. Việc bố trí cơ cấu vốn lưu động của Cơng ty là chưa được phù hợp, cụ thể là
1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Năm 2009 mặc dù vẫn cịn gặp phải một số khó khăn nhất định, song cơng ty vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ:
Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 147.723 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 45,13%.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 861 triệu đồng so với năm trước, với tỷ lệ là 17,29%.
Như vậy là kết quả thu được của cơng ty nhìn chung là tăng lên đáng kể. Và trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục phấn đấu để có được những kết quả tốt hơn, nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thị trường.
Dựa trên những thành quả đã đạt được trong năm qua, để thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch đề ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tự đặt ra cho mình phương hướng và mục tiêu phấn đấu trong năm tới như sau:
- Tổng doanh thu thuần tăng 50% so với năm 2009 và đạt mức 687.652 triệu đồng.
- Doanh thu thuần tăng 56% so với năm 2009 và đạt 676.805 triệu đồng. - Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 22% so với năm 2009 và đạt 9.186 triệu đồng.
Ngồi ra cơng ty sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực: cho đi học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm làm việc, nâng cao trình độ để nắm bắt cơng nghệ mới, học hỏi thêm về kỹ thuật sản xuất, quản lý công ty để nâng cao trình độ tay nghề cũng như quản lý. Công ty cần phải tăng cường cải tiến bộ máy quản lý sản xuất, kiện toàn bộ máy kỹ thuật. Đặc biệt công ty cần đầu tư thêm phương tiện vận tải để q trình vận chuyển mía ngun liệu được diễn ra liên tục, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.
Công ty đang phấn đấu trong năm tới sẽ mở rộng thêm được thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên cả nước cả miền bắc lẫn miền nam, và có thể xuất khẩu được một khối lượng đường sang thị trường ngoài nước.
Tuy nhiên, để có thể đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cơng ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Và khó khăn lớn nhất của cơng ty hiện nay là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
cổ phần mía đường Thanh Hóa:
Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần mía đường Thanh Hóa nói chung, có thể thấy bên cạnh những kết quả to lớn mà công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Để công tác sử dụng vốn lưu động của công ty đạt hiệu quả cao hơn, và sau khi tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động của công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
* Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của cơng ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn công ty cần phải tăng cường công tác quản lý chủ động trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động. Công ty nên áp dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động.
Một số công việc cần thiết khi lập và thực hiện kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn lưu động như sau:
- Cơng ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của cơng ty, số vốn cịn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
- Khi lập kế hoạch vốn lưu động, phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thơng qua việc phân tích, tính tốn các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đốn về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu xảy ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa cần phải có biện pháp xử lý ngay.
Kế hoạch huy động và huy động vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nó cũng cần phải được lập một cách đồng bộ, toàn diện để làm cơ sở vững chắc đáng tin cậy cho công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động.
Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.
- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh từng giai đoạn.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng.
- Xác định khoản nợ phải trả cho người cung cấp. - Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty.
* Quản lý các khoản phải thu:
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Năm 2008 chiếm 25,02% nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này đã tăng lên tới 32,98% trong tổng tài sản lưu động, điều này chứng tỏ vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Việc tăng nợ phải thu kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ… Do vậy, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả. Công ty cần áp dụng những biện pháp sau:
- Khi ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng thì trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian thanh tốn, hình thức thanh tốn và mức phạt thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng.
- Cần u cầu phía khách hàng có ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong việc thanh tốn. Cơng ty nên dùng ủy nhiệm thu trong thanh toán.
- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, cơng ty tiếp tục thực hiện chính sách “ mua đứt bán đoạn ” không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức độ thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh tốn của họ. Hợp đồng ln phải quy định chặt chẽ về thời gian.
- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm giá cho những đơn đặt hàng với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh.
- Theo dõi thường xuyên các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ q lâu dẫn tới khó địi. Điều động nhân viên trực tiếp đi thu hồi nợ đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh tốn hay đối với những khoản thu khó địi thì tùy vào tình hình thực tế của khách hàng cơng ty có thể ra hạn nợ hay phạt tiền thanh tốn trả chậm theo quy định của hội đồng trọng tài.
- Lập quỹ dự phịng tài chính căn cứ vào tình hình thực tế của cơng ty qua các năm để có thể bù được một phần nào các khoản nợ khó địi hoặc mất khả năng thanh tốn.
* Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm:
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì việc quản lý tốt chi phí là một vấn đề mà các doanh nghiệp phải làm. Chi phí là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Do vậy, việc quản lý tốt chi phí cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Tiết kiệm được chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cơng ty hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao được vị thế cạnh tranh, đem lại lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho cơng ty. Từ đó việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí, đồng thời tránh lãng phí trong q trình sử dụng là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn .
* Quản lý tốt dự trữ tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho:
Hàng tồn kho dự trữ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt, hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Qua phân tích số liệu thực tế cho thấy hàng tồn kho của công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa chiếm tỷ trọng tương đối lớn ( chiếm 60,65% trong tổng vốn lưu động ) . Cơng ty cần phải có biện pháp mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Đối với sản phẩm dở dang công ty cần tập trung dứt điểm hồn thành từng cơng đoạn và nhanh chóng hồn thiện sản phẩm. Vì vậy cơng ty cần tính tốn cân đối về lực lượng lao động, máy móc thiết bị của từng khâu để đảm bảo sự cân đối giữa lực lượng lao động và khối lượng cơng việc cần hồn thành.
Lập kế hoạch sản xuất, năm kế hoạch trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết khối lượng theo từng tháng, từng quý. Kiểm tra lượng mía vận chuyển về nơi chế biến sản xuất của cơng ty để có kế hoạch chế biến sản xuất phù hợp và liên tục.
Bảo quản tốt lượng đường sản xuất ra cịn trong kho. Hàng tháng, kế tốn vật tư, hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng hóa tồn đọng để xử lý, tìm ra biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng đẻ nhanh chóng thu hồi vốn.
Ngồi ra, cơng ty cần có kế hoạch thu mua vận chuyển nguyên vật liệu để kịp với chu trình sản xuất của cơng ty mà khơng làm gián đoạn quá trình sản xuất cũng như tồn đọng nguyên vật liệu mua về.
* Tăng cường quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ:
Yếu tố con người là yếu tố quyết định của công ty. Muốn giảm được chi phí tối thiểu thì việc có một chính sách thích hợp cho việc đào tạo và sử dụng cán bộ công nhân viên phải được đặt lên hàng đầu:
- Tăng cường quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ công nhân những nguyên tắc tổ chức lao động, tổ chức mở lớp để học quy chế để mỗi người co thể nhận thức đúng đắn về công tác tổ chức cán bộ, đổi mới bộ máy cho phù hợp với tình hình thực tế cơng việc. Tăng cường kiểm tra, giám sát kỹ thuật lao động của công nhân, kiểm tra việc chấp hành các quy trình thực hiện sản xuất sản phẩm để tránh những lỗi đáng tiếc xảy ra.
- Xây dựng quy chế tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, qn triệt đội ngũ cán bộ phải biết quan tâm, gần gũi với các lao động, đồng thời biết hy sinh quyền lợi cá nhân, đặt lợi ích cơng ty, tập thể lên hàng đầu để đưa công ty lên đà phát triển nhất. Mạnh dạn lựa chọn đội ngũ cán bộ có năng lực, có ý chí cầu tiến, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất. Cơng ty phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng cho những người làm việc đạt thành tích tốt, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những người có vi phạm quy định của cơng ty.
Tóm lại, dù ở đâu, ở trong bất kỳ mơi trường làm việc nào thì nhân tố con người cũng đều quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường địi hỏi cơng ty phải có chiến lược và kế hoạch
phát triển mạnh mẽ, công ty nên tập trung, bồi dưỡng phát huy những phẩm chất đạo đức xây dựng một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động có trình độ, chun mơn cao,và có đủ năng lực để lao động sáng tạo.
* Có biện pháp phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra:
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên…, mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, cơng ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, cơng ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.
Cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho.
Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp cơng ty có điều kiện liên kết về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.
Cuối kỳ cơng ty cần kiểm tra, rà sốt, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch. Những vật tư, hàng hóa tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém chất lượng hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải xử lý kịp thời để bù lại.