Nguồn vốn lưu động của cơng ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần mía đường thanh hóa (Trang 43 - 48)

3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:

3.1. Nguồn vốn lưu động của cơng ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:

Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nhu cầu vốn lưu động phải được đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, việc huy động cũng như việc quản lý sử dụng vốn lưu động là rất quan trọng và cần thiết.

Để đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sủ dụng vốn lưu động của công ty ta xem xét bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ Trọng(%) Số tiền Tỷ Trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. Tài sản lưu động 117.060.000.000 100 162.423.000.000 100 45.363.000.000 38,75 B. Nguồn vốn lưu động 117.060.000.000 100 162.423.000.000 100 45.363.000.000 38,75 I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên -27.991.000.000 -23,91 -7.887.000.000 -4,86 20.104.000.000 -71,82

II. Nguồn vốn tạm thời 145.051.000.000 123,91 170.310.000.000 104,86 25.259.000.000 17,41 1. Vay ngắn hạn 126.427.000.000 87,18 126.037.571.000 74,00 -389.429.000 0,31 2. Phải trả cho người bán 2.512.949.000 1,73 2.501.500.000 1,47 -11.449.000 -0,46

3. Người mua người bán 939.700.000 0,65 1.683.944.000 0,99 744.244.000 79,20 4. Thuế và các khoản

phải nộp

250.844.000 0,17 300.957.000 0,18 50.037.000 19,96

5. Phải trả công nhân viên

186.000.000 0,13 186.423.000 0,11 -40.000 -0,02

6. Phải trả, phải nộp khác 14.734.004.000 10,16 39.599.805.000 23,25 24.865.801.000 168,76

Về nguồn vốn lưu động, qua phân tích bảng số 06 ta thấy rằng tổng tài sản lưu động của công ty năm 2009 là 162 423 000 000đồng, tăng 38,75% so với năm 2008. Số vốn lưu động này được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.

* Thứ nhất là nguồn vốn lưu động thường xuyên:

Nguồn vốn này được xác định theo công thức:

Như vậy là nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty trong cả 2 năm đều nhỏ hơn 0, nhưng năm 2009 thì cịn số âm nhỏ đi rất nhiều. Trong trường hợp này thể hiện tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều đó có nghĩa là cơng ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này là khá nguy hiểm bởi một điều là khi hết hạn vay thì cơng ty phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0 có nghĩa là tài sản cố định được hình thành từ các nguồn vốn dài hạn là chưa ổn định và tài sản cố định nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chứng tỏ cơng ty đang trong tình trạng vay nợ ngắn hạn nhiều, điều đó cho thấy mức an tồn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty khơng được ổn định lắm. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp kịp thời để khắc phục để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

* Thứ hai là nguồn vốn lưu động tạm thời:

Nguồn vốn lưu động tạm thời năm 2009 tăng so với năm 2008 là 25.259.000.000đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,41%, nguyên nhân tăng nguồn vốn lưu động tạm thời này là do:

- Nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 74,00% trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời. Đây là nguồn vốn mà cơng ty vay ngân hàng có thời hạn và phải trả lãi tiền vay. Vì vậy nếu cơng ty sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn này thì

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn = 162 423 000 000 – 170 310 000 000 = - 7 887 000 000đồng

sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, và ảnh hưởng khơng tốt tới tình hình tài chính, chẳng hạn như khả năng thanh toán sẽ bị đe doạ do hệ số nợ cao…Điều này một mặt có thể là bất lợi cho cơng ty, địi hỏi cơng ty phải có những biện pháp thích hợp trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh để làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Mặt khác, hệ số cao sẽ trở nên tích cực nếu việc sử dụng vốn vay vẫn tạo ra các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay cao hơn lãi suất tiền vay. Khi đó cơng ty sẽ tăng được hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc công ty được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch lớn do sử dụng vốn vay mang lại sau khi đã trừ đi lãi tiền vay cho các tổ chức tín dụng, từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, làm cơ sở phát triển vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, trong năm 2009 nguồn vốn vay ngắn hạn so với năm 2008 đã giảm đi về mặt lượng là 389 429 000đồng, tương đương với tỷ lệ là 0, 31% và về tỷ trọng là 13,18% (= 87,18% - 74,00% ). Như vậy cơng ty đang cố gắng thanh tốn các khoản vay ngắn hạn để giảm bớt hệ số nợ, từ đó làm giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh tốn.

- Nguồn vốn tín dụng của nhà cung cấp năm 2009 là 2.501.500 000đồng, chiếm 1,47% trong tổng nợ ngắn hạn. Về số lượng, nguồn vốn này cuối năm 2009 đã giảm đi so với năm 2008 là 11.449.000đồng, tương ứng với tỷ lệ là 0,46%. Trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời, tỷ trọng của nguồn vốn này cũng giảm 0,26% (= 1,47% - 1,73% ), như vậy công ty đang thu hẹp dần nguồn chiếm dụng hợp pháp của công ty đối với nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp cho tình hình tài chính của cơng ty phần nào tốt hơn do đã giảm được hệ số nợ. Tuy nhiên, trên lý thuyết thì cơng ty đang để lãng phí một nguồn vốn lẽ ra công ty được sử dụng mà không phải trả một đồng chi phí nào. Nhưng trên thực tế, khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp cơng ty phải có sự cân nhắc thật kỹ lưỡng các khoản nợ này vì nhìn bề ngồi thì dường như cơng ty khơng phải trả lãi, nhưng thực chất bên trong cơng ty phải có các điều kiện rang buộc từ phía nhà cung cấp ( ví dụ như việc phải mua với giá cao hơn với số lượng nhiều…). Như vậy, ở trường hợp này thì cơng ty phải chịu

lãi suất tín dụng thương mại cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay thong thường, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

- Các khoản người mua ứng ctrước của cơng ty có sự gia tăng rất lớn. Cụ thể là ở thời điểm năm 2008 lượng vốn này là 939.700.000đồng nhưng đến năm 2009 là 1.683.944.000đồng, tăng lên 744.244.000đồng với tỷ lệ tương ứng là 79,20%. Về tỷ trọng nguồn vốn này so với tổng nguồn vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 cũng tăng lên 0,34% (= 0,99% - 0,65% ). Điều này chứng tỏ cơng ty ngày càng có uy tín hơn với khách hàng và đây chính là ưu thế và là điều kiện thuận lợi để cơng ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Các khoản phải trả cơng nhân viên năm 2009 so với nâưm 2008 cũng giảm đi nhưng không đáng kể ( 0,02% ). Năm 2008 chiếm 0,13% trong tổng nợ ngắn hạn và năm 2009 chỉ chiếm 0,11%. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền thưởng và cả các khoản phụ cấp cho công nhân viên dầy đủ, kịp thời, đảm bảo cho đời sống của cán bộ công nhân viên luôn ổn định và tốt để tạo ra hiệu quả lao động cao hơn.

- Các khoản nợ khác của công ty như: thuế và các khoản phải nộp; phải trả, phải nộp khác trong năm 2009 đã gia tăng đáng kể cả về mặt lượng và cả về mặt tỷ trọng. Qua đó cho thấy công ty chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và với các chủ nợ khác. Điều này sẽ làm giảm uy tín của cơng ty trên thị trường và từ đó sẽ gây ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Như vậy nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ bởi gần một nửa bằng nợ ngắn hạn, trong đó vay ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao nhất. Nguồn vốn lưu động thường xuyền của công ty nhỏ hơn 0, điều này nhắc nhở cơng ty cần có biện pháp để giảm khoản nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh và để giúp công ty chủ động hơn trong việc sử dụng vốn lưu động và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần mía đường thanh hóa (Trang 43 - 48)