Siêu âm Doppler tim

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại saint jude master (Trang 98 - 101)

Các đặc điểm về kích thước thất phải, phân số tống máu thất trái (EF), áp lực tâm thu ĐMP (PAPs), tỉ lệ HoBL ≥ ¾ không khác biệt giữa 3 thể bệnh.

Chỉ có kích thước các buồng tim trái, tỉ lệ huyết khối nhĩ trái là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 thể bệnh (p < 0,05).

Kích thước nhĩ trái: Trong bệnh lí VHL, dãn nhĩ trái là triệu chứng

thường gặp trên SÂ do ảnh hưởng lâu dài của việc tăng áp lực nhĩ trái trong thì tâm trương.

Đường kính nhĩ trái trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,9 ± 11,0 mm, diện tích nhĩ trái trung bình là 48,8 ± 24 cm2; nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn có đường kính nhĩ trái trung bình là 58,8 ± 12,4 mm [12]; của Nguyễn Xuân Thành là 61,1 ± 10,0 mm [13]; của Saad B.Z. ở Pakistan đường kính nhĩ trái trung bình là 69,3 ± 17,5 mm; nghiên cứu của Vũ Quỳnh Nga đường kính nhĩ trái trung bình là 55,6 ± 10,5 mm, diện tích nhĩ trái trung bình là 38,1 ± 21,9 cm2. Trong khi nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng trên bênh nhân NVHL, đường kính nhĩ trái trung bình là 41,4 ± 9,7 mm. Như vậy, mức độ dãn nhĩ trái trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự các nghiên cứu khác ở trong nước và thế giới trên bệnh nhân phẫu thuật thay VHL và dãn hơn trên bệnh nhân NVHL

Bảng 4.4. So sánh kích thước nhĩ trái trong các nghiên cứu về phẫu thuật thay van hai lá

Nghiên cứu Năm ĐKNT(mm) DTNT(cm2)

Phạm Mạnh Hùng/NVHL [9] 2006 41,4 ± 9,7 - Đặng Hanh Sơn [12] 2010 58,8 ± 12,4 - Nguyễn Xuân Thành [13] 2010 61,1 ± 10,0 - Saad B.Z. (Pakistan) [121] 2010 69,3 ± 17,5 - Vũ Quỳnh Nga [10] 2011 55,6 ± 10,5 38,1 ± 21,9 Chúng tôi 2011 58,9 ± 11,0 48,8 ± 24,0

Tuy nhiên, chưa thấy nghiên cứu nào phân tích sự khác biệt về mức độ dãn nhĩ trái ở 3 thể bệnh VHL. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: nhĩ trái dãn nhiều nhất ở nhóm HHoHL và dãn ít nhất ở nhóm HHL. Sự liên quan giữa mức độ dãn nhĩ trái và tỉ lệ rung nhĩ cũng được đề cập đến trong một số tài liệu [8] nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước nhĩ trái là một yếu tố dự báo chuyển nhịp thành công sau phẫu thuật thay VHL ở bệnh nhân rung nhĩ trước phẫu thuật với p < 0,05: Đường kính nhĩ trái ở mặt cắt trục dọc trên SÂ tim nhỏ hơn 45 mm có OR = 9,1 (95%CI = 1,5 – 54,9; p = 0,018) và diện tích nhĩ trái ở mặt cắt 4 buồng trên SÂ tim nhỏ hơn 45 cm2 có OR = 4,2 (95%CI = 1,3 – 14,1; p = 0,014).

Tỉ lệ huyết khối nhĩ trái là 27%, cao hơn nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn (12,8%) [12] và thấp hơn của Nguyễn Xuân Thành (100%) [13]. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu của chúng tôi là tỉ lệ huyết khối nhĩ trái khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở 3 nhóm bệnh, cao nhất ở nhóm HHL (48,8%) và thấp nhất ở nhóm HoHL (5,3%). Điều này cũng phù hợp khi so sánh tỉ lệ huyết khối nhĩ trái trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn vì tỉ lệ HHL trong nghiên cứu này cao hơn (36,9% so với 22%). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành trên nhóm

bệnh VHL có huyết khối nhĩ trái là không có trường hợp nào HoHL đơn thuần [13]. Những kết quả này ủng hộ giả thuyết nguy cơ hình thành huyết khối nhĩ trái ở nhóm HoHL đơn thuần rất thấp, cho dù nhĩ trái đã dãn rất to, đây cũng là một điểm cần lưu ý khi lựa chọn một chiến lược chống đông phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Đường kính thất trái cuối tâm trương: Dd khác biệt rất có ý nghĩa

thống kê ở 3 nhóm bệnh: Dd trung bình ở nhóm HHL là 45,3 ± 4,9 mm, trong giới hạn bình thường; thất trái dãn nhiều nhất ở nhóm HoHL với Dd 62,0 ± 6,5 mm. Kết quả này của chúng tôi cũng đồng thuận với các nghiên cứu khác trên bệnh nhân HoHL có chỉ định phẫu thuật (bảng 4.5). Điều này cũng phù hợp với sinh lí bệnh của từng nhóm bệnh: nhóm HHL thường không ảnh hưởng đến kích thước và chức năng thất trái, nếu có ảnh hưởng thì làm cho thất trái nhỏ do thích nghi lâu ngày với lượng máu xuống thất trái ít; trong khi HoHL thường làm thất trái dãn do lượng máu về thất trái trong thì tâm trương tăng, mặt khác HoHL đơn thuần phần lớn là bệnh tim do thoái hóa, do sa van nên có tiến triển khó thích nghi hơn nhóm HHoHL nên thất trái ở nhóm HoHL đơn thuần to hơn nhóm HHoHL [24], [117], [128].

Bảng 4.5. So sánh Dd trong các nghiên cứu về hở hai lá đơn thuần có thay van hai lá

Nghiên cứu Năm Dd (mm)

Saad B.Z. (Pakistan) [121] 2010 60,8 ± 11,9

Vũ Quỳnh Nga [10] 2011 65,5 ± 12,2

Chúng tôi 2011 62,0 ± 6,5

4.3. BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, HUYẾT ĐỘNG SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại saint jude master (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w