Giai đoạn từ nửa sau những năm 1970 đến 1996 3 3-

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 32 - 44)

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 3 0-

2.1.2. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1970 đến 1996 3 3-

Trong thập kỷ 70, hoạt động kinh doanh của Nhật Bản và đầu tư của Nhật Bản về vốn và kỹ thuật đã làm xuất hiện thêm các ngành công nghiệp cần nhiều sức lao động ở các nước công nghiệp mới Đông Á. Từ năm 1972 đến 1976, FDI của Nhật Bản đã chiếm tới 71% tổng đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc; 32% mức tăng trưởng của Hàn Quốc là nhờ vào sự đóng góp trực tiếp của FDI.5 Tại Đài Loan, các công ty thương mại của Nhật Bản đã kiểm soát một nửa giá trị xuất khẩu của Đài Loan trong năm 1978. Tất cả các công ty của Nhật Bản đều định hướng vào xuất khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Cơ chế sản xuất định hướng xuất khẩu đã được thúc đẩy bởi FDI của Nhật Bản và hình thành ở châu Á từ cuối những năm 70. Thêm vào đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và chuyển dịch trong nội bộ bộ mơn cơng nghiệp từ những ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành sử dụng nhiều tư bản và công nghệ, tiêu biểu là ngành công nghiệp điện tử, đã đưa nền kinh tế các nước châu Á phát triển với tốc độ cao hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, trừ Nhật Bản, Philíