Môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển hoạt động thẻ cho ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh cần thơ (Trang 65)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2. MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI

4.2.4. Môi trường cạnh tranh

Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng diễn ra hết sức sơi động. Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động thẻ và đã tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác với những mức phí dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng của mình. Và một trong những dịch vụ đang phát triển khá mạnh là phát hành thẻ thanh tốn và thẻ tín dụng quốc tế.

Các loại thẻ trên thị trường hiện nay:

Tính đến nay có khoảng trên 20 ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia vào nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ với tổng số tài khoản trên một triệu tài khoản cá nhân. Trong đó có hơn 50% tài khoản đã sử dụng thẻ. Cần Thơ là một trong những thành phố trong nước có số lượng tài khoản cá nhân tăng khá nhanh, và là một thị trường tiềm năng về phát triển dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ diễn ra hết sức sơi động với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ hàng đầu trong cả nước như: Vietcombank, Đông Á, Vietinbank, Agribank, BIDV… Và hiện nay đã có thêm nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ và tung ra sản phẩm mới như ngân hàng An Bình, VIBank. Qua đó cũng thấy được tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Cần Thơ sôi động như thế nào.

Sau đây là một số đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ của một số đối thủ cạnh tranh của Sacombank và hiện một số ngân hàng này đang chiếm giữ thị phần thẻ tại Cần Thơ hiện nay:

a. NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETTCOMBANK)

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là NHTM đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, hiện nay Vietcombank đang chiếm giữ vị trí hàng đầu về thị phần thẻ và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng

thông dụng trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diners Club. Trong các loại thẻ trên thị trường thì thẻ Vietcombank có khá nhiều chức năng. Điểm mạnh của thẻ Vietcombank là cùng với có nhiều chức năng, mạng lưới của Vietcombank rất rộng đã khai thác triệt để hiệu quả không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các tỉnh thành trong nước. Tới nay, tại Cần Thơ ngân hàng Vietcombank đã phát hành được 19.840 thẻ và có 28 máy ATM sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của quý khách trong và ngoài nước. Hơn nữa, Vietcombank cịn là ngân hàng chủ trì trong liên minh 17 ngân hàng phát hành thẻ. Hiện nay chủ thẻ Vietcombank tại Tp. Cần Thơ có thể sử dụng thẻ thanh toán tại 28 máy ATM Vietcombank và hàng chục máy ATM của các ngân hàng trong liên minh các ngân hàng phát hành thẻ.

Các sản phẩm thẻ của Vietcombank: - Thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 và SG24

- Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank MTV MasterCard và thẻ Connect24 quốc tế.

- Thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard cội nguồn

- Thẻ tín dụng quốc tế American Express và thẻ Vietcombank Airlines American Express.

b. NGÂN HÀNG ĐÔNG Á (EAB)

Là một ngân hàng trong khối thương mại cổ phần nhưng Đông Á đang thực sự là một đối thủ lớn đối với các ngân hàng lớn như Viecombank, Vietinbank, BIDV và Agribank trong lĩnh vực thẻ. Sản phẩm thẻ đa năng Đơng Á đã có bước phát triển ấn tượng sau khi ra mắt thị trường ở Việt Nam từ tháng 07/2003. Số lượng thẻ phát hành mới liên tục tăng qua các năm với tốc độ hơn 300 %/năm. Đến cuối năm 2007, số lượng thẻ Đa năng Đông Á tại Cần Thơ đạt khoản 60.000 thẻ. Về số lượng máy ATM ngân hàng Đông Á cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong các ngân hàng thuộc khối cổ phần với 27 máy ATM và 29 máy POS. Xác định Thẻ là một công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch ngân hàng mọi lúc – mọi nơi, Đông Á đã tập trung phát triển và cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích qua thẻ Đa Năng (hiện là loại thẻ có nhiều

tiện ích nổi trội mà các ngân hàng khác khơng có như: gửi tiền trực tiếp tại máy ATM, sử dụng giao dịch bằng máy ATM dễ dàng, hiện đại nhờ sự hỗ trợ của màn hình và giọng nói hướng dẫn khách hàng từng bước trong giao dịch; tiện ích thấu chi… Tuy nhiên, Đơng Á cũng có nhược điểm là mạng lưới chi nhánh chưa đầy đủ ở các tỉnh thành và số lượng máy ATM vẫn còn hạn chế. Điều này xuất phát từ sự hạn chế về tiềm lực tài chính của khơng riêng ngân hàng Đơng Á mà còn của các ngân hàng khác thuộc khối thương mại cổ phần. Để khắc phục nhược điểm này ngân hàng Đông Á đã tham gia liên minh VNBC (Vietnam Bank Card) để mở rộng mạng lưới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn đưa ra biện pháp là cho phép các chủ thẻ rút tiền ở các CSCNT kiêm đại lý rút tiền mặt. Việc này giúp Đơng Á mở rộng mạng lưới ít chi phí hơn vì POS rẻ hơn ATM. Hiện nay Đơng Á chỉ phát hành thẻ đa năng.

c. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM (AGRIBANK)

Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam cũng nổi lên trên thị trường dịch vụ ngân hàng từ năm 2003 và hiện nay ngân hàng đã có hơn 600 máy ATM (tại Tp. Cần Thơ có 12 máy) và phát triển gần 1 triệu chủ thẻ. Ngân hàng này có lợi thế hơn cả về mạng lưới giao dịch trên tồn quốc, khơng chỉ ở các trung tâm tỉnh thành mà cả ở các vùng sâu, vùng xa. Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp với hơn 2.000 chi nhánh và gần 3 vạn cán bộ ngân hàng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, với sự ra đời và hoạt động của Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (Bank net – VN) mà Agribank là thành viên chính sẽ kết nối hệ thống các ngân hàng trên toàn quốc, ngày càng cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển thanh toán thẻ.

Các sản phẩm thẻ của Agribank: - Thẻ ghi nợ nội địa Success - Thẻ tín dụng nội địa.

d. NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB)

Ngân hàng Á châu là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay, và cũng là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của

Sacombank vì đối tượng của ACB cũng là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ, hiện nay ACB có khá nhiều sản phẩm thẻ đang kinh doanh như:

- Thẻ tín dụng nội địa - Thẻ tín dụng quốc tế

- Thẻ thanh toán và rút tiền nội địa - Thẻ thanh tốn và rút tiền tồn cầu

+ ACB Visa Debit/MasterCar Dynamic + ACB Visa Electron/MasterCar Electronic

Và hiện nay ACB vừa tung ra thị trường sản phẩm thẻ ATM2+ với nhiều chức năng và tiện ích mới nhằm đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Hiện nay tại Cần Thơ ACB chỉ đặt 3 máy ATM tại chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng.

Bảng 8: Ưu điểm và nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh

Ngân hàng ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

VIETCOMBANK - Thương hiệu mạnh

- Tiềm lực tài chính - Đứng đầu trong liên minh 17 ngân hàng phát hành thẻ - Cung cấp các sản phẩm thẻ tiên phong, độc quyền - Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận 5 lại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới

- Do quá nhiều khách hàng nên phải chờ lâu - Các giao dịch thường bị báo lỗi do quá tải, nhất là thời điểm lễ, tết

EABANK - Chiến lược phát triển

thẻ là chủ đạo

- Thẻ có nhiều tiện ích (gửi tiền qua mạng, thấu

- Mạng lưới chi nhánh chưa đầy đủ khắp các tỉnh thành

- Miễn phí mở thẻ và không yêu cầu số dư tối thiểu

- Ngoài ATM, chủ thẻ có thể rút tiền tại các máy POS

- Sử dụng máy ATM dễ dàng hơn do có sự hỗ trợ của giọng nói

- Phát hành thẻ nhiều nhưng số lượng khách hàng giao dịch còn hạn chế

AGRIBANK - Thương hiệu mạnh

- Tiềm lực tài chính mạnh - Mạnh lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh vùng sâu, vùng xa - Mạng lưới ATM rộng khắp

- Không yêu cầu số dư

- Sản phẩm thẻ ít

- Chưa coi trọng công tác marketing, quảng bá sản phẩm

ACB - Thương hiệu mạnh

- Có nhiều sản phẩm thẻ - Có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp - Ln là ngân hàng có lợi nhuận hàng đầu trong cả nước - Phí cao - Phát hành thẻ nhưng lượng giao dịch ít - Hệ thống máy ATM còn hạn chế 4.2.5. Thị trường chủ thẻ

Một trong những việc làm quan trọng trong phân tích mơi trường kinh doanh thẻ là tìm hiểu về thị trường chủ thẻ. Việc tìm hiểu thị trường chủ thẻ, cụ thể là tìm hiểu về đời sống người dân địa phương chủ yếu là xem xét khả năng

mà họ sẽ sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chủ thẻ, trong đó có các yếu tố quan trọng sau:

- Thu Nhập

Phản ánh khả năng tham gia vào thị trường, các hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng như khả năng chi trả các khoản chi phí phát sinh. Thu nhập người dân càng cao, mức sống cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng sẽ tăng theo. Mức thu nhập bình qn đầu người cịn thấp là một trong những khó khăn cho việc phát triển thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với trước đây thì đời sống người dân cũng đang từng bước được cải thiện đáng kể, nhất là công nhân viên chức hưởng lương do thực hiện chính sách tăng lương theo Nghị định 118/2005/NĐ – CP từ tháng 10/2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 980 USD tăng 280 USD do với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tích cực để đẩy mạnh cơng tác phát triển thẻ trong thời gian sắp tới.

