7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.2.6. Các thuật ngữ được sử dụng
- Tài khoản (TK): là tài khoản tiền gởi do khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân mở tại ngân hàng. Tài khoản có thể là tài khoản của tổ chức, tài khoản của cá nhân, tài khoản đồng chủ tài khoản của các cá nhân, tài khoản đồng chủ tài khoản của tổ chức hoặc tài khoản đồng chủ tài khoản hỗn hợp.
- Số dư trên tài khoản: là tổng số tiền khách hàng cịn gởi trong tài khoản của mình tại ngân hàng.
Người sử dụng thẻ Ngân hàng phát hành Cơ sở tiếp nhận thẻ ATM Ngân hàng đại lý (1a) (1b) (3) (7) (3) (6) (2) (5) (4) (8)
- Máy ATM (Automated Teller Machine): hay còn gọi là máy rút tiền tự động, là thiết bị của ngân hàng mà chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thực hiện một số giao dịch khác do ngân hàng cung cấp.
- Máy POS (Point of Sale): máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng. - Giao dịch thẻ: là giao dịch mà chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện rút tiền mặt hoặc nhận các dịch vụ khác tại máy ATM.
- Chuyển khoản: là việc trích tiền gởi từ một tài khoản cá nhân hay tổ chức này để chuyển vào tài khoản của cá nhân hay tổ chức khác ở cùng một ngân hàng hay ở 2 ngân hàng khác nhau thông qua các phương tiện như: séc, lệnh chi, thẻ chi trả…
- Mã số cá nhân (PIN): là mã số bảo mật do chủ thẻ tự chọn và cài đặt để sử dụng trong các giao dịch, gồm từ 04 đến 06 số và được tự động đăng ký vào hệ thống quản lý thẻ. Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số PIN.
2.1.2.7. Sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay
a. Sơ lược tình hình phát triển thẻ thanh tốn ở Việt Nam
Cách đây 10 năm, thẻ thanh toán của ngân hàng được du nhập vào nước ta. Thị trường trong nước còn chấp nhận nó một cách dè dặt do đa số người dân vẫn cịn thói quen sử dụng thanh tốn bằng tiền mặt là chủ yếu, và những tiện ích của thẻ vẫn cịn hạn chế. Cho đến hiện nay, có đến 20 ngân hàng phát hành thẻ, thị trường thẻ ngày càng trở nên sôi động do các chiêu thức thu hút khách hàng đa dạng và phong phú của các ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng Đông Á đã đi đầu, triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện nước qua thẻ với phương châm "5 không" cho khách hàng: không thao tác, không đi lại, không xếp hàng, không đợi chờ và khơng mất phí. Người sử dụng thẻ cịn có thể dùng thẻ của mình để tra cứu thơng tin của tài khoản mình, cập nhật dữ liệu cần thiết như tỷ giá, lãi suất, chứng khốn... Các ngân hàng cịn đề ra các hình thức hấp dẫn khách hàng là các dịch vụ giao dịch trên thẻ đều được miễn phí và hưởng tiền lãi trên số dư tài khoản. Tiện ích của thẻ ngày càng được khẳng định, thẻ ATM ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dân giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông.
Năm 2002 - 2003 số lượng thẻ tăng là 140.000 thẻ đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ nền văn minh thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Năm 2004 số lượng thẻ tăng vượt bậc lên 560.000 thẻ đến cuối năm 2005 số thẻ phát hành đạt đến con số là 2.000.000 thẻ. Dịch vụ ngân hàng tiện ích này cho phép mở rộng phạm vi thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đem lại sự thuận tiện cho người dân khi chấp nhận sử dụng thẻ và cho các doanh nghiệp lớn có số lượng cơng nhân đơng.
Thị trường thẻ Việt Nam với những ưu điểm là phát hành đơn giản, dễ sử dụng cho nên số lượng thẻ nội địa của Việt Nam đã tăng 300% trong vòng 2 năm trở lại đây. Năm 2005 tăng đến 400% và doanh số thanh toán bằng thẻ nội địa của năm 2004 đã tăng 56 lần so với doanh số thanh toán của năm 2002, với doanh số hoạt động của thẻ đến 9/2/2006 là 11.444 tỷ đồng. Thẻ nội địa ra đời sau hàng chục năm nhưng số lượng thẻ nội địa hiện nay đã vượt gấp khoảng hơn 3 lần so với thẻ thanh toán quốc tế. Theo ước tính, số lượng thẻ nội địa của Việt Nam đang vào khoảng 1,6 triệu thẻ trong khi thẻ thanh toán quốc tế mới chỉ vào khoảng 500.000 thẻ. Hiện nay có tổng số 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế với tổng số thẻ hiện nay là 2,1 triệu thẻ. Các ngân hàng cũng đã lắp đặt được tổng số 2.000 máy ATM so với trước đây chỉ có 700 máy ATM, và 12.000 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS). Bên cạnh đó, số lượng tài khoản cá nhân tiếp tục tăng mạnh từ khoảng hơn 1 triệu tài khoản vào cuối năm 2004 nhưng đến nay đã lên tới khoảng 5 triệu tài khoản. Thẻ tín dụng đang là xu hướng được các ngân hàng đẩy mạnh.
Chúng ta thấy với 90% doanh số thanh tốn bằng thẻ tín dụng ở Việt Nam bắt nguồn từ du khách và người nước ngoài trong khi 90% khoản chi tiêu cá nhân tại Việt Nam lại là tiền mặt. Trong tổng số hơn 83 triệu dân của Việt Nam mới có khoảng 6 triệu người sử dụng dịch vụ ngân hàng đó là một tỷ lệ cịn q ít. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển thẻ với tốc độ khá nhanh.
Hiện nay, loại thẻ được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là thẻ ATM do nhiều ngân hàng phát hành. Liên minh thẻ Vietcombank (VCB) đã đạt hơn 1 triệu thẻ
và. Hệ thống Viet Nam Bank Card (VNBC) của Ngân hàng Đông Á với 400.000 thẻ và dự kiến đạt 1,2 triệu thẻ vào cuối năm.
b. Những tồn tại trong hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam
Mặc dù trong nhiều năm qua tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán nước ta đã giảm đáng kể, năm 2005 là 19,01% và năm 2006 còn 17,21% nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế tiền mặt, là miếng đất màu mỡ phát sinh tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, tẩy rửa tiền bẩn, tài trợ khủng bố; làm tăng chi phí cho việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, kiểm đếm tiền mặt; chi phí càng tăng khi khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng theo tốc độ phát triển kinh tế; nạn tiền giả đang làm thiệt hại cho người dân và nền kinh tế Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, ngày 24/08/2007 Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 20/2007/TTg về việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo từng giai đoạn, tới đây có thêm việc trả lương hưu và người có cơng qua tài khoản, là cấu phần trong đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 của Việt Nam tại quyết định số 291/2006/QĐ – TTg ngày 29/12/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên Việt Nam gặp phải những khó khăn sau:
- Sự quá tải hệ thống máy ATM:
Nếu tính tốn theo số lượng máy ATM hiện có và số thẻ đã phát hành thì mỗi máy phải phục vụ cho hơn 16.000 người; nếu sau khi thực hiện trả lương cho các đối tượng hưởng lương theo ngân sách và hưởng lương hưu khoảng trên 10 triệu người, chắc chắn sẽ dẫn đến sự quá tải cục bộ tại một số máy ATM, nhất là sau kỳ lĩnh lương, nhưng để đảm bảo thanh toán qua thẻ ATM tăng đột biến theo chỉ thị của Chính phủ, số lượng máy ATM và máy POS chắc cần phải tăng nhiều lần so với hiện nay, liệu các NHTM có đủ năng lực tài chính để đầu tư hay khơng?
- Người sử dụng chưa quen với công nghệ thẻ:
Theo kết quả điều tra với 400 người dân được hỏi, cho thấy: + Số người đang sử dụng thẻ ATM là 79 chiếm tỷ lệ 19,75%.
+ Mức độ nhận thức của người dân về các điều kiện về sử dụng thẻ chỉ có 9 người trả lời đúng, chiếm 2,25%, số người trả lời sai là 391 người, chiếm tỷ lệ 97,75% nhất là người lao động, người nghỉ hưu, hưởng lương theo trợ cấp chính sách phần lớn là người cao tuổi, trí nhớ kém dễ quên các thao tác sử dụng máy, quên mật khẩu (số Pin) sẽ là trở ngại cho việc mở rộng sử dụng mặt bằng thẻ dụng thẻ.
