31/12/2010) Đơn vị tính: 1000 chứng khốn)

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 30 - 55)

Đơn vị tính: 1000 chứng khốn) Tồn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ quỹ Trái phiếu Chứng khốn khác

Niêm yết bổ sung 256.977,93 256.977,93 0,00 0,00 0,00

Hủy niêm yết 123.774,21 103.124,21 0,00 20.650 0,00

Niêm yết lại 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Nguồn: http://www.hsx.vn/ Trong năm 2010, thị trường chứng khốn đã có một năm khó khăn với cả VN-index và HNX-index biến động trong dải hẹp trong 7 tháng đầu năm và điều chỉnh giảm mạnh vào mùa hè, sau đó tăng và lấy lại một phần số điểm đã mất về cuối năm. Thị trường chứng khoán đã khởi đầu năm 2010 một cách khởi sắc với tâm lý hứng khởi tiếp nối từ năm 2009. Nhưng với chính sách tiền tệ được thắt chặt do những lo ngại về lạm phát, sự khởi sắc đầu năm đã khơng cịn nữa và thị trường bắt đầu rơi vào giai đoạn lình xình. Và cả hai chỉ số đã biến động trong dải hẹp trong cả năm.. Đến cuối quý 1, đầu quý 2, một số mã có tính đầu cơ với vốn hóa trung bình, mà ban đầu tập trung vào các mã cổ phiếu của một số cơng ty con trong dịng PV đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư cá nhân. Giá của một số mã cổ phiếu trong số này đã tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng nhờ có đà tăng mạnh. Các cơng ty chứng khốn đã quảng bá cho các mã này và trong một số trường hợp cung cấp vốn cho nhà đầu tư để mua vào các cổ phiếu này. Tuy nhiên, sau khoảng 1 quý, những câu chuyện vốn ít ỏi quanh các cổ phiếu này bắt đầu khơng cịn thuyết phục và những mục tiêu lợi nhuận mới được đặt ra đã khơng cịn hấp dẫn. Kết quả là các mã này đã không tránh khỏi một đợt suy giảm. Vào cuối tháng 8, mọi sự chú ý đã đổ dồn vào việc thực thi Thơng tư 13, trong đó đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhiều liên quan đến tỷ lệ vốn cho vay trên vốn huy động (LDR) và hệ số an toàn vốn (CAR). Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về khơng chỉ sự pha lỗng cổ phiếu trong ngành mà cả việc các ngân hàng sẽ buộc phải bán cổ phiếu ra thị trường để có đủ vốn đáp ứng những quy định mới. Và tâm lý vốn đã bất ổn của nhà đầu tư do việc giá cổ phiếu khơng tăng trưởng cuối cùng đã hồn tồn trở nên bi quan. Và vào tháng 8 năm 2010, giá cổ phiếu đã đồng loạt giảm với việc

bán ra cổ phiếu ở một số mã có tính đầu cơ cũng đóng một vai trị quan trọng đẩy thị trường đi xuống. Các ngân hàng đã trở nên thận trọng trong việc cho vay đầu tư chứng khoán và điều này càng làm tăng áp lực bán ra. Và phần lớn cổ phiếu được bán ra là từ các nhà đầu tư cá nhân, những người đã chờ đợi một đợt tăng giống như trong năm 2009 của thị trường. Các thị trường cuối cùng cũng đã lập đáy vào tháng 10 là thời điểm Công ty PV Gas niêm yết thành công và cổ phiếu này có mức định giá thấp. Các nhà đầu tư nước ngồi cũng đã tham gia thị trường tích cực hơn và đóng vai trị quan trọng trong việc đẩy thị trường đi lên từ đáy trong Q4. Do đó, vào cuối năm, cả VN- index và HNX đã phục hồi đáng kể.

2.2.2/. Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại các cơng ty chứng khốn Việt nam hiện nay

Như đã từng phân tích truớc đây, cho vay đầu tư chứng khốn đã phát triển dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhau như: cầm cố chứng khoán, nghiệp vụ repo cổ phiếu, mua khống T + 2, các nghiệp vụ bảo chứng, ủy thác đầu tư....Tựu chung là các nghiệp vụ sử dụng địn bẩy tài chính. Thời kỳ “ hồng kim “ của cho vay đầu tư chứng khoán trong các năm 2006, 2007 có những đặc điểm cơ bản :

Hầu như tất cả các cơng ty chứng khốn đều đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh chứng khốn của doanh nghiệp, ngồi việc dành khoản tín dụng lớn cho nhà đầu tư, các CTCK cũng dùng khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh; Đa phần các nhà đầu tư cá nhân trong nước ( thường là có kinh nghiệm đầu tư chứng khốn ) đều đi vay tiền để đầu tư chứng khốn dưới nhiều hình thức như trên ; Hoạt động tín dụng đầu tư chứng khoán phát triển ở thị trường 0TC, thị trường giao dịch tập trung và thị truờng đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Trong giai đoạn này có lẽ mọi nhà đầu tư đều tích cực đầu tư chứng khốn, đều tìm cách gia tăng các khoản tín dụng vì cứ có tín dụng là gặt hái được lợi nhuận dễ dàng mà ít người nghĩ tới những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra. Kết quả là dư nợ tín dụng chứng khốn khơng ngừng tăng lên, có thời điểm lên tới 60.000 tỷ. Khi Ngân hàng nhà nước chưa

ban hành chỉ thị 03 thì cơ quan quản lý chưa nắm được tình hình dư nợ chứng khốn. Con số về dư nợ chứng khoán là do Hiệp hội kinh doanh chứng khốn cùng vài cơng ty chứng khốn phân tích, tính tốn, tổng hợp từ những đầu mối thơng tin chủ chốt, lẽ tất nhiên là khơng thể có 1 số liệu chính xác tuyệt đối.

Sử dụng địn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tư và một số cơng ty chứng khốn liên tục gặt hái được lợi nhuận không ngừng, nhất là trong các năm từ 2005- 2007, bởi vì khởi đầu cho giai đoạn này VN-Index ở mức rất thấp, cộng với nhiều sự thay đổi có tính buớc ngoặt về chính sách cho mơi trường đầu tư chứng khốn.

Tuy nhiên khi thị truờng bắt đầu lao dốc , những đối tượng nhà đầu tư đã từng có kinh nghiệm sâu sắc về cầm cố chứng khốn trong cuộc khủng hoảng lần thứ nhất của TTCK Việt Nam (2001 -2002) nhanh chóng cơ cấu lại danh mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, tích cực thanh lý cổ phiếu để trả nợ ngân hàng thì bị ảnh huởng khơng nhiều. Nhiều nhà đầu tư khơng tỉnh táo, khơng tích cực tất tốn các khoản nợ, thậm chí cịn gia tăng các khoản nợ khi TTCK tụt dốc thì tài sản của họ cũng nhanh chóng bị bốc hơi, một số nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm đã lâm vào hồn cảnh tiền bán chứng khốn khơng đủ trả ngân hàng đã buộc phải bán nhà để trả nợ.

Sau thời kỳ hồng kim của phong trào tín dụng đầu tư chứng khốn, việc cho vay đầu tư trở lại vào tháng 7/2008 khi tiến trình xử lý nợ vay kết thúc, đồng thời lạm phát đã được kiểm soát, đi cùng với TTCK phục hồi từ 360 điểm đến 570 điểm, tuy nhiên hoạt động cho vay chứng khốn nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu . Sau q 1/2009, kinh tế Việt Nam chạm đáy, TTCK đã xuống ở mức thấp và bắt đầu phục hồi đi lên thì hoạt động cho vay đầu tư chứng khốn cũng khởi động trở lại, tuy nhiên đã có nhiều đặc điểm khác biệt căn bản so với thời kỳ “hoàng kim” :

 Tất cả các tổ chức đầu tư chứng khốn trong nước khơng đi vay tiền để đầu tư chứng khoán.

 Hầu như các cơng ty chứng khốn đã cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng dành một tỷ trọng vốn đáng kể đầu tư vào trái phiếu hay dùng tiền mặt để chi tiêu hoạt động hay phục vụ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức, chỉ dành một khoản tiền tự có phục vụ cho cơng tác đầu tư tự doanh ngắn hạn và dài hạn.

 Các tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính, cơng ty chứng khốn đã có kinh nghiệm xương máu nên nhìn chung đều tính tốn tăng giá trị tài sản cầm cố, lựa chọn danh mục cổ phiếu hay thời hạn cho vay.....

 Tuy nhiên do sự cạnh tranh về khách hàng, một số cơng ty chứng khốn có sự cạnh tranh khơng lành mạnh về hạn mức cho vay.

