UBCKNN nên để cho cơng ty chứng khốn tự quyết định danh mục chứng khoán cho vay trên cơ sở thường xuyên gửi báo cáo cho UBCKNN

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 59 - 61)

khoán cho vay trên cơ sở thường xuyên gửi báo cáo cho UBCKNN

Liên quan đến quy định điều kiện khách hàng mở tài khoản ký quỹ, mức vốn tối thiểu tại thị trường Mỹ là 2.000 USD, tỷ lệ ký quỹ thường xuyên tối thiểu theo quy định của các SGDCK là 25% tổng thị giá của tất cả các chứng khoán trong tài khoản ky quỹ. Căn cứ vào các quy định của Ngân hàng Trung ương, của các Sở giao dịch, các CTCK đưa ra các chính sách nội bộ về quản lý hoạt động cho vay mua chứng khốn của riêng mình. UBCKNN nên để các CTCK tự đưa ra tỷ lệ ký quỹ tối thiểu tồn danh mục trên cơ sở khơng nới lỏng hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước và UBCKNN và tỷ lệ ký quỹ nên tính cho tồn danh mục chứ khơng phải từng loại chứng khoán riêng biệt.

Cơng ty chứng khốn, nhà đầu tư và chứng khốn ký quỹ là ba thành phần trực tiếp của giao dịch ký quỹ. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đưa ra quy định những tiêu chí cơ bản nhất, như chất lượng nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ giao dịch, tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ xử lý, quyền hạn và nghĩa vụ của nhà đầu tư. Cịn phần đánh giá khách hàng, xếp hạng tín dụng khách hàng, xây dựng danh mục cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ, tỉ lệ của từng loại cho vay sẽ do chính các cơng ty chứng khốn tự quyết định trên cơ sở hợp đồng giao dịch ký quỹ và các quy định về tỷ lệ ký quỹ của UBCKNN.

Bên cạnh đó, rủi ro quan trọng nhất của thị trường cần phải nói đến là thanh khoản, tức là khả năng bán cổ phiếu. Thực tế 99,99% các giao dịch ký quỹ là dành cho lướt sóng, nên CTCK sẽ soi tính thanh khoản kỹ nhất khi lập ra danh mục cổ phiếu cho

phép ký quỹ. Việc Quy chế đưa ra nhiều quy định về chất lượng của doanh nghiệp niêm yết khi xem có cho cổ phiếu vào danh mục hay khơng có lẽ là khơng chuẩn, bởi sau khi xem xét tính thanh khoản, các chỉ số tài chính mới được xem xét đến, nhưng chỉ là để tìm kiếm các ngoại lệ hay loại trừ các cổ phiếu đã tăng q nóng, ví dụ P/E>25 lần. Theo tơi, nên để CTCK tự quyết khi lập danh mục cho chính mình.

Ngồi ra, rủi ro trong cho vay ký quỹ là chất lượng của doanh nghiệp niêm yết. Có thể vẫn có những CTCK chọn cổ phiếu của doanh nghiệp thua lỗ để đưa vào danh mục ký quỹ vì khối lượng giao dịch hàng ngày lớn, nhưng điều đó khơng phải là tuyệt đối. Chất lượng của doanh nghiệp niêm yết đây là hàm ý về giá trị thật và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Các DN làm ăn hiệu quả và ổn định vẫn sẽ an toàn hơn các DN làm ăn phập phù và giá cả không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp đó. Vậy liệu có cần thiết có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp niêm yết hay không? Đúng là cần, nhưng do quan điểm ở mỗi CTCK là khác nhau, nên nếu quy định cứng ln thì khơng ổn. Xét về mặt giám sát thị trường, UBCK lúc này không cần đưa ra tiêu chí. Sau này có thể th một tổ chức uy tín để làm định mức tín nhiệm cho các doanh nghiệp niêm yết và lấy kết quả này làm tiêu chuẩn cho các giao dịch ký quỹ.

Ngoài ra, điều cần đưa ra trong Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ liên quan đến CTCK là tập trung vào khả năng huy động nguồn vốn để cung cấp dịch vụ GDKQ cho khách hàng mà vẫn đảm bảo mức an tồn chung cho tồn bộ hoạt động của cơng ty. Cần nghiêm cấm và ngăn chặn được rủi ro lấy tiền của khách hàng này cho vay khách hàng kia. Muốn làm được vậy, phải có cách phân định rõ nguồn tiền và giám sát được dịng tiền cơng ty sử dụng khi cho khách hàng vay ký quỹ. Ngoài ra, nên quy định tổng số tiền đã dùng vào dịch vụ GDKQ trên tổng số nợ của CTCK hơn là so với nguồn vốn, điều này đảm bảo CTCK vẫn cịn dư tiền để làm những cơng việc khác.

Một vấn đế khác nữa là liên quan đến vấn đề thông tin, nếu đến ngày thông báo danh sách cổ phiếu ngừng GDKQ "SGDCK yêu cầu bắt đầu từ ngày… cổ phiếu A

không được cho vay ký quỹ nữa, ngay lập tức sẽ là động thái xả bán cổ phiếu từ các CTCK đã lỡ cho NĐT vay và chắc chắn cổ phiếu này sẽ giảm giá liên tục, NĐT có thể buộc phải bán thêm cổ phiếu khác khiến cho thị trường thêm áp lực giảm điểm. Theo tôi hiểu, chẳng cần đến ngày SGDCK thông báo ngừng GDKQ cổ phiếu A do lượng cổ phiếu vay đã quá lớn (nếu các CTCK phải báo cáo hàng ngày, tự nhiên Sở lại có "thơng tin độc quyền" rất nhạy cảm), thị trường cũng sẽ có người biết và sẽ có "nhu cầu" bán cổ phiếu, thậm chí bán khống. Nói cách khác, trước khi có một lượng cung nào đó được xả ra, sẽ có nhu cầu xả hàng trước đó của ai đó, thậm chí bán khống, để kiếm lời từ thị trường giá xuống. Việc làm của SGDCK chỉ góp phần đẩy nhanh tốc độ rớt giá cổ phiếu, rồi sẽ gián tiếp góp phần "ngăn chặn" NĐT và CTCK cắt lỗ. Cái vòng luẩn quẩn cứ sẽ xoay vịng nếu khơng bị chặn lại bởi cơ chế thu hẹp biên độ hoặc cơ chế bán khống hợp pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán (85 trang) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)