PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG
2.3.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động xuất khẩu của Cơng ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Mặc dù chịu ảnh hưởng khơng ít từ tình trạng suy thối kép của nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu của Công ty vẫn thu được những kết quả rất đáng khích lệ:
Thứ nhất, về kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của DGC tăng
trưởng mạnh và tương đối đều qua các năm, tới năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 46,77 triệu USD, gấp 2,8 lần so với năm 2009. Vượt qua những khó khăn về chi phí tăng cao, nhu cầu thị trường có phần giảm sút do suy thối kinh tế, Cơng ty đã biết tận dụng những lợi thế sẵn có của mình về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và cải thiện trong khâu marketing sản phẩm.
Thứ hai, về các mặt hàng xuất khẩu: Về mặt cơ cấu, Cơng ty đã có sự điều
chỉnh khéo léo về định hướng mặt hàng xuất khẩu chủ đạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong tình hình mới. Sản phẩm photpho vàng đã thu được nhiều đơn hàng lớn, lâu dài và ổn định, sẽ tiếp tục là sản phẩm chủ lực của Công ty trong các năm tiếp theo. Về mặt chất lượng, các sản phẩm của DGC được trải qua quy trình sản xuất với cơng nghệ tiên tiến đạt chuẩn ISO 9001:2000 do tập đoàn GLOBAL - Anh Quốc cấp và phải thông qua khâu kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng. Các sản phẩm hầu hết đều đã có uy tín lâu năm trên thị trường, được bạn hàng tin cậy.
Thứ ba,về các thị trường xuất khẩu: Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của
Công ty trong những năm gần đây đã được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đối với các thị trường truyền thống, Công ty luôn chú trọng việc xây dựng mối quan hệ thân thiết gắn bó với các bạn hàng, lấy chữ tín và chất lượng sản phẩm làm ưu tiên hàng đầu. Nhờ vậy, năm 2011, Công ty đã ký được nhiều hợp
đồng xuất khẩu có giá trị lớn hơn và thường xuyên hơn với các khách hàng quen thuộc. Đối với thị trường mới, Công ty đang cố gắng đẩy mạnh cơng tác thăm dị thị trường, bước đầu có những tiến triển khả quan tại thị trường Đài Loan và Hồng Kông với một vài đơn hàng tương đối lớn, nổi bật như OIC Co., Ltd của Hồng Kơng.
Thứ tư, về hình thức xuất khẩu: Cơng ty áp dụng xuất khẩu trực tiếp tới hơn
95%. Điều này cho thấy năng lực cũng như kinh nghiệm của Công ty đối với hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp cũng góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, rút ngắn thời gian và kiểm soát tốt hơn các đơn hàng xuất khẩu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
Nhìn chung, sau 8 năm thực hiện cổ phần hóa và đổi mới phương thức kinh doanh, bằng sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trong Công ty, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hóa chất của Cơng ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang ln hồn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo điều kiện cho Công ty không ngừng phát triển qua từng năm.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang vẫn cịn một số điểm hạn chế như sau:
Thứ nhất là, giá trị xuất khẩu hàng năm của Công ty tuy tương đối lớn, nhưng
vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của ngành cũng như của chính Cơng ty. Ngồi hệ thống sản xuất photpho vàng, các hệ thống còn lại đều chưa hoạt động đến cơng suất tối đa, gây lãng phí trong chi phí duy trì hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng. Chi phí sản xuất cịn cao dẫn đến lợi nhuận rịng thu được khơng nhiều dù doanh thu từ hoạt động xuất khẩu khá lớn.
Thứ hai là, chiến lược kinh doanh giai đoạn mới xác định photpho vàng cùng
nhóm bột giặt và các chất tẩy rửa khác là hai nhóm sản phẩm chính; tuy nhiên, sản lượng nhóm các chất tẩy rửa có phần giảm sút trong năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm này năm 2011 giảm khá nhiều so với năm trước cả về giá trị và tỉ trọng, chỉ còn chiếm 12,4% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy Cơng ty có triển khai nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tạo được bước đột phá.
Thứ ba là, Công ty mới chỉ tập trung xuất khẩu sang một số thị trường truyền
thống như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. Công tác nghiên cứu mở rộng thị trường còn khá hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu. Điều này làm Cơng ty chịu sự phụ thuộc vào các thị trường chính,
kém linh hoạt với những biến động của thị trường thế giới và có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn trong hoạt động xuất khẩu.
