Tỷ lệ ký quỹ ban đầu 50% 60% Tỷ lệ ký quỹ bắt buộc 25% 30%
Danh mục Loại B
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu 50% 70% Tỷ lệ ký quỹ bắt buộc 25% 30%
Danh mục Loại C
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu 50% 80% Tỷ lệ ký quỹ bắt buộc 25% 30%
Công ty cần quy định hạn mức tín dụng tối đa mà một khách hàng có thể vay khi giao dịch ký quỹ, hạn mức này có thể là giá trị cố định hoặc một tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn vốn cho hoạt động giao dịch ký quỹ của CTCK. Quy định này là nhằm hạn chế rủi ro cho vay quá nhiều vào một hoặc nhóm khách hàng, vì khi thị trường chuyển biến bất lợi, khách hàng có thể khơng trả được khoản vay (giá chứng khoán giảm mạnh hoặc mất thanh khoản). Cần lưu ý, khách hàng riêng lẻ ở đây không chỉ là một tài khoản giao dịch của khách hàng, mà bao gồm những người liên quan theo quy định của Luật Chứng khốn.
3.2.1.3/. Chuẩn hóa hồ sơ khách hàng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
Đối với TTCK Malaysia, khi NĐT ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, hợp đồng này sẽ được công chứng bởi cơ quan cơng chứng hoặc luật sư. Điều này xét về khía cạnh hồ sơ vay là phù hợp, bởi ký hợp đồng giao dịch ký quỹ chính là việc ký hợp đồng vay tiền mua chứng khoán ký quỹ và người vay phải có trách nhiệm hồn trả và bồi thường các thiệt hại phát sinh nếu sai phạm và nó cần phải có sự giám sát và thừa nhận của cơ quan pháp luật. Chính vì thế, khi cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, CTCK cần chú trọng vào hồ sơ liên quan đến thơng tin khách hàng góp phần củng cố cơ sở thông tin.
NĐT trên thị trường và bảo vệ chính CTCK xảy các sự kiện tranh chấp với khách hàng. Ngoài những yêu cầu hồ sơ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán về việc mở tài khoản giao dịch cho NĐT, cần có hồ sơ liên quan đến mở tài khoản giao ký quỹ. Cụ thể là: Đơn mở tài khoản giao dịch ký quỹ; Quyết định hội đồng quản trị về việc mở tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu là pháp nhân); Hợp đồng giao dịch ký quỹ (công chứng); Cam kết trách nhiệm cá nhân (công chứng); Văn bản ủy quyền cho CTCK (công chứng); Cam kết đảm bảo và bồi thường thiệt hại (cơng chứng).
3.2.1.4/. Thực hiện đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức khách hàng.
Đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức là bước đầu tiên trong việc tiếp nhận hoặc từ chối cung cấp dịch vụ cho vay mua chứng khoán ký quỹ, đây là bước quan trọng trong q trình quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đánh giá tín nhiệm khách hàng, CTCK cấp cho khách hàng hạn mức cho vay khi thực hiện giao dịch ký quỹ. Công việc này được thực hiện ngay khi khách hàng đăng ký mở tài khoản giao dịch ký quỹ hoặc 3 tháng một lần đối với khách hàng hiện tại. Mục đích của việc đánh giá khách hàng nhằm đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán của khách hàng và rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, việc đánh giá này có thể thơng qua số điểm hoặc các tiêu chí do cơng ty đưa ra. Tùy theo số điểm và đáp ứng các tiêu chí của cơng ty đặt ra cơng ty cấp hạn mức tín dụng nhất định. Ngồi ra, cần phải có phân cấp trong nội bộ CTCK trong việc
phê duyệt hạn mức tín dụng khách hàng, tùy theo mỗi hạn mức sẽ được một cấp quản lý phê duyệt.
3.2.1.5/. Thành lập Phịng kiểm sốt tín dụng.
Khái niệm Phịng kiểm sốt tín dụng tại CTCK thực sự là mới đối với các CTCK Việt Nam, nhưng đối với các CTCK tại Malaysia thì Phịng kiểm sốt tín dụng có vai trị rất quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho NĐT. Vai trị của Phịng kiểm sốt tín dụng nhằm đảm bảo: sử dụng vốn cho hoạt động cung cấp giao dịch ký quỹ đạt hiệu quả cao nhất; thu hồi đầy đủ các khoản cho vay trong quá trình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ; khả năng thanh toán giao dịch mua bán giao dịch ký quỹ; chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng; các chính sách của cơng ty trong q trình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ được tuân thủ; kiểm sốt các rủi ro trong q trình cung cấp dịch vụ nhằm giảm thiểu các mất mát xảy ra; tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch ký quỹ.
Phịng kiểm sốt tín dụng được xem là khơng thể thiếu trong CTCK khi có hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ. Khơng giống như hoạt động tín dụng ngân hàng trong cung cấp các khoản vay có đảm bảo, đối với giao dịch ký quỹ chứng khoán, giá trị tài sản đảm bảo bằng chứng khoán trong tài khoản giao dịch ký quỹ thay đổi nhanh chóng và cần có biện pháp xử lý kịp thời để có thể thu hồi khoản vay.
3.2.1.6/. Áp dụng cơng nghệ thông tin vào hoạt động quản trị rủi ro.
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thơng tin phục vụ rủi ro, các cơng cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Các CTCK cần củng cố hệ thống giao dịch hiện có, đưa hệ thống giao dịch tự động mới vào vận hành. Hiện đại hóa hệ thống giám sát thị trường, xây dựng hệ thống giám sát tự động kết hợp với các hệ thống giao dịch, công bố thơng tin, lưu ký, thanh tốn. Xây dựng các hệ thống công bố thông tin, tự động hóa, hệ thống lưu ký và thanh tốn bù trừ chứng khoán.
3.2.2/. Tuân thủ các hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ theo quy định của Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán
Để đảm bảo an tồn cho hoạt động kinh doanh CTCK nên duy trì tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của mình. Ngoải ra, tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ đối với một khách hàng không nên được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty. Tiếp theo là tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ đối với một loại chứng khốn khơng được vượt q 10% vốn chủ sở hữu của cơng ty chứng khốn; Cuối cùng là tổng số chứng khốn cho vay giao dịch ký quỹ khơng được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.
3.2.3/. Quản lý tài khoản ký quỹ
Để quản lý tài khoản ký quỹ một cách hiệu quả, cơng ty chứng khốn nên quản lý tách biệt tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ với tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khốn thơng thường của khách hàng và tiền, chứng khốn của chính cơng ty chứng khốn. Ngồi ra, cơng ty khơng nên sử dụng chứng khốn trên tài khoản ký quỹ của khách hàng để làm tài sản thế chấp cho bất kỳ quan hệ nào ngoài quan hệ là tài sản thế chấp cho giao dịch ký quỹ giữa cơng ty chứng khốn và khách hàng.
Tài sản thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ là tài sản của khách hàng với đầy đủ các quyền liên quan. Vì vậy, cơng ty có nghĩa vụ phải hạch toán đầy đủ tài sản liên quan đến chứng khoán thế chấp vào tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng bao gồm: cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu và/hoặc bằng tiền mặt và các khoản tiền khác được trả cho các chứng khốn có trên tài khoản giao dịch ký quỹ; Số tiền bán chứng khốn thế chấp cịn lại sau khi đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với cơng ty chứng khốn.
Bên cạnh đó, CTCK chỉ nên thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán thế chấp theo chỉ định của khách hàng, ngoại trừ trường hợp phải bán chấp để theo chỉ
định của khách hàng, ngoại trừ trường hợp phải bán chứng khoán thế chấp để thu hồi nợ vay.
Ngồi ra, cơng ty chứng khốn nên cơng khai thường xuyên thông tin về các điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ bao gồm danh sách chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ, yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức thực hiện lệnh gọi ký quỹ bổ sung. Các thông tin này cần phải được niêm yết tại trụ sở chính, các địa điểm kinh doanh hợp pháp khác của công ty chứng khốn, trang thơng tin điện tử của cơng ty chứng khốn;
Cơng ty chứng khốn nên lập sổ kế tốn, hạch toán riêng từng tài khoản giao dịch ký quỹ, danh mục tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ cuối mỗi ngày giao dịch; lưu trữ đủ hồ sơ, phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch trên từng tài khoản giao dịch ký quỹ bao gồm các thông tin hàng ngày về danh mục tài sản ký quỹ, cầm cố, thế chấp trên tài khoản, giá thị trường, tỷ lệ ký quỹ kèm theo các lệnh gọi ký quỹ bổ sung, phiếu lệnh giao dịch ký quỹ.
Công ty chứng khốn phải bảo mật thơng tin về tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng, không được phép cung cấp thông tin này cho bên thứ ba, ngoại trừ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng.