Mục tiêu của công tác quản lý đối tượng nộp thuê là phấn đấu 100% đối tượng có thực tế kinh doanh bao gồm cả về kinh doanh cố định, kinh doanh lưu
động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế. Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản nhưng thông qua viêc cấp mã số thuế, nhưng thực tế có nhiều vướng mắc, khó khăn nhất định. Tính đến ngày 31/12/2011, Chi cục thuế Huyện Thạch An đã quản lý được 959 hộ kinh doanh cá thể, trong đó hộ kê khai là 175 hộ, cịn lại là hộ khoán. Như vậy, số họ kê khai chỉ chiếm 18,2% con số này tương đối nhỏ chứng tỏ trên địa bàn Huyện hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là hoạt động bn bán nhỏ lẻ, tình hình thực hiện hóa đơn chứng từ chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế GTGT. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý thu nộp thuế GTGT vì tỷ lệ số hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định lớn sẽ ảnh hưởng đến việc thu đúng, thu đủ tiền thuế, dễ tạo ra kẽ hở gây thất thu thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi cục và UBND xã với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, để rà soát các hộ sản xuất kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế, các hộ chưa đưa vào quản lý thuế. Tình hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN Đơn vị tính: hộ Chỉ tiêu Đến ngày 31/12/2010 (1) Đến ngày 31/12/2011 (2) So sánh Tuyệt đối (3)=(2)-(1) Tương đối (4)=(3)/(1) Số hộ đã được cấp mã số thuế 1.130 1.329 199 17,6 Số hộ đang hoạt động 980 959 -21 -2,1 Số hộ quản lý 672 723 51 7,6 Số hộ chưa quản lý 308 236 -72 23,3
(Nguồn số liệu: báo cáo tổng hợp thực thu)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số hộ được cấp mã số thuế năm 2011 là tăng 199 hộ ứng với 17,6%, song số hộ thự tế đang hoạt động lại giảm, tuy không nhiều chỉ giảm 21 hộ với tỷ lệ là 2,1% nhưng phần nào cho thấy số hộ ngừng kinh doanh trên địa bàn tăng lên, điều này cho thấy tiềm năng về số thu đã giảm đi. Năm 2010 số hộ chưa đưa vào quản lý là 308 hộ với tỷ lệ là 31,4% đến năm 2011 số hộ chưa đưa vào quản lý là 236 hộ với tỷ lệ là 24,6%. Như vậy, qua các năm Chi cục thuế đã đưa được thêm số hộ thực tế sản xuất kinh doanh vào diện nộp thuế, năm 2011 đã thêm được 51 hộ chiếm 7,6% vào quản lý, tuy nhiên số này còn quá nhỏ và số hộ chưa được quản lý vẫn cịn nhiều. Ngun nhân của tình trạng này là do một số hộ khơng tự giác kê khai nộp thuế, cố tình trốn thuế, cũng có trường hợp là hộ kinh doanh chưa hiểu về pháp luật thuế nên đã không
đến cơ quan thuế để đăng ký và nộp thuế. Bên cạnh đó cịn có nguyên nhân là trách nhiệm của cán bộ thuế chưa nắm vững được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể trên địa bàn, công tác kiểm tra cịn lỏng lẻo chưa có sự phân cơng, quy trách nhiệm cho từng người. Công tác phối hợp với ban ngành cịn mang tính chất định kì chưa liên tục.
Để biết rõ hơn về tình hình số hộ chưa đưa vào quản lý ở các ngành nghề ta xem bảng số liệu sau:
Biểu 4: SỐ HỘ CHƯA QUẢN LÝ ĐƯỢC NĂM 2011
Đơn vị tính: Hộ Ngành nghề Số hộ Sản xuất 64 Thương nghiệp 25 Dịch vụ 57 Vận tải 20 Ăn uống 70
(Nguồn số liệu: Chi cục thuế Thuế Thạch An)
Qua bảng trên ta thấy được số hộ chưa được đưa vào quản lý chủ yếu ở các ngành sau: ngành ăn uống có 70 hộ, tiếp đến là ngành sản xuất là 64 hộ, ngành dịch vụ chiếm 57 hộ sau đó là ngành thương nghiệp và vận tải. Số hộ chưa quản lý được cịn khá nhiều mỗi ngành đều có những đặc thù riêng của từng ngành ví dụ nổi bật là ngành dịch vụ cho thuê nhà trọ, nhà nghỉ ngành này khó quản lý vì đặc thù kinh doanh khá là phức tạp, và cán bộ thuế không thể quản lý được sát sao tình hình doanh thu của đối tượng này, có nhiều lý do để trốn tránh việc nộp thuế. Đồng thời do địa bàn rộng nên cũng chưa nắm bắt và kiểm tra sát được hết các hộ kinh doanh cá thể tự phát, do trình độ hiểu biết của người dân
chưa cao nên chưa hiểu những quy định của chính sách quản lý thuế, có hộ kinh doanh mở ra nhưng không đến đăng ký với cơ quan thuế, hoặc những hộ kinh doanh được mở ra để kinh doanh hoạt động nhưng lại ở vùng sâu nên việc nắm bắt của cán bộ thuế khá khó khăn nên dẫn đến việc cịn nhiều hộ chưa đưa vào quản lý của cơ quan thuế được.
Thực trạng cho thấy nhiều hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh. Ta có thể xem bảng số liệu sau:
Biểu 5: TÌNH HÌNH HỘ NGHỈ KINH DOANH
Đơn vị tính: 1000 đồng
Ngành nghề
Tháng 12/2010 Tháng 12/2011
Tạm nghỉ Nghỉ hẳn Tạm nghỉ Nghỉ hẳn
Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế
Sản xuất 8 2.443,2 1 120 4 1.360 1 120 Thương nghiệp 27 3.402 9 1.134 35 4.847,5 12 1.662 Vận tải 3 658,5 0 - 6 1.406,4 1 237 Dịch vụ 10 2.134 4 853,6 16 2.896 2 350 Ăn uống 23 5.967 4 600 25 5.153 4 700 Cộng 71 14.604,7 18 2.707,6 86 15.662,9 20 3.069
(Nguồn số liệu: Tổng kết hộ nghỉ và hộ vào bộ)
Qua bảng trên ta thấy: các hộ tạm nghỉ và nghỉ hẳn tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng , tuy tăng không nhiều, số hộ tạm nghỉ tăng 15 hộ, số hộ nghỉ hẳn tăng 2 hộ, song cũng ảnh hưởng đến số thu của Chi cục. Cuối tháng 12/2010 số thu hộ cá thể giảm là 14.604.700 + 2.707.600 = 17.312.300 đồng, cuối tháng 12/2011 sô thu hộ cá thể giảm là 15.662.900 + 3.069.000 = 18.731.900 đồng.
Như vậy, so với năm 2010 thì năm 2011 số thuế GTGT giảm thêm do hộ nghỉ hẳn và tạm nghỉ tăng lên là 18.731.900 – 17.312.300 = 1.419.600 đồng. Trong tất cả các ngành thì thương nghiệp có số hộ nghỉ cao nhất, cụ thể tháng 12/2010 tạm nghỉ là 27 hộ, nghỉ hẳn là 9 hộ, đến tháng 12/2011 tạm nghỉ tăng 35 hộ, nghỉ hẳn tăng 12 hộ. Các ngành tiếp theo là ăn uống, dịch vụ, sản xuất, vận tải.
Nguyên nhân dẫn đến số hộ nghỉ chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn. Một số mặt hàng thường được sắm vào dịp trước tết như quần áo, giày dép, hàng điện tử… ra tết sức mua giảm hẳn. Điều này thể hiện qua số hộ nghỉ của ngành dịch vụ, thương nghiệp, ăn uống. Khi gần đến tết một số hộ kinh doanh ở các Huyện khác và các hộ kinh doanh không chuyên cũng tham gia vào kinh doanh để đáp ứng như cầu tiêu dùng tăng. Họ thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh trong những tháng gần tết. Một số hoạt động kinh doanh của ngành thương nghiệp, dịch vụ mang tính chất thời vụ nên đã làm cho số hộ nghỉ trong tháng tăng lên. Thêm vào đó lợi dụng quy định của chính sách hiện hành, các hộ cá thể thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khốn, có nguyện vọng tạm nghỉ sản xuất kinh doanh hoặc đột xuất nghỉ kinh doanh với lý do khách quan như ốm, tai nạn… thực tế có xin nghỉ kinh doanh thì được xét miễn giảm, giảm thuế, các hộ làm đơn nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Ta thấy rằng ý thức chấp hành luật thuế của các hộ chưa cao, lợi dụng các điều kiện miễn giảm thuế để trốn tránh trách nhiệm đối với Nhà nước một cách bất hợp pháp. Do địa bàn rộng, cán bộ thuế thiếu lực lượng nên chưa thể bao quát hết được tình hình kinh doanh các hộ.
Bên cạnh việc tìm hiểu về thực trang hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn chúng ta có thể bao qt được tình hình đối tượng nộp thuế trên địa bàn qua tình
hình hộ mới ra kinh doanh. Năm vừa qua tại địa bàn Huyện số hộ mới ra kinh doanh có thể thấy như sau:
Biểu 6: TÌNH HÌNH HỘ MỚI RA KINH DOANH
Đơn vị tính: 1000 đồng
Ngành nghề
Quý I/2010 Quý I/2011
Số hộ Doanh thu Số thuế Số hộ Doanh thu Số thuế Sản xuất 2 2.450 613 2 1.967 600 Thương nghiệp 15 43.485 2.899 13 44.655 3.435 Dịch vụ 8 17.546 2.948 14 25.475 3.979 Ăn uống 5 10.925 1.878 3 8.132 1.640 Vận tải 0 - - 3 6.495 874 Cộng 30 74.406 8.338 35 86.724 10.528
(Nguồn số liệu: báo cáo hộ nghỉ và hộ vào bộ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy quý I/2010 có 30 hộ mới ra kinh doanh, quý I/2011 có 35 hộ mới ra kinh doanh, như vậy hộ mới ra kinh doanh quý I/2011 tăng so với q I/2010, tuy tăng khơng nhiều chỉ có 5 hộ nhưng cũng đã làm tăng số thu của Chi cục. Tổng số thu do hộ mới ra kinh doanh qua 2 quý (8.338.000 + 10.528.000 = 18.866.000 đồng) trong đó ngành dịch vụ tăng nhiều nhất là 6 hộ mới ra kinh doanh làm cho số thuế tăng thêm 1.031.000 đồng. Tuy nhiên ở một số lĩnh vực khác thì hộ mới ra kinh doanh giảm đi như ăn uống, thương nghiệp.
Nếu so sánh biểu số 4 và biểu số 5 ta thấy: ở biểu 4 trong tháng 12/2011 số hộ tạm nghỉ và nghỉ hẳn kinh doanh là 106 hộ số thuế GTGT đã giảm đi là
18.731.900 đồng. Ở biểu 5 trong quý I/2011 số hộ mới ra kinh doanh là 35 hộ số thuế tăng thêm là 10.528.000 đồng. Mặc dù có hộ mới ra kinh doanh nhưng cũng không thể bù đắp được khoản thu bị mất do các hộ nghỉ kinh doanh.
Tóm lại, quản lý đối tượng nộp thuế ở hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn, gây thất thu thuế rất lớn, chủ yếu là các hộ không đăng lý kinh doanh, những hộ này thường không thu được thuế. Hoạt động của những hộ này chủ yếu là ở các ngành thương nghiệp, vận tải, bn bán hàng rong…. Ngồi ra cịn có những hộ có quy mơ kinh doanh lớn nhưng khơng đăng ký kinh doanh, những hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn cố tình kinh doanh, và một số hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng được một thời gian lại kinh doanh trở lại nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
Qua nghiên cứu công tác quản lý đối tượng nộp thuế cho thấy việc quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN đồng thời thực hiện công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.