UBCKNN nên để cho Ngân hàng Nhà nước quản lý nghiệp vụ giao dịch ký quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 58 - 59)

định về trách nhiệm của các mơi giới, trong đó quy định vai trị của người mơi giới ngay từ lúc đầu khi tư vấn cho khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ. Nếu có sai phạm, tất yếu phải có quy chế để xử lý. Có như thế, các mơi giới mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm và vai trò đối với khách hàng, và hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Vì thế, UBCKNN, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính cần phải thường xuyên nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số nước có đặc điểm về kinh tế, TTCK tương đồng với Việt Nam để từ đó có thể hồn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động giao dịch ký quỹ vừa mới được pháp luật công khai thừa nhận.

3.1.2/ UBCKNN nên để cho Ngân hàng Nhà nước quản lý nghiệp vụ giao dịch kýquỹ quỹ

Tại TTCK Mỹ, nền tảng của nghiệp vụ giao dịch ký quỹ là quy định ký quỹ của Ngân hàng Trung ương. Theo đó, Quỹ dự trữ liên bang (Ngân hàng Trung ương) sẽ ấn định tỷ lệ ký quỹ ban đầu. Vì vậy, UBCKNN nên để chính Ngân hàng Nhà nước chứ khơng phải tổ chức nào khác hay chính UBCKNN là cơ quan quản lý nghiệp vụ cho vay tiền để mua chứng khoán của các CTCK. Thiết nghĩ, đây là một sự phân cơng hợp lý. Vì, một mặt, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý toàn diện các dịch vụ tiền tệ và tín dụng của mọi tổ chức, cá nhân; mặt khác, một khi đã cho phép các CTCK cho vay mua chứng khoán, Ngân hàng Trung ương các nước cũng cho phép các CTCK được dùng các chứng khốn có trên tài khoản ký quỹ để làm tài sản thế chấp vay tiền của các ngân hàng.

Ngoài ra, một thực tế ở nước ta là, nghiệp vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán của các CTCK đã được triển khai dù chưa được pháp luật thừa nhận do sức ép cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu chính đáng của NĐT. Để làm được điều đó, các CTCK và các ngân hàng phải lách luật bằng cách ký một hợp đồng liên kết, liên doanh. Theo đó, ngân hàng là người trực tiếp cho vay cịn các CTCK là người quản lý

hộ. Điều này đã vơ tình đặt các CTCK vào thế hoàn toàn bất lợi nếu xảy ra tranh chấp. Nên chăng, UBCKNN cần có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước cho phép các CTCK được phép mở các tài khoản ký quỹ để triển khai các nghiệp vụ GDKQ và cho họ được phép sử dụng các chứng khốn có trên tài khoản ký quỹ để làm thế chấp vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)