0
Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Chỉ số tim ngực trên phim chụp Xquang tim phổi thẳng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER (Trang 45 -51 )

Hình 2.2. Cách tính chỉ số tim ngực [76]

2.2.4.5. Siêu âm tim

 Tư thế bệnh nhân làm SÂ tim:

Thăm dò SÂ ở các mặt cắt cạnh ức và ở mỏm tim: bệnh nhân nằm nghiêng trái, tay trái giơ cao lên đỉnh đầu.

Hình 2.3. Tư thế bệnh nhân làm siêu âm tim

Các thông số về huyết động trên SÂ tim ở bệnh nhân rung nhĩ được tính trung bình của 5 chu kì tim liền kề nhau

 Đường kính nhĩ trái (ĐKNT): được đo trên SÂ kiểu TM từ mặt cắt trục dọc cạnh ức chuẩn, ngang qua gốc ĐMC khi van động mạch chủ đóng. Bình thường: 31,3 ± 4 mm [20].

 Diện tích nhĩ trái (DTNT) được đo bằng cm2 trên mặt cắt 4 buồng chuẩn khi van nhĩ-thất đóng. Bình thường ≤ 20 cm2 [37].

Hình 2.5. Cách đo diện tích nhĩ trái trên siêu âm tim (viền trắng)

 Đường kính thất phải cuối tâm trương (ĐKTP), đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd), tâm thu (Ds), phân suất tống máu thất trái trên Teicholz (EF%) được đo trên SÂ kiểu TM từ mặt cắt trục dọc cạnh ức chuẩn, ngang qua chỗ vừa khuất VHL. EF được máy SÂ tự động tính thông qua Dd và Ds. Bình thường, ĐKTP cuối tâm trương: 16 ± 4 mm; Dd: 46,5 ± 3,7 mm; EF: 63,2 ± 7,3 (%) [20], [40].

 Đo diện tích lỗ VHL: trên mặt cắt trục ngắn ngang qua VHL thì tâm trương. Bình thường 4-6 cm2 [25].

Hình 2.7. Cách đo diện tích lỗ van hai lá trên siêu âm 2D

 Tính diện tích VHL theo phương trình liên tục [38]:

MVAVHL × VTIVHL = (ĐKĐRTT /2)2 × 3,14 × VTIĐRTT

 Tính diện tích VHL theo PHT [38]: MVA = 220 / PHT

 Áp lực tâm thu động mạch phổi (PAPs) (mmHg) được đo qua phổ hở van ba lá. Đo chênh áp tối đa qua phổ hở van ba lá. Để thống nhất trong so sánh chúng tôi tính PAPs = Gmax(HoBL) + 10 (mmHg) [20].

 Đánh giá tổn thương hình thái và mức độ vôi hóa của VHL theo thang điểm Wilkins [38].

Bảng 2.2. Thang điểm siêu âm (Wilkins score) [38] Điểm Di động van Tổ chức dưới

van Độ dày van

Mức độ vôi hoá van 1 Van di động tốt, chỉ sát bờ van hạn chế Dày ít, phần ngay sát bờ van Dày nhẹ bờ van (3 -5 mm) Có một điểm vôi hoá 2 Phần giữa thân van và chân van còn di động tốt

Dày tới 1/3 chiều dài dây chằng

Dày vừa bờ van (5-8mm)

Vôi hóa rải rác phía bờ van

3

Van vẫn còn di động về phía trước trong thời kỳ tâm trương, (chủ yếu là gốc van)

Dày tới đoạn xa dây chằng

Dày vừa lan xuống cả thân lá van (5-8mm)

Vôi hoá lan đến đoạn giữa lá van

4 Không di động hoặc rất ít Dày nhiều và co rút cột cơ dây chằng

Dày nhiều toàn bộ cả lá van (>8- 10mm)

Vôi hoá nhiều lan tỏa toàn bộ lá van

 Tiêu chuẩn đánh giá độ hẹp của VHL dùng trong nghiên cứu: theo hội siêu âm tim Hoa Kỳ.

Bảng 2.3. Phân độ nặng của hẹp hai lá[38]

Tiêu chuẩn Mức độ hẹp van

Nhẹ Vừa Nặng

Phụ Gmean (mmHg) < 5 5-10 > 10

PAPs (mmHg) < 30 30 – 50 > 50

Chính MVA (cm2) > 1,5 1 – 1,5 < 1

 Tiêu chuẩn đánh giá độ nặng của HoHL dùng trong nghiên cứu: theo hội SÂ tim Hoa Kỳ.

Bảng 2.4. Phân độ nặng của hở hai lá [36]

Mức độ Diện tích dòng hở

Nhẹ (1/4) < 4 cm2 hoặc < 20% diện tích nhĩ trái. Vừa (2/4) 4-10 cm2 hoặc 20-40% diện tích nhĩ trái Nặng (3/4) > 10 cm2 hoặc > 40% diện tích nhĩ trái. Nặng (4/4) Khi chiếm gần như toàn bộ nhĩ trái

 Tiêu chuẩn đánh giá độ hở van ba lá dùng trong nghiên cứu: theo hội SÂ tim Hoa Kỳ.

Bảng 2.5. Phân độ nặng của hở ba lá [36]

Nhẹ (1/4) < 5 cm2

Vừa (2/4) 5-10 cm2

Nặng (3/4) > 10 cm2

Nặng (4/4) Khi chiếm gần như toàn bộ nhĩ phải

 Tiêu chuẩn đánh giá chức năng của VHL nhân tạo dùng trong nghiên cứu: theo hội SÂ tim Hoa Kỳ.

Bảng 2.6. Các thông số chức năng van hai lá nhân tạo [45] Thông số Bình thường Có thể hẹp Gợi ý hẹp nặng

Gmean ≤ 5 6-10 > 10

VTIVHL/VTIĐRTT < 2,2 2,2-2,5 > 2,5

MVA (cm2) ≥ 2 1-2 < 1

MVAI (cm2/ m2) ≥ 1,2

PHT (ms) < 130 130-200 > 200

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ BẰNG VAN CƠ HỌC LOẠI SAINT JUDE MASTER (Trang 45 -51 )

×