 Trong thời gian qua, khi TTCK phục hồi đi lên từ mức thấp thì đã có một lượng tiền tín dụng đáng kể được đổ vào TTCK, với đỉnh cao dư nợ tín dụng chứng khốn khoảng 10.000 tỷ - 12.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng lần này chủ yếu tập trung cho thị trường niêm yết, ít có dịng tín dụng đổ vào thị trường OTC.

TTCK tăng nóng đi cùng với “ dịng tiền nóng “ tăng lên, trước tình hình đó ngày 19/6/2009, UBCKNN đã có văn bản nhắc nhở các cơng ty chứng khoán phải thực hiện đúng pháp luật hiện hành, thời điểm UBCKNN ra văn bản cũng là lúc VN-Index đạt ngưỡng 500 điểm, đây là ngưỡng có nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư chứng khoán bằng tiền đi vay. Tại thời điểm hiện tại, TTCK điều chỉnh và phân hoá, cũng là thời điểm giảm đáng kể các “dịng tiền nóng”; Trong khi đó các nhà đầu tư chứng khốn đầu tư bằng tiền đi vay đã sớm tỉnh táo, nhanh chóng cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư, không tiếp tục vay mượn hoặc giảm đáng kể lượng tiền đi vay khi TTCK bước vào giai đoạn điều chỉnh khi phải chứng kiến cảnh nguồn cung cổ phiếu cầm cố được các cơng ty chứng khốn đẩy ra từ lúc mở cửa.

Trong giai đoạn 2009 -2010, giao dịch ký quỹ khơng cịn xa lạ với nhà đầu tư dù về mặt nguyên tắc UBCKNN vẫn chưa cho phép thực hiện. Khá nhiều các công ty chứng khốn đã có nguồn thu khá lớn từ hoạt động này. Qua phân tích tình hình hoạt động của các CTCK trong năm 2008-2010 ở chương II, có thể thấy rằng “Báo cáo kết quả

kinh doanh quý III/2010” của khối các CTCK cho thấy sự tăng trưởng của tỷ lệ doanh thu khác/tổng doanh thu. Như tại CTCK Kim Long, tỷ lệ này là 67,16%, tại CTCK VN Direct là 57,1%, tại CTCK Tp. HCM là 56,17%, tại CTCK Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nơng thơn là 55,86%. Doanh thu khác phần lớn có nguồn gốc từ các thu nhập ngồi phí giao dịch trong mảng môi giới, như lãi các hợp đồng ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, Repo, ủy thác.

Thực tế trên giấy tờ, các gói sản phẩm giao dịch ký quỹ được thể hiện như một dịch vụ tư vấn đầu tư, hợp tác giữa hai bên CTCK và NĐT theo một danh mục cổ phiếu quy định, với tỷ lệ địn bẩy phổ biến từ 50:50 đến 20:80 thậm chí cịn cao hơn, tùy theo loại cổ phiếu và khả năng của CTCK. Tuy nhiên về bản chất, CTCK đang cung cấp tín dụng cho nhà đầu tư địn bẩy tài chính và được hưởng lãi suất .Khảo sát trên các website của các CTCK hiện nay (đặc biệt là các CTCK nằm trong top 10 của hai SGDCK q I/2011) có thể thấy khá nhiều các công ty thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ như: CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Ngân hàng Đơng Á (DAS), CTCK (FPTS), CTCK Sài Gịn (SSI), CTCK Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SBS), CTCK Thăng Long (TLS), CTCK VNDirect (VNDS), CTCK VNS (VNS)…Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh lợi nhuận ban đầu thu được từ hoạt động giao dịch ký quỹ, nhiều CTCK đã gặp phải những thất bại do chưa có một khung pháp lý hồn thiện dẫn đến những mâu thuẫn pháp lý với nhà đầu tư. Đồng thời, việc cho phép nhà đầu tư ký quỹ với một khối lượng tiền lớn mà khơng có hoạt động quản trị rủi ro đã dẫn đến sự thua lỗ nặng nề cho các bên tham gia.

Hiện tượng này có thể được minh họa điển hình qua vụ việc về giao dịch cổ phiếu của CTCP nhựa An Phát (AAA) niêm yết trên HNX. “Cổ phiếu AAA đã tăng mạnh từ mức giá 47.000 VND/CP ngày 19/8/2010 lên mức cao nhất là 91.600 VND/CP (bình quân) ngày 16/09/2010 với thanh khoản tốt, trong bối cảnh TTCK chỉ dao động rất hẹp. Khoảng 4,4 triệu CP được giao dịch trong khoảng giá trên 90.000 VND. Tuy nhiên, sau 5 ngày giao dịch, giá AAA đã giảm về mức 63.400 VND (bình qn) tính

đến hết ngày 4/09/2010, với khối lượng đặt mua khiêm tốn và dư bán lên tới hàng triệu cổ phiếu”. Có nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng bất thường trong giao dịch cổ phiếu AAA, nhưng có một nhận định hợp lý cho rằng đã có sự làm giá cổ phiếu này của một nhóm nhà đầu tư. Lợi dụng việc được ưu đãi trong hoạt động ký quỹ tại một số CTCK, nhóm nhà đầu tư này đã liên kết với nhau thực hiện việc “làm giá” cổ phiếu AAA, sau đó sử dụng vốn ký quỹ từ các CTCK để mua ở giá cao. Sau cùng, sau khi các nhà đầu tư đã “cao chạy xa bay”, các CTCK đã phải lĩnh hậu quả từ việc cho thực hiện ký quỹ với một tỷ lệ lớn.

Chưa có số liệu thống kê chính thức về các khoản cho vay của cơng ty chứng khốn đối với nhà đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng chắc chắn con số này lên tới nhiều ngàn tỷ VNĐ. Các khoản vay ký quỹ tại các CTCK tiếp tục là áp lực nặng nề đối với TTCK nhất là khi thị trường đang đi xuống như hiện nay. Trong giai đoạn TTCK suy giảm trong tháng 5.2010 vừa qua, hiện tượng giải chấp của các CTCK đã khiến thị trường giảm điểm. Để đảm bảo thanh khoản, các CTCK phải bán chứng khoán bất chấp việc giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch xuống rất thấp. Đối với các nhà đầu tư, do thị trường giảm sâu, cùng với lãi suất đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng lên sẽ khiến nhiều NĐT bán ra để trả nợ gốc và lãi cho các NHTM. Vì khơng có dịng tiền mới vào thị trường nên bất chấp giá đã giảm mạnh, khối lượng giao dịch vẫn ở mức rất thấp. Nhiều tài khoản vô chủ xuất hiện để mặc cho CTCK tự xử lý. Đây là lý do khiến cho khơng ít CTCK đang ở bên bờ vực đổ vỡ tài chính.

Thực tiễn thị trường các nước cho thấy, việc dùng GDKQ đúng thời điểm là rất có lợi vì nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận lớn khi số vốn đầu tư ban đầu có hạn, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường Việt Nam như hiện nay, hình thức đầu tư này có độ rủi ro cao, càng sử dụng GDKQ nhiều thì số tiền thua lỗ càng nhanh. Do chưa có quy định cụ thể, nên nhiều khoản vay khơng được thể hiện trên sổ sách kế tốn như bản chất của nó, mà nằm ở khoản phải thu hay tài khoản tự doanh tùy thuộc cách ghi nhận của CTCK. CTCK không thể thu hồi lại

khoản hỗ trợ tài chính do đó phải tiến hành khoanh nợ cho NĐT. Nhiều công ty khơng thể xử lý vì nếu xử lý sẽ phải hạch tốn tổn thất này thì kết quả kinh doanh sẽ xấu đi, chưa kể phải xử lý trách nhiệm người bảo lãnh, của nhân viên môi giới, điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong các CTCK, gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý. Khoản phải thu của các cơng ty chứng khốn trong báo cáo tài chính q 1/2011 vẫn phình to.

Mặt khác, VN-Index thời gian qua không nhất thiết phản ánh đúng diễn biến của thị trường chung, đặc biệt là giá của những cổ phiếu có thanh khoản cao thường nằm trong danh sách hỗ trợ đòn bẩy, cầm cố nhiều. Một vài mã như BVH, MSN, VNM, VIC lại không được các cơng ty hỗ trợ mạnh vì thanh khoản yếu lại là động lực tăng chủ yếu của chỉ số.

Trong báo cáo tài chính của các cơng ty chứng khốn, một mục đáng được lưu ý là khoản phải thu. Dĩ nhiên mục này bao gồm rất nhiều tiểu mục, nhưng phần lớn báo cáo tài chính quý 1 cho thấy khoản phải thu lớn nhất nằm trong mục phải thu đối với các nghiệp vụ hợp tác đầu tư – nói ngắn gọn là hỗ trợ địn bẩy. Cũng có một lượng tiền khá

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 30 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)