Công tác thu nộp là công đoạn cuối cùng của chu trình thu thuế. Việc quản lý khâu thu nộp thuế tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào NSNN và phản ánh xu hướng phát triển của nền kinh tế. Đối với hộ kinh doanh, công tác thu nộp thuế được thực hiện như sau:
- Hàng tháng căn cứ vào số hộ và tờ khai tính thuế đã được duyệt, bộ phận nghiệp vụ phát hành thông báo thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Trong thời gian quy định, đối tượng nộp thuế sẽ tiến hành nộp thuế. Đối với các hộ nhỏ cán bộ gửi thơng báo sau đó thu tiền bằng biên lai và cuối ngàu lập bảng kê nộp thuế thu được vào Kho bạc. Cán bộ thuế có trách nhiệm đơn đốc, theo dõi các hộ trên địa bàn mình phụ trách nộp thuế tại Kho bạc đúng thời hạn quy định ghi trong thông báo thuế.
- Hết thời hạn ghi trong thơng báo thuế mà hộ chưa nộp thuế thì Chi cục gửi thơng báo thuế lần hai và tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế. Nếu hết thời hạn hộ kinh doanh vẫn không nộp tiếp tục gửi thông báo lần ba, hết hạn đội trưởng
cùng các cán bộ Chi cục lập biên bản với các chủ hộ chưa nộp. Nếu các chủ hộ tiếp tục chống đối thì gửi hồ sơ thanh tra về Chi cục, Chi cục sẽ thông báo gửi UBND xã để kê biên tài sản. Hết hạn kinh doanh nếu không thi hành sẽ có quyết định bán tài sản và thu thuế cùng tiền phạt.
Nhìn chung cơng tác quản lý thu nộp tiền thuế được Chi cục thực hiện đúng theo trình tự trên. Trong thời gian qua, số thuế GTGT mà Chi cục ghi thu được ngày càng tăng, và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 11: TÌNH HÌNH GHI THU THUẾ GTGT
Đơn vị tính: đồng Ngành nghề Tháng 12/2010 Tháng 12/2011 So sánh
Tuyệt đối Tương đối
Sản xuất 10.936.372 12.697.203 1.760.831 16,1 Dịch vụ 14.275.130 15.423.204 1.148.074 8,1 Thương nghiệp 24.012.353 27.117.072 3.104.719 12,9 Ăn uống 14.601.775 16.768.122 2.166.347 14,8 Vận tải 14.098.025 12.104.538 - 1.957.487 - 13,8 Cộng 77.923.655 84.110.139 6.186.484 7,9
(Báo cáo kết quả thu thuế tháng 12 năm 2010 – 1011 hộ cá thể)
Qua bảng số liệu ta thấy số thuế GTGT thu nộp đối với hộ kinh doanh cá thể tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 6.186.484 đồng tương ứng với 7,9%. Nhìn chung các ngành đều tăng, riêng ngành vận tải là giảm. Cụ thể ngành sản xuất tăng 1.760.831 đồng với tỷ lệ tăng là 16,1%, ngành ăn uống tăng
2.166.347 đồng tăng tương ứng là 14,8%, ngành thương nghiệp tăng 3.104.719 đồng tăng tương ứng là 12,9%, ngành dịch vụ cũng tăng đáng kể 1.148.074 đồng tương ứng là 8,1%. Trong khi đó ngành vận tải lại giảm 1.957.487 đồng tương ứng giảm 13,8%, nguyên nhân dẫn đến ngành vận tải giảm số thu thuế là do trên địa bàn giao thông đường xá xuống cấp ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân, nguồn vốn đầu tư giảm…trong công tác quản lý thu nộp đối với các hộ kinh doanh ăn uống, dịch vụ, đặc biệt là vận tải.
Trong năm qua Chi cục cũng đã điều chỉnh được tình hình doanh thu tương đối nhiều hộ ở tất cả các ngành nghề. Để xem cụ thể Chi cục đã làm được như thế nào ta xem bảng số liệu sau:
Biểu 12: TÌNH HÌNH ĐIỀU CHỈNH DOANH THU NĂM 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng Ngành nghề Hộ Doanh thu cũ Doanh thu mới Doanh thu tăng Thuế cũ Thuế mới Thuế tăng Sản xuất 10 9.779 12.926 3.147 2.680 3.970 1.290 Thương nghiệp 37 34.124 45.903 11.779 12.276 21.347 9.071 Dịch vụ 18 17.464 23.593 6.129 8.414 11.727 3.313 Ăn uống 26 23.121 34.989 11.868 10.578 15.675 5.079 Vận tải 15 14.976 19.606 4.630 3.980 4.586 606 Cộng 106 99.464 131.017 31.553 37.928 533.305 15.377
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm qua Chi cục đã tiến hành điều chỉnh được 106 hộ cá thể, số thuế điều chỉnh được là 15.377.000 đồng. Như vậy, tỷ lệ điều chỉnh cịn ít nhưng số hộ bị bỏ sót cịn nhiều khiến số thuế thất thu cũng nhiều. Cụ thể ngành thương nghiệp số hộ đã được điều chỉnh nhiều nhất là 37 hộ với doanh thu điều chỉnh 11.779.000 đồng làm cho số thuế phải nộp tăng lên là 9.071.000 đồng. Tiếp tục là ngành ăn uống điều chỉnh được 26 hộ với doanh thu điều chỉnh là 11.868.000 đồng làm cho số thuế phải nộp tăng thêm là 5.079.000 đồng. Tiếp theo là điều chỉnh được 18 hộ của ngành dịch vụ với số doanh thu điều chỉnh được là 6.129.000 đồng làm cho số thuế phải nộp tăng thêm là 3.313.000 đồng tiền thuế. Ngành vận tải và ngành sản xuất số hộ và số doanh thu điều chỉnh được ít nên số thuế điều chỉnh được khơng nhiều. Việc khơng tiến hành điều chỉnh một cách tồn diện, đưa số hộ vào diện điều chỉnh cịn ít gây bất bình đẳng giữa các hộ, gây nên sự phản ứng của các hộ gây trở ngại cho công tác quản lý. Một số hộ sau khi điều chỉnh thì phàn nàn mức thuế quá cao, họ thắc mắc và đưa ra hàng loạt những lí do để chây ỳ, dây dưa tiền thuế phải nộp khiến cho công tác quản lý thu thuế gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó việc điều chỉnh doanh thu phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kế hoạch thu được giao, yếu tố giá cả, thu nhập, và sức mua của thị trường.... mà các hoạt động kinh tế thì ln thay đổi, diễn ra liên tục hàng ngày. Vì thế việc đưa ra mức doanh thu ấn định chỉ mang tính chất chủ quan chưa thể sát với thực tế kinh doanh của các hộ. Thêm nữa, vì mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận nên các hộ thường xuyên tìm cách che đậy doanh thu thật của mình để tìm cách giảm tiền thuế phải nộp. Trong năm Chi cục cùng với các ngành liên quan đã tiến hành điều tra doanh thu trên tất các ngành nghề, còn nhiều hộ doanh thu
ấn định thấp hơn rất nhiều so với doanh thu thực tế điều tra. Ta xem xét qua một vài trường hợp điển hình sau:
Để có cái nhìn tồn diện hơn về cơng tác quản lý thuế tại Chi cục thuế ta cần xem xét tình trạng thu hồi nợ tồn đọng thuế GTGT:
Chi cục thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ tồn đọng thuế, thông qua đội tư vấn xã, trưởng thôn kết hợp với Kho bạc và công an xã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đọng. Chi cục đã giao chỉ tiêu, kế hoạch thu hồi nợ cho từng đội thuế xã, phát động phong trào thi đua trong tồn Chi cục nhằm khuyến khích cán bộ thuế trong công tác thu nộp và thu hồi nợ tồn đọng thuế.
Ban lãnh đạo Chi cục yêu cầu đội thuế Liên xã phối hợp với UNBD xã , đội tư vấn thuế thành lập công tác liên ngành lê kế hoạch cụ thể từng tháng để triển khai công tác thu nợ.
