Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện thạch an (Trang 32 - 40)

Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung vào quản lý đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu của các hộ cá thể, đảm bảo thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để các định số thuế phải nộp. Mục tiêu của quản lý căn cứ tính thuế là làm sao xác định được chính các doanh thu tính thuế và áp dụng thuế suất để làm căn cứ tính thuế đúng và đủ. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của các hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hồn thành dự tốn thu, đảm bảo cơng bằng bình đẳng về thuế. Hiện nay, Chi cục quản lý các hộ kinh doanh dưới hình thức kê khai và

ấn định doanh thu. Đối với những hộ thực hiện đầy đủ sổ sách kế tốn, hóa đơn, chứng từ mua vào bán ra hoặc thực hiện đầy đủ hóa đơn chứng từ bán ra xác định được doanh thu thì áp dụng theo hình thức kê khai. Cịn những hộ chưa thực hiện đầy đủ những yếu tố trên thì nộp thuế theo hình thức ấn định doanh thu. Năm 2011 số hộ nộp theo phương pháp ấn định là khá lớn 784 hộ trên tổng số hộ là 959. Còn lại là hộ kê khai 175 hộ. Để thấy rõ được tình trạng quản lý căn cứ tính thuế tại Chi cục ta đi xem xét từng hình thức nộp thuế sau:

* Đối với hộ nộp thuế theo kê khai

Các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai sẽ được nộp thuế phụ thuộc và kết quả kinh doanh, khơng cần phải ấn định doanh thu tính thuế. Đối với hộ này, đối tượng kê khai sẽ có nghĩa vụ kê khai và xác định đúng số thuế phải nộp đồng thời chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế phải kiểm tra giám sát q trình ghi chép sổ sách kế tốn, sử dụng hóa đơn… dùng làm căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh.

Tuy số hộ nộp thuế theo kê khai chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số hộ cá thể của địa bàn Huyện nhưng trong thời gian qua ý thức chấp hành nộp tờ khai của các hộ sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ. Hầu hết các hộ đã tự giác nộp tờ khai đầy đủ, đúng quy định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế của Chi cục. Tuy nhiên nhiều hộ nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng đầy đủ nhưng việc xác định tỉ lệ % GTGT trên doanh thu cịn chưa chính xác. Qua đó có thể thấy cơng tác kiểm tra tờ khai của cán bộ thuế là khá tốt, cán bộ thuế nhận tờ khai và bảng kê theo quy định,kiểm tra đầy đủ các yếu tố trên tờ khai xem có đúng với quy định khơng, có chữ kí của hộ kinh doanh khơng, kiểm tra sự chính xác của kì tính thuế, các bảng kê, phụ lục kèm theo… Tờ khai phải đảm bảo doanh thu kế khai phải phù hợp với doanh thu thực tế kinh doanh, nếu như có

nghi vấn doanh thu thực tế cao hơn với doanh thu đã kê khai thì Chi cục phải kiểm tra làm rõ nghi vấn và khi có kết quả phải thơng báo trở lại với hộ kinh doanh. Nếu có thơng tin cần chỉnh sửa thì phải được ghi trong phiếu điều chỉnh kèm theo tờ khai thuế, có xác nhận của hộ kinh doanh để lưu vào hồ sơ của hộ kinh doanh. Còn đối với những hộ đã qua thời gian nộp tờ khai hoặc đã nộp tờ khai nhưng kê khai khơng đúng căn cứ tính thuế đã được cơ quan thuế thông báo nhưng chỉnh sửa không đúng hoặc khơng chỉnh sửa thì Chi cục thuế sẽ ấn định số thuế phải nộp theo quy định pháp luật hiện hành. Ngoài việc kiểm tra tờ khai, Chi cục cần tiến hành kiểm tra tại cơ sở từng hộ kinh doanh quan sát tình hình thực tế kinh doanh của các hộ, tiến hành kiểm tra doanh thu…

Đối với hộ kê khai thì điều quan trọng là cần phải quản lý doanh thu kê khai, các hộ phải phản ánh trung thực đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ. Các hoạt động mua bán phải có hóa đơn chứng từ kèm theo. Tuy nhiên, việc chấp hành lại có rất nhiều bất cập, hầu hết các hộ đều tìm cách ghi giảm doanh thu thực tế mà các hộ có được, ghi tăng thuế đầu vào để được khấu trừ, bán hàng không xuất hóa đơn, các hộ chỉ kê khai doanh thu trên hóa đơn cịn doanh thu bán lẻ hầu như không kê khai.

Trong kê khai thuế khơng tránh khỏi những sai sót do tính tự giác của các hộ chưa cao, nhiều hộ lợi dụng quy trình quản lý thuế như tự kê khai, tự tính thuế đã khơng kê khai đúng với hoạt động kinh doanh của mình ghi giảm doanh thu để giảm số thuế thực tế phải nộp, khai sai tờ khai,

Ta có thể xem bảng số liệu dưới đây để hiểu rõ hơn tình hình doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể nộp theo hình thức kê khai:

Biểu 7: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ KÊ KHAI Đơn vị tính: đồng Ngành nghề Tính đến 31/12/2010 (1) Tính đến 31/12/2011 (2) So sánh Tuyệt đối (3)=(2) – (1) Tương đối (4)=(3)/(1) Sản xuất 23.108.236 33.258.020 10.149.784 43,9 Thương nghiệp 71.069.124 79.075.260 8.006.136 11,3 Dịch vụ 48.125.273 46.166.140 -1.959.133 - 4,1 Ăn uống 45.101.087 54.096.148 8.995.061 19,9 Vận tải 28.039.180 38.236.132 10.196.952 36,4 Cộng 215.442.900 250.831.700 35.388.800 14,1 ( Nguồn số liệu: tổng kết bộ GTGT – TNDN – TTĐB)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tính đến ngày 31/12/2011 Chi cục đã quản lý tương đối tốt doanh thu kê khai của các hộ kinh doanh. Trong năm qua, doanh thu các hộ kê khai là 250.831.700 đồng tăng 35.388.800 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 14,1%. Trong đó đáng chú ý là ngành vận tải đã tăng nhiều nhất là 10.196.952 đồng. Tiếp đến là ngành sản xuất tăng 10.149.784 đồng tương ứng với 43,9%. Trong đó chỉ có ngành dịch vụ giảm 1.959.133 đồng tương ứng với 4.1%. Như vậy, doanh thu của hầu hết các hộ đều tăng, có ý nghĩa quyết định tới việc tăng số thuế thu được. Có được kết quả như vậy ngồi ngun nhân tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ ổn định và phát triển cịn có lý do rất quan trọng đó là các cán bộ thuế đã bán sát tình tình của các hộ, hướng dẫn đơn đốc kê khai đúng, đủ, kịp thời. Việc các hộ trong các ngành ăn uống, vận tải, sản xuất,

thương nghiệp chiếm phần lớn trong tổng doanh thu cho thấy các hộ trong ngành tiếp tục phát triển làm ăn phát đạt, liên tục tăng về số lượng và doanh thu góp phần tăng số thuế. Tuy nhiên số hộ nghỉ cũng tương đối nhiều, làm giảm doanh thu cũng như số thuế nhưng doanh thu kê khai cũng tăng chứng tỏ các hộ kê khai dần ổn định và tìm được chỗ đứng vững chắc, thích nghi tốt với cơ chế tự kê khai.

Tuy nhiên trên thực tế khơng tránh khỏi những sai sót, những sai sót thường hay mắc phải đó là khai tờ khai sai, chưa đúng với thực tế, kê khai tăng để được giảm số thuế phải nộp cho NSNN.

Biểu 8: QUẢN LÝ DOANH THU KÊ KHAI MỘT SỐ HỘ ĐIỂN HÌNH

THÁNG 12 NĂM 2011

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tên hộ Ngành nghề Doanh thu

kê khai Doanh thu điều tra Tỷ lệ kê khai, kiểm tra (%) Hoàng Văn Tùng thương nghiệp 18.824 25.425 74,03

Lý Thị Lư Dịch vụ 38.750 42.360 91,47

Nông Ngọc Quyết Sản xuất 7.238 9.490 76,26

Nguyễn Thanh Bình Ăn uống 25.875 35.820 72,23

(Nguồn số liệu: báo cáo tổng hợp thực thu cá thể tháng 12/2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thực tế kiểm tra cao hơn doanh thu tự kê khai tính thuế của các hộ. Doanh thu kê khai chỉ bằng 78,49% doanh thu thực tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới số thu vào NSNN nếu như Chi cục không tiến hành kiểm tra lại. Đây là vấn đề nan giải trong công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như:

Một số hộ chỉ kê khai doanh thu bán hàng thể hiện qua hóa đơn bán hàng cịn doanh thu bán lẻ thì thường ít kê khai, thậm chí cịn nhiều hộ kê khai doanh thu là 0. Đặc biệt là các hộ kinh doanh ngành nghề karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn... có nhiều cách trốn thuế như kê khai quy mơ kinh doanh(số phịng kinh doanh, giá thu tiền dịch vụ..) không đúng với thực tế, bán hàng khơng xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn khi khách hàng có nhu cầu thanh tốn, xuất hóa đơn khơng ghi rõ nội dung hóa đơn,...

Có hộ kinh doanh cịn mượn danh nghĩa của cơng ty lớn, tự nhận là chi nhánh của công ty để tránh phải kê khai thuế.

Nguyên nhân của tình trạng này là một số hộ khơng am hiểu về chính sách sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ nên khơng ghi chép hoặc ghi chép không đúng quy định. Một số hộ không chấp hành đúng quy định về chế độ ghi chép sổ sách kế tốn , quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ, lợi dụng những sơ hở để làm ăn phi pháp, trốn lậu thuế. Mặt khác việc hướng dẫn, tuyên truyền cho các cán bộ về quản lý thuế còn thiếu, chưa sâu rộng, chưa bao quát hết được các hộ, chưa rõ ràng, công tác kiểm tra chưa triệt để, thường xuyên.

*Đối với hộ nộp thuế theo hình thức ấn định trên doanh thu

Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo hình thức ấn định trên doanh thu rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm là đơn guan trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và Chi cục. Song nhược điểm của phương pháp này là tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt khốn doanh thu khó có thể theo sát được sự biến động về giá cả, tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với sự biến động về tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Chi cục thuế thường xuyên dựa

trên giá cả thị trường của từng mặt hàng trên địa bàn, từng xã, từng khu vực để ấn định mức doanh thu sát với thực tế hơn. Chi cục thuế kết hợp với các ban ngành có chức năng tại địa phương tiến hành hiệp thương với từng hộ cá thể để đưa ra mức doanh thu ấn định cho hợp lý và phù hợp. Đồng thời để tạo được sự bình đẳng của các hộ nộp thuế và tạo niềm tin vào tính khách quan, cơng bằng thuế, khi ấn định hay thay đổi mức doanh thu ấn định thì cán bộ thuế phải công khai thông báo cho các đối tượng nộp thuế ngay tại địa điểm mà người nộp thuế đóng thuế. Ta có thể điều chỉnh doanh thu của hộ ấn định, tùy vào tình hình thực tế của từng hộ, từng ngành nghề mà ta có thể điều chỉnh cho phù hợp, kiểm tra doanh thu của các hộ tùy từng hộ có mức độ điều chỉnh hợp lý nếu hộ kinh doanh nào giảm doanh thu, thì sẽ phải giảm mức ấn định xuống và ngược lại. Ta có thể xem bảng số liệu dưới đây:

Biểu 9: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ ẤN ĐỊNH

Đơn vị tính: đồng Ngành nghề 31/12/2010 (1)Tính đến 31/12/2011 (2)Tính đến So sánh doanh thu Tuyệt đối (3)=(2) – (1) Tương đối (4)=(3)/(1) Sản xuất 108.128.230 119.108.423 10.980.193 10,1 Thương nghiệp 217.079.123 246.329.607 29.250.484 13,5 Dịch vụ 123.176.298 139.020.318 15.844.020 12,9 Ăn uống 130.120.218 147.121.324 17.001.106 13,1 Vận tải 117.137.131 131.018.328 13.881.197 11,8 Cộng 695.641.000 782.598.000 86.957.000 12,5 ( Nguồn số liệu: tổng kết bộ GTGT – TNDN – TTĐB)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu tính đến ngày 31/12/2011 của các hộ ấn định tăng thêm 86.957.000 đồng tương ứng với 12,5%. Tỷ lệ tăng khá cao và hầu hết tất cả các ngành đều tăng. Cụ thể ngành thương nghiệp tăng nhiều nhất 29.250.484 đồng tương ứng 13,5%, tiếp theo là ngành ăn uống 17.001.106 đồng tương ứng với tăng 13,1%, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 15.844.020 đồng tăng tương ứng là 12,9%. Nguyên nhân của việc ấn định doanh thu tăng là do sự tăng hộ dân cư , hộ kinh doanh được mở rộng và phát triển cửa hàng, tăng giá bán một số mặt hàng tăng số lượng chủng loại mặt hàng bán ra, hàng bán ra chất lượng cao hơn năm trước, tăng cường công tác kiểm tra sát sao hơn đối với các hộ kinh doanh. Qua đó có thể thấy cơng tác quản lý và điều chỉnh doanh thu của Chi cục có kết quả khả quan, Chi cục cần có thêm những biện pháp để duy trì tốc độ phát triển của ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ, và bên canh đó cần những biện pháp khuyến khích để cho ngành sản xuất và vận tải phát triển hơn để tăng thêm nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn tình hình quản lý doanh thu ta xem xét việc quản lý doanh thu của một số hộ điển hình sau:

Biểu 10: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU MỘT SỐ HỘ ẤN ĐỊNH

THÁNG 12 NĂM 2011

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tên hộ Ngành Doanh thu ấnđịnh Doanh thuđiều chỉnh

Tỷ lệ điều chỉnh, điều

tra

Nông Thị Lê Na Hàng ăn 4.580 5.293 86,52

Đinh Mạnh Dũng Sản xuất 3.763 4.805 78,31

Đặng Bảo Vân Dịch vụ 15.286 24.940 61,29

Bế Văn Chương Sửa chữa ô tô 5.800 8.336 69,57

Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu ấn định của các hộ gần như chỉ đạt 73,92% doanh thu thực tế làm cho số thuế bị thất thu lớn, tình trạng thất thu phổ biến ở tất cả các ngành nghề. Cùng với đó là các hộ mới ta kinh doanh thì tình hình doanh thu chưa ổn định, chưa xâm nhập, chiếm lĩnh được thị trường nên xác định căn cứ để ấn định doanh thu cịn gặp khó khăn, thơng thường mức thuế khởi điểm thấp, nếu khơng thường xun nắm bắt doanh số thì khả năng thất thu là khơng nhỏ, đó là cịn chưa kể đến hộ nghỉ hẳn, nghỉ tạm thời rồi thực chất vẫn tái kinh doanh, mở rộng thêm quy mô kinh doanh... nếu như Chi cục không phối hợp kịp thời và hiệu quả với các ban ngành thì sẽ rất khó khăn cho Chi cục hồn thành cơng tác thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện thạch an (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)