- Hạn chế thanh toán tiền mặt bằng thẻ ATM là chưa đáng kể:
Với thu nhập như hiện nay của phần lớn cán bộ, công chức, hạ sĩ quan lực lượng vũ trang, những người nghỉ hưu chỉ đủ trang trải chi phí tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày thì việc sử dụng thẻ ATM để trả lương, phụ cấp chỉ thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức chi trả lương được nhanh chóng thơng qua các ngân hàng; đối với những người có thu nhập thấp, sau khi nhận lương qua thẻ, ngay sau đó sẽ đến máy ATM rút tiền mặt ra sử dụng, chỉ để lại số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng, như vậy thay vì nhận trực tiếp tiền mặt tại quỹ của các tổ chức chi trả thì nay nhận tiền từ máy ATM. Theo khảo sát của các chuyên gia về thẻ cho thấy có tới 70% số tiền trên tài khoản được rút bằng tiền mặt
- Nền kinh tế Việt Nam vốn là nền kinh tế tiền mặt, người Việt Nam có thói quen sử dụng dụng tiền mặt.
- Thu nhập bình quân đầu người thấp. thu nhập của đại bộ phận cán bộ công nhân viên chức chưa cao, tiền lương và các khoản thu nhập khác chỉ đủ cho chi tiêu tối thiểu về sinh hoạt hàng tháng, có đâu tiền để số sư trên tài khoản mà mở thẻ và sử dụng thẻ.
- Hơn 70% lực lượng lao động xã hội là nông dân và tập trung trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nơng thơn, trình độ dân trí thấp.
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ: điện, nước, bưu chính viễn thơng, thuế, học phí… ưa thích thu và thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt.
- Các cơ quan, doanh nghiệp có người lao động ưa thích chi trả lương và thu nhập khác tiện lợi hơn sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu, thông tin về thị trường thẻ ở Việt Nam, các đối thủ
cạnh tranh, tình hình kinh tế… trên các sách, báo, tạp chí ngân hàng, internet… - Các số liệu thực tế thu thập tại Phịng Kế tốn và Phịng Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh: dựa trên phương pháp so sánh số liệu tương đối và phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối giữa các năm để thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động thẻ tại ngân hàng.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Δy = y1 – y0 Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh số tương đối
Mục đích của so sánh số tương đối:
- So sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có mối liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một số chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
- So sánh hiệu quả với kỳ hoạt động trước, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động.
Trong đó:
yi: mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo) yi-1: mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở so sánh) ti: Là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.
Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các doanh nghiệp cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT (hay còn gọi là ma trận TOWS) như được trình bày như sau:
SWTO ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
CƠ HỘI (O) S + O W + O
THÁCH THỨC (T) S + T W + T
Trong đó:
- Chiến lược S - O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của doanh nghiệp.
- Chiến lược W - O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.
- Chiến lược S - T xác định những cách thức mà doanh nghiệp có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.
- Chiến lược W - T nhằm hình thành một kế hoạch phịng thủ để ngăn khơng cho các điểm yếu của chính doanh nghiệp làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngồi.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CẦNTHƠ THƠ
3.1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài gịn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Sacombank được thành lập vào năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại Tp. HCM với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2003 Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 720 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân.
Năm 2002, lần đầu tiên cơng ty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đầu tư vào một ngân hàng TMCP Việt Nam với tỉ lệ 10%/vốn điều lệ và trở thành cổ đơng lớn nước ngồi thứ 2 của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Năm 2006, sau lần thay đổi vốn điều lệ lần thứ 24 vào ngày 10/04/2006 Sacombank có vốn điều lệ là 1.899.472.990.000 đồng, vốn tự có là 2.392.188.990.000 đồng. Và hiện nay Vốn điều lệ của ngân hàng là 4.449 tỷ đồng. Cơ cấu vốn cổ đông bao gồm: các cổ đơng trong nước, ngồi ra ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cịn có 3 cổ đơng lớn nước ngồi:
- Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank).
- Tập đồn tài chính Anh Quốc – Dragon Financial Holdings. - Tập đoàn Ngân hàng Úc & NewZeland – ANZ.
Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập, đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển trên 210 chi nhánh và Phòng Giao dịch trải khắp các tỉnh thành kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước: Miền Bắc, Duyên hải Miền Trung và Miền Nam.
Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và am hiểu nghiệp vụ, Sacombank ln nổ lực khơng ngừng mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
3.1.2. Tổng quan về Sacombank Cần Thơ
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập vào ngày 31/10/2001, trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng TMCP