Đội thanh tra thuế trên cơ sở danh sách các hộ nộp thuế cịn nợ tiến hành kiểm tra, sát sao hơn cơng tác thu nộp và thu hồi nợ tồn đọng của các đội thuế xã, và tình hình nợ đọng thuế của các hộ để tìm ra nguyên nhân nợ thuế của các hộ.
Nhưng do q trình thực hiện có nhiều hộ nộp thuế khi được thơng báo lên để giải trình và nộp thuế, cố tình trốn tránh khơng gặp cán bộ thuế, dây dưa ý lại đã gây khó khăn cho cơng tác thu hồi nợ tồn đọng. Sau 3 lần thông báo đối tượng nộp thuế khơng chấp hành thì mới được nhận sự giúp đỡ của cơ quan công an, điều này làm cho cơng tác thu hồi nợ đọng kéo dài. Vì bản thân cán bộ thuế khơng có chức năng, nhiệm vụ như công an.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức cá nhân có liên quan trong thời hạn 5
ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế nên khơng thể tránh khỏi tình trạng tẩu tán tài sản. Để hiểu sâu hơn ta đi phân tích bảng số liệu sau:
Biểu 13: TỶ LỆ NỢ ĐỌNG THUẾ GTGT CỦA HỘ KINH DOANH CÁ
THỂ MỘT SỐ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUA CÁC NĂM 2010 – 2011
ĐVT: 1000 đồng Tên đơn vị Tháng 12/2010 Tháng 12/2011 Ghi thu Thực thu Nợ % Nợ Ghi thu Thực thu Nợ % Nợ Đông Khê 62.092 59.180 2.912 4,68 70.864 67.230 3.634 5,12 Kim Đồng 35.680 33.263 2.417 6,77 40.123 38.450 1.673 4,16 Lê Lợi 10.163 8.795 1.368 13,46 12.370 10.832 1.538 12,4 Đức Xuân 14.219 11.244 2.975 20.92 18.163 15.237 2.926 16,1 Thái Cường 23.570 20.305 3.265 13,85 27.560 24.846 2.714 9.84 Vân Trình 18.090 15.475 2.615 14,45 22.300 20.679 1.621 7,83 Đức Thơng 8.870 6.380 2.490 28,07 10.700 8.946 1.754 16,3 Danh Sĩ 16.250 13.168 3.082 18,9 20.258 16.368 3.890 19,2
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT tồn Chi cục khơng lớn, so với số thực thu thì vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Như ở xã Kim Đồng tỷ lệ nợ đọng chỉ có 6,77% (tháng 12/2010) và đến tháng 12/2011 đã giảm xuống còn 4,16%, ở các xã Lê Lợi, Đức Xn, Thái Cường, Vân Trình, Đức Thơng đều có tỷ lệ nợ đọng giảm đáng kể. Tuy nhiên, ngoài các xã có tỷ lệ nợ đọng thì cịn có Thị Trấn Đơng Khê và xã Danh Sỹ có tỷ lệ nợ đọng cao, khơng hề giảm mà còn tăng cụ thể ở Đông Khê từ 4,68% tại tháng 12/2010 tăng lên 5,12 ở tháng 12/2011 và ở Danh Sỹ từ 18,9% lên 19,2%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế của các xã trong tháng 12/2011 tăng so với tháng 12/2010 là do sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng đặc biệt là những mặt hàng nông sản so với khung dự tính khi giao chỉ tiêu thu hồi bên cạnh đó một số cá nhân khơng có tinh thần trách nhiệm, chưa tự giác, kê khai sai số thuế... Song để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng này ta đi phân tích tình hình nợ đọng thuế GTGT của các hộ cá thể trên địa bàn Huyện Thạch An năm 2010 – 1011.
