MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần bột giặt và hóa chất đức giangt (Trang 48 - 52)

tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của Cơng ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như EU, Hoa Kỳ. Bên cạnh đó Cơng ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị trường Châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…

3.2.2.4. Về các chỉ tiêu tăng trưởng kế hoạch

Công ty xác định mục tiêu tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2012-2015 đạt trên 50%/ năm, hoạt động xuất khẩu phấn đấu ở mức 70%/năm. Tồn thể lãnh đạo và cán bộ, cơng nhân viên của Công ty nỗ lực phấn đấu để đưa Công ty lên trở thành một trong những doanh nghiệp hóa chất đầu ngành, tăng uy tín của Cơng ty đối với cổ đông cũng như các đối tác làm ăn.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG

3.3.1. Giải pháp về đổi mới công nghệ sản xuất và mẫu mã sản phẩm

Để tăng số lượng và chất lượng các mặt hàng truyền thống, đồng thời phát triển thêm nhiều mặt hàng mới, Công ty cần quan tâm đến hai vấn đề cơ bản là cải tiến công nghệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm.

3.3.1.1. Cải tiến công nghệ và cơ sở hạ tầng, chun mơn hóa sản xuất

Thứ nhất, để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần đầu tư đổi mới cơng nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết là với các sản phẩm mũi nhọn của Công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nhập khẩu máy móc cơng nghệ dệt may từ các nước có hàm lượng cơng nghệ cao như EU, Nhật Bản. Như

vậy, chúng ta vừa giải quyết được nhu cầu hiện đại hóa máy móc, vừa giải quyết những khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm từ các nước này.

Thứ hai, bố trí sử dụng tối đa công suất thiết kế của các nhà xưởng. Với các sản phẩm có q ít đơn hàng, có thể xem xét thu hẹp sản xuất, thay thế bằng sản phẩm khác có thể tận dụng được một phần nhà xưởng cũ, có lợi nhuận cao hơn và tiềm năng hơn.

Thứ ba, chú ý đến vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải và mơ hình sản xuất khép kín, hạn chế tác động đến mơi trường xung quanh. Chú ý hơn đến việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ thuật, tạo hình ảnh thân thiện mơi trường, bảo vệ mơi trường cho ngành.

Thứ tư, áp dụng các phần mềm quản lý và thông tin dữ liệu trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời có thể cung cấp thường xuyên và kịp thời các số liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ cần thiết. Các dữ liệu trong sản xuất kể từ lúc bắt đầu đưa nguyên liệu vào kiểm tra chất lượng đến lúc đưa vào sản xuất và hồn tất cần được hệ thống hố, lưu trữ chứng từ, dữ liệu và thông tin hàng ngày.

3.3.1.2. Thay đổi mẫu mã sản phẩm

Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là đối với các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như bột giặt và các chất tẩy rửa. Từ đó nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cần chú ý các thủ tục, quy định liên quan đến bao gói, dán nhãn sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu… của Việt Nam cũng như của các nước nhập khẩu nhằm tránh những rủi ro khơng đáng có, gây mất uy tín cho sản phẩm trên thị trường.

3.3.2. Giải pháp về nguồn nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu với giá cả và chất lượng ổn định là một trong những yếu tố tiên quyết đến giá cả và chất lượng của sản phẩm. Trong tình hình giá thế giới biến động thất thường hiện nay, việc đảm bảo sự ổn định của nguồn nguyên liệu càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Để làm được điều trên, Công ty cần đa dạng các nhà cung cấp, liên kết chặt chẽ với các đầu mối thu mua nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tìm được nguồn giá tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào sản xuất. Nguồn nguyên vật liệu nên ở gần với địa bàn sản xuất của Cơng ty nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển, kho bãi. Cụ thể, một trong những nguyên liệu quan trọng nhất cho quá trình sản xuất là quặng apatit chỉ có thể khai thác tại các mỏ ở Lào Cai, do đó việc sản

xuất photpho vàng, axit photphoric… nên tập trung tại mở rộng quy mơ trên chính địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong khi đó, chi nhánh Bình Dương gần với các khu chế xuất, khu công nghệ cao nên phát triển các sản phẩm hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ thuật…

Khơng chỉ tìm mua ngun liệu với giá cả cạnh tranh, Cơng ty cịn cần kết hợp các biện pháp khác nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất như cải tiến cơng nghệ, cải tiến quy trình sản xuất…

3.3.3. Giải pháp về mở rộng thị trường

Việc mở rộng sản xuất và nâng cao sản lượng chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi doanh nghiệp có những chính sách hữu hiệu để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, Cơng ty phải hết sức chú trọng đến các giải pháp thị trường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cũng như tăng thị phần tại các thị trường cũ và mới.

3.3.2.1. Thường xuyên cập nhật hệ thống luật pháp của từng thị trường

Trong thời kỳ hiện nay, các nước liên tục thay đổi và bổ sung hệ thống các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu… của mình. Vì vậy, Cơng ty cần kết hợp với Tập đồn Hóa chất Việt Nam, các cơ quan hữu quan, và các phương tiện thông tin đại chúng để thường xuyên nắm bắt tình hình mới, nhanh chóng đáp ứng các u cầu, địi hỏi mới của đối tác. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp để nắm rõ hơn các yêu cầu mới này.

3.3.2.2. Mở rộng mạng lưới phân phối

Để đạt được mục tiêu này, trước hết Công ty cần chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng truyền thống là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, nên xem xét khả năng mở văn phòng đại diện ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Ấn Độ… nhằm thuận tiện hơn cho cơng tác tìm kiếm khách hàng, giao dịch… Đây có thể là một bước đi đột phá cho việc mở rộng mạng lưới phân phối nhưng cũng đòi hỏi một chiến lược cụ thể, logic cũng như lượng vốn đầu tư khơng nhỏ, do đó cần tính tốn kỹ lưỡng, nếu khơng sẽ gây lãng phí lớn.

Đồng thời, Cơng ty cần quan tâm xây dựng hệ thống thương mạng điện tử nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh cơng ty, chất lượng sản phẩm đồng thời tăng doanh số bán hàng thông qua mạng Internet.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là Cơng ty cần chủ động tìm hiểu thơng tin về các thị trường mới từ các cổng thơng tin của Chính phủ như Cục xúc tiến thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Phòng thương mại các nước tại Việt Nam và Tập đồn Hóa chất Việt Nam để có thêm thơng tin về nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, các yêu cầu kỹ thuật… ở các thị trường tiềm năng. Đồng thời Cơng ty nên tìm hiểu các phương thức thâm nhập thị trường, tạo lập quan hệ với các kênh phân phối chủ lực tại nước nhập khẩu, tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo giới thiệu sản phẩm hàng năm tại các nước, qua đó giới thiệu về doanh nghiệp và hàng hóa của mình, tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu.

3.3.4. Giải pháp về tăng cường và phát triển nguồn nhân lực

Để đáp ứng được nhu cầu về lao động, các doanh nghiệp cần phải mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao.

Với đội ngũ cán bộ quản lý: Thường xun tổ chức cho cán bộ cơng nhân

viên các khóa đào tạo ngắn hạn kết hợp với dài hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ở nước ngoài, cập nhật lại, đào tạo lại… để củng cố kỹ năng, trình độ chuyên môn, bồi dưỡng khả năng cho các cán bộ.

Với đội ngũ nhân viên tiếp thị và nhân viên bán hàng: cần xây dựng một đội

ngũ marketing chuyên nghiệp, ngoại ngữ tốt, hiểu về sản phẩm, hiểu về văn hóa tại nước nhập khẩu cũng như thông tin của bạn hàng; đội ngũ bán hàng phải có khả năng tư vấn cho khách hàng, tạo hình ảnh tốt cho các sản phẩm hóa chất của doanh nghiệp.

Với đội ngũ kỹ sư: Chú trọng tuyển dụng các kỹ sư có trình độ chun mơn

cao, cử đi học để nâng cao tay nghề. Mặt khác, để làm mới và đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị. Cơng ty có thể th chun gia nước ngoài trong những dự án trọng điểm, đồng thời đào tạo cho đội ngũ kỹ sư người Việt để nắm bắt tư duy mới về sản phẩm và công nghệ.

Với công nhân trong Công ty: đặc biệt là công nhân mới, cần nâng cao trình

độ tay nghề chun mơn cho người lao động ngay tại nơi làm việc, kết hợp đào tạo trong thời gian rỗi việc, thời gian nghỉ.

Ngồi ra Cơng ty nên có những chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích người lao động tự nâng cao khả năng chun mơn của mình.

3.3.5. Hồn thiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Quy trình xuất khẩu là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu có một quy trình xuất khẩu tốt, hợp lý thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Đồng thời tạo được nhiều lợi ích cho cơng ty tăng lợi nhuận giảm chi phí.

Hiện nay, Cơng ty chủ yếu giao hàng theo điều kiện CIF. Với điều kiện này, Công ty cần khảo sát nhiều bên ngân hàng, bảo hiểm, hãng tàu sao cho giá cả và chất lượng dịch vụ phù hợp nhất.

Nghiệp vụ thanh tốn cơng ty hầu như chỉ có một phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này đảm bảo cho công ty nhận được tiền hàng, tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc khơng linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ đối tác lâu dài và tin cậy lẫn nhau thì phương thức L/C mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy, cơng ty cần linh hoạt trong phương thức thanh tốn, ví dụ như đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn có thể dùng phương thức chuyển tiền.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần bột giặt và hóa chất đức giangt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)