CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Xây dựng thang đo
3.3.3. Kiểm soát nhận thức hành vi và tài chính
Kiểm sốt nhận thức hành vi là phản ánh việc khó khăn hay dễ dàng khi lựa chọnsử dụng phần mềm CRM, được đánh giá qua niềm tin liên quan đến sự tồn tại các nguồn lực và những cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Những niềm tin này có thể dựa trên kinh nghiệm quá khứ việc sử dụng phần mềm CRM, có thơng tin và khả năng tự bản thân giải quyết việc tiêu dùng phần mềm CRM, thể hiện mức độ tự tin cá nhân vào năng lực bản thân.
Theo Ajzen (2002), bảng câu hỏi cần thể hiện đánh giá khả năng tự tin kiểm soát bản thân, khả năng có thể tiêu dùng phần mềm CRM và khả năng thực hiện dễ dàng hay khó khăn trong hành vi mua.
Hành vi khách hàng là có thể thực hiện dễ dàng hay khó khăn từ địi hỏi về những tiềm lực kinh tế nổ lực đáng kể, kiểm sốt nhận thức tài chính là yếu tố quan trọng trong sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Yếu tố này rất quan trọng trong việc hình thành nên ý định tiêu dùng, nguồn lực càng suy yếu thì sự tiếp cận dường như càng mong manh ( Sahni, 1994).
Sahni (1994) đã kết hợp với nghiên cứu Ajzen & Maiden đưa ra những gợi ý về đo lường về yếu tố này, là nhận thức sẵn sàng mua, khả năng tài chính và sự tự tin kiểm sốt. Thang đo về kiểm sốt nhận thức tài chính được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Thang đo về kiểm soát nhận thức hành vi và tài chính
Ký hiệu
Kiểm sốt nhận thức hành vi và tài chính (Perceived behavior control –PBC &Perceived
Financial Control-PFC)
Tác giả
TCNH1 Dễ dàng/ khó khăn
khi mua
Doanh nghiệp có thể lựa chọn mua phần mềm CRM dễ dàng
Ajzen (2002)
TCNH2 Có khả năng quyết
định
Doanh nghiệp tin rằng tơi có khả năng quyết định lựa chọn phần mềm CRM
Sahni (1994)
TCNH3 Có thể quyết định
mua
Doanh nghiệp có thể quyết định chi tiêu cho nhu cầu mua phần mềm CRM
TCNH4 Có khả năng tài
chính
Thu nhập của doanh nghiệp đủ để chi mua phần mềm CRM