Biểu 14: TÌNH HÌNH NỢ ĐỌNG THUẾ GTGT CỦA HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN NĂM 2010 – 2011. ĐVT: 1000 đồng Tên xã Đến 31/12/2010 Đến 31/12/2011 So sánh
Hộ Thuế Hộ Thuế Số tuyệt đối Số tương đối
Hộ Thuế Hộ Thuế Đông Khê 363 30.427 371 30.822 8 395 2,20 1,29 Kim Đồng 287 31.785 235 27.656 - 52 - 4.129 - 18,11 - 12,99 Lê Lợi 146 16.085 122 14.210 -24 - 1.875 - 16,43 - 11,65 Đức Xuân 215 20.442 203 18.737 -12 - 1.705 - 5,58 - 8,43 Thái Cường 230 25.627 212 20.068 - 18 - 5.559 - 7,82 - 21,69 Vân Trình 198 18.378 183 17.475 - 15 - 903 - 7,57 -4,91 Đức Thông 121 10.468 112 9.680 - 9 -788 -7,43 -7,52 Danh Sĩ 162 17.210 176 18.960 14 1.750 8,64 10,16
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thu thuế tháng 12/2010 – 2011)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ đọng thuế thì số hộ nợ đọng thuế nhìn chung giảm, cùng với đó là số thuế nợ đọng cũng giảm đáng kể ở hầu hết các xã trên địa bàn Huyện, đây là tín hiệu đáng mừng trong cơng tác quản lý và thu hồi nợ đọng. Số nợ đọng giảm nhiều nhất là của xã Kim Đồng có số hộ nợ giảm 52 hộ, theo đó thì số thuế nợ đọng giảm 4.129.000 đồng (12,99%), tiếp theo là xã Thái Cường với số hộ giảm là 18 hộ tỷ lệ giảm là 7,82% tương ứng với số thuế nợ đọng giảm là 5.559.000 đồng, xã Lê Lợi với số hộ giảm là 24 hộ tỷ lệ hộ giảm là 16,43% tương ứng số thuế nợ đọng giảm là 1.875.000 đồng, xã
Đức Xuân giảm 12 hộ tỷ lệ hộ giảm là 5,58% tương ứng với số thuế nợ đọng giảm là 1.705.000 đồng, xã Vân Trình giảm 15 hộ (7,57%) tương ứng giảm với số thuế là 903.000 đồng, xã Đức Thông giảm 9 hộ (7,43%) tương ứng giảm với số thuế là 788.000 đồng. Bên cạnh đó trên địa bàn Huyện vẫn cịn một số xã có tỷ lệ nợ đọng thuế tăng điều này cho thấy công tác quản lý thuế của Chi cục thực hiện chưa đạt kết quả cao, chưa giải quyết được hết số nợ đọng của năm ngoái sang năm sau vẫn tăng như xã Danh Sỹ tăng 14 hộ với tỷ lệ tăng là 8,64% tương ứng với số thuế nợ đọng là 1.750.000 đồng, Đông Khê tăng 8 hộ với tỷ lệ tăng là 2,20% số thuế tăng tương ứng là 395.000 đồng. Điều này gây ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình quản lý của tồn Chi cục, ngun nhân dẫn đến tình trạng này là do một số hộ kinh doanh bỏ đi nơi khác, hoặc khơng kinh doanh nữa vì làm ăn thua lỗ cũng làm thất thu một số thuế nhất định.
Mặc dù số nợ đọng thuế là không lớn so với số thực thu nhưng sự tăng lên của nợ đọng thuế ở một số xã cũng phần nào phản ánh sự khó khăn phức tạp trong cơng tác thu nợ, dẫn đến tình trạng thất thu thuế, nguyên nhân chính là do:
- Cịn nhiều hộ khơng thực hiện nghiêm chỉnh nộp thuế theo quy định mà cố tình dây dưa trốn thuế, trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế. Chi cục chưa có biện pháp kiên quyết trong xử lý những trường hợp chậm nộp thuế, không nộp thuế theo quy định.
- Chi cục chưa quy trách nhiệm quyền lợi của cán bộ thu với số thuế nợ đọng. Chưa có sự phối hợp một cách có hiệu quả với các ban ngành các cấp chính quyền như cơng an, phịng tài chính, Kho bạc…
- Chính quyền địa phương cũng chưa quan tâm kịp thời, sát sao nên còn thiếu trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc thu nộp và xử lý vi phạm.
- Chi cục thuế chưa kịp thời động viên khen thưởng những hộ chấp hành nộp thuế đúng quy định và làm đúng theo luật quản lý thuế.
Nếu giải quyết tốt tỷ lệ nợ đọng thuế thì sẽ tạo điều kiện cho cơng tác chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao hơn.