cấp đối với 50% DVCTT mức độ 3 thực hiện năm 2015, người dân có thể tra cứu và đăng ký sử dụng trên các thiết bị di động.

3.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ công trực tuyến của UBND huyệnGia Lâm Gia Lâm

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong thực hiện các TTHC liên thông theo Thông tư số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, nâng cao quản lý nhà nước và thực hiện cải cách hành chính; tăng cường mức độ,

phạm vi cung cấp thơng tin dịch vụ hành chính cho người dân được tốt hơn, góp phần xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng phục vụ người dân.

Tiếp tục rà sốt, đăng tải các TTHC của Huyện; trong đó, mở rộng khả năng cung cấp thông tin và DVC đạt mức độ 3 theo quy định của Thành phố và một số tiện ích khác, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi giao dịch giải quyết các TTHC.

Thực hiện giai đoạn 2 của kế hoạch triển khai DVCTT mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm. Triển khai theo lộ trình của thành phố các thủ tục sau:

- Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú.

- Đăng ký khai sinh - Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. - Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú.

- Cấp ban sao trích lục khai sinh. - Cấp bản sao trích lục khai tử. - Cấp bản sao trích lục kết hơn.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch, quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và về phát triển DVCTT nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu triển khai xây dựng các DVCTT mới mức độ 3 và hoàn thiện, nâng cấp các DVCTT mức độ 3 đã có lên mức độ 4, bảo đảm đạt mục tiêu cung cấp 50% DVCTT mức độ 3, 4.

Bảo đảm các biện pháp an tồn, an ninh thơng tin cho Cổng GTĐT, chống các cuộc tấn công từ bên ngồi; duy trì trực kỹ thuật, theo dõi hoạt động của Cổng thường xuyên liên tục bảo đảm hoạt động ổn định.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để cán bộ, cơng chức và nhân dân nhận thức đúng vai trị của CNTT; tổ chức ứng dụng có hiệu quả. Thực hiện tốt việc Ứng dụng DVCTT mức độ 3 các lĩnh vực do UBND Thành phố triển khai.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh ứng dụng công cụ marketing điện tử tại công ty cổ phần thƣơng mại dƣơng anh ie việt nam (1) (Trang 44 - 48)