- Thói quen của người dân

Ở Việt Nam trên 99% các khoản chi tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, điều này ở một số nước đang phát triển ở khu vực như Singapore khơng xảy ra, thanh tốn tiền mặt chỉ dùng cho chi tiêu dùng nhỏ lẻ, chính vì vậy nên thị trường thẻ tại đó rất phát triển. Thực tế cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ nhiều năm ra đời ở Việt Nam vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi. Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ cịn ít so với tiềm năng thị trường tại Việt nam là do thói quen và tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng vẫn cịn khá phổ biến.

- Trình độ học vấn

Đa số người có trình độ học vấn cao thì khả năng am hiểu thị trường và nắm bắt các thông tin về sản phẩm dịch vụ nhanh hơn cũng như mức độ chấp

Cần Thơ đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ trước thời hạn. Mạng lưới trường lớp mở rộng khắp địa bàn, linh hoạt thích hợp với nhu cầu học tập của học sinh và công nhân viên chức. Theo tổng cục thống kê Tp. Cần Thơ, năm 2006 Cần Thơ có 178.493 học sinh phổ thông; số sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố là 23.759 sinh viên, số học sinh trung học chun nghiệp là 10.786 người; cơng nhân kỹ thuật (chính quy) là 3.418 người; đào tạo sau đại học 1.052 người. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết là 98,44%. Ngồi ra, Cần Thơ cịn có 10 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 1 trường dân tộc nội trú, 62 trung tâm học tập cộng đồng, 41 cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học.

Tóm tại, những hạn chế về thu nhập, trình độ học vấn và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân đã tạo lựa cản cho sự phát triển của hoạt động thẻ trong thời gian qua. Tuy nhiên, những yếu tố này đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, thu nhập và trình độ học vấn của người dân ngày càng nâng cao là điều kiện rất tốt để các ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín phát triển thị trường thẻ trong thời gian tới. Với dân số hơn 1 triệu người, thị trường thẻ tại Tp. Cần Thơ có rất nhiều tiềm năng. Vấn đề là các ngân hàng phải làm sao để có thể đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam, thâm nhập và phát triển thị trường một cách tốt nhất.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ CHO NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. CƠ SỞ ĐƯA RA BIỆN PHÁP

Sau khi phân tích tình hình hoạt động và những yếu tố ảnh hưỏng trên, căn cứ vào tình hình hiện tại của ngân hàng và nền kinh tế hiện nay để đưa ra ma trận SWOT nhằm thấy được đâu là những cơ hội và đâu là những thách thức của thị trường để từ đó dựa vào những thế mạnh tại ngân hàng để đưa ra những chiến lược nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm yếu để tận dụng những cơ hội bên ngoài và né tránh các nguy cơ đe doạ đối với sự phát triển của ngân hàng.

Bảng 9: Phân tích SWOT S S W O T ĐIỂM MẠNH (S) 1. Ngân hàng hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm.

2. Có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam hiện nay.

3. Lực lượng nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động trong cơng việc.

4. Có được mối quan hệ rộng rãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn hoạt động. 5. Mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành phố. ĐIỂM YẾU (W) 1. Chức năng, tiện ích của thẻ cịn hạn chế. 2. Hệ thống máy ATM và máy POS còn hạn chế. 3. Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức.

4. Chưa có đội ngũ phụ trách riêng cho lĩnh vực thẻ.

5. Chất lượng phục vụ chưa đạt chất lượng cao.

CƠ HỘI (O)

1. Tốc độ phát triển của Việt Nam là khả quan, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định.

2. Cơ hội mở rộng thị trường từ việc gia nhập tổ chức WTO. 3. Mức thu nhập cá nhân đang được cải tiến nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng tăng.

4 Công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn.

5. Nhà nước có chính sách khuyến khích thanh tốn qua ngân hàng để giảm lượng tiền lưu thơng và dễ kiểm sốt.

KẾT HỢP S + O

- Tiếp cận khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua thẻ

- Không ngừng hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng

KẾT HỢP W + O

- Đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra sản phẩm thẻ mới có nhiều tiện ích

- Tăng cường cơng tác quảng cáo, tiếp thị để mở rộng thị phần

THÁCH THỨC (T)

1. Áp lực cạnh tranh từ nhiều ngân hàng trong lĩnh vực thẻ 2. Việc an ninh trong lĩnh vực thẻ ngày càng khó khăn

3. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam

KẾT HỢP S + T

- Tăng cường biện pháp

phòng ngừa rủi ro

- Đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới

KẾT HỢP W + T

- Đầu tư thêm các máy ATM và mở rộng các máy POS tạo sự thuận tiện cho khách hàng - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá - Nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tăng khả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển hoạt động thẻ cho ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh cần thơ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)