Các tiêu chí đánh giá kết quả đẩy mạnh xuất khẩu vào một thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty TNHH xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 26 - 29)

vào một thị trường

1.5.1. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu (GTXK) của tất cả (hoặc một) hàng hóa trong một thời kỳ nhất định được qui đổi ra cùng một loại đơn vị tiền tệ.

Ta có: GTXK= Q*P, với Q là số lượng hàng hóa được xuất khẩu, P là giá bán. Do đó, đối với doanh nghiệp nếu muốn gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tăng lượng hàng xuất khẩu (Q) và/ hoặc tăng giá bán sản phẩm (P).

Doanh nghiệp có thể tăng lượng hàng xuất khẩu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các chiến lược marketing để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường,…Việc tăng giá bán cũng có thể làm tăng GTXK thế nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét về độ co dãn của cầu theo giá bán trước khi ra quyết định.

1.5.2. Gia tăng thị phần

Khả năng nắm giữ nhiều thị phần của doanh nghiệp tại một thị trường xuất khẩu cũng thể hiện kết quả đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường Việc gia tăng thị phần đồng nghĩa với doanh số bán hàng của doanh nghiệp tại một thị trường đang tăng lên. Việc gia tăng thị phần có thể được thực hiện thông qua khả năng nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường các biện pháp nghiên cứu, tiếp cận thị trường của doanh nghiệp…giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều hơn tại một thị trường nào đó, số lượng hàng được xuất khẩu nhiều hơn nhưng đôi khi để chiếm lĩnh thị phần, một số doanh nghiệp có thể sẵn sàng tăng chi phí hoặc hy sinh các lợi ích khác để có được những lợi ích khác trong tương lai nhưng biện pháp này chỉ một số doanh nghiệp thực sự lớn mạnh mới nên áp dụng.

1.5.3. Đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tại thị trường xuất khẩu

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của một doanh nghiệp chỉ được đánh giá là thành cơng khi doanh nghiệp đó có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng thị phần, đồng thời lượng trước và ứng phó để giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh tại thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể gặp phải như:

Rủi ro về kinh tế

Cần xem xét rủi ro về kinh tế tại thị trường xuất khẩu cũng như chính nền kinh tế mà doanh nghiệp đang tồn tại. Một nền kinh tế phát triển vững mạnh, ổn định chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Một mơi trường kinh tế, nơi thường xun có khủng hoảng, lạm phát, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong chi phí sản xuất cũng như kế hoạch tổ chức sản xuất, nhiều doanh nghiệp mắc nợ và có thể dẫn đến phá sản,…Một trong nững biểu hiện cụ thể của rủi ro kinh tế và rất cần được chú trọng đó là rủi ro về tỷ giá và rủi ro trong thanh tốn. Trong kinh doanh quốc tế, có rất nhiều giao dịch, mua bán được thanh tốn bằng ngoại tệ, do đó tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đối giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia, sự thay đổi của tỷ giá có thể do qui định của nhà nước, hoạt động của các nhà đầu tư hay sự tăng giảm của các hoạt động thương mại…Vì vậy, tỷ giá lên xuống thất thường là điều vẫn hay xảy ra, các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến tỷ giá vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp, việc thu được lợi ích hay bị thiệt hại bởi sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào khả năng phán đoán và quyết định của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại nặng nề khi đối tác cố ý khơng thanh tốn giá trị hàng hóa hay gây khó khăn trong việc thanh tốn. Việc mua bán khi được diễn ra thường xuyên quốc gia mà giá trị hợp động thường rất cao thì khả năng gian lận, lừa đảo trong thanh toán quốc tế ngày càng phức tạp hơn.

Rủi ro về chính trị, pháp luật

Cũng giống như vấn đề kinh tế, rủi ro chính trị pháp luật cũng có thể xảy ra tại nước doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hoặc tại thị trường xuất khẩu. Một đất nước thường xun có bạo động, đảo chính, đình cơng, xung đột sắc tộc, chiến tranh, thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng thì chắc chắn khơng phải là thị trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư, đơi khi những bất ổn chính trị cũng có thể bất ngờ

xảy ra và trở thành rủi ro trong kinh doanh. Vấn đề pháp luật cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các rủi ro có ngun nhân từ mơi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, công bằng sẽ là một mơi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc ln bị xâm hại hoặc chi phí cao…đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại năng nề cho doanh nghiệp.

Rủi ro trong chính nội bộ doanh nghiệp

Có thể là thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty TNHH xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)