Trên đây là những điểm còn tồn tại của Cơng ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang, do đó Cơng ty phải sớm thừa nhận và sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
2.3.2.1. Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan:
Là một doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế, mọi hoạt động của Công ty đều chịu sự chi phối bởi những nhân tố khách quan như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, môi trường cạnh tranh…
Về mơi trường pháp lý: Sự khác biệt về các chính sách và thủ tục pháp lý của
từng quốc gia gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường, gây ra rủi ro pháp lý cho hoạt động xuất khẩu. Các chính sách của Nhà nước thay đổi tương đối chậm, chưa theo sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, dẫn đến chưa tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến phát triển thị trường của Công ty.
Về môi trường kinh tế xã hội: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009
cùng những hệ quả của nó đã làm cho kinh tế thế giới biến động theo chiều hướng tiêu cực, giá nguyên nhiên liệu tăng cao gây áp lực tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường quốc tế lại giảm sút. Ngoài ra, biến động về giá trị đồng ngoại tệ gây rủi ro tỷ giá cho các đơn hàng xuất khẩu.
Về mơi trường cạnh tranh: Một trong hai nhóm mặt hàng chiến lược là các
chất tẩy rửa, đặc biệt là sản phẩm bột giặt, có sự cạnh tranh khốc liệt từ các cơng ty có tên tuổi dẫn đến lợi nhuận khơng cao. Ngồi ra các sản phẩm hóa chất khác như STPP, H3PO4… vấp phải sự canh tranh rất lớn do có các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ Trung Quốc.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Bên cạnh những nguyên nhân nằm ngồi sự kiểm sốt của DGC thì ngun nhân thuộc về chính bản thân Cơng ty cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011.
Thứ nhất là, trình độ kỹ thuật-cơng nghệ của Cơng ty tuy đã được chứng nhận
đạt ISO: 9001-2000 nhưng vẫn chưa có sức thuyết phục cao với các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU. Trang thiết bị đầu tư còn tương đối dàn trải, kém đồng bộ, chưa huy động được hết cơng suất máy móc, gây tốn kém chi phí mà hiệu quả thu được không cao.
Thứ hai là, nguồn nguyên nhiên liệu của Cơng ty chưa đảm bảo được tính ổn
định. Giá nguyên nhiên liệu biến động thất thường do tình hình biến động của kinh tế thế giới. Đặc biệt khi tìm nguồn ngun liệu, đơi lúc cơng ty tìm nguồn khơng thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi cịn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng.
Thứ ba là, năng lực tiếp thị còn hạn chế, vẫn dựa dẫm vào các quan hệ làm ăn
cũ mà chưa xây dựng được chiến lược tiếp thị cho các bạn hàng tiềm năng. Với một số thị trường, Cơng ty chưa chủ động tìm đến khách hàng mà để khách hàng liên lạc thông qua bên thứ ba hoặc bị các đối thủ tranh mất. Đầu tư cho nghiên cứu thị trường cịn ít, đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngồi để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu sản phẩm mới chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhanh nhạy với nhu cầu của thị trường.
Thứ tư là, chất lượng nguồn nhân lực cịn nhiều bất cập, lực lượng lao động
đơng nhưng số lượng cơng nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi chưa nhiều. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp cũng ít và đang làm quen dần với phong cách quản lý mới. Đặc biệt đội ngũ nhân viên kinh doanh, marketing và chăm sóc khách hàng cịn yếu, cần được đào tạo thêm về chuyên môn cũng như kỹ năng, nghiệp vụ.
Tóm lại, thơng qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Công
ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang trong một số năm gần đây có thể nhận thấy rằng: với nỗ lực cố gắng của toàn bộ Ban Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cùng với sự quan tâm, ủng hộ của Tập đồn Hóa chất Việt Nam và các cơ quan hữu quan, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Cơng ty đã gặt hái được những thành công nhất định. Các đơn hàng của Cơng ty có giá trị ngày càng cao và thường xuyên hơn, phạm vi thị trường được mở rộng, uy tín và chất lượng sản phẩm của Cơng ty được đảm bảo. Song bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần được cải thiện để đảm bảo cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty trong tương lai.
Qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Cơng ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang ở trên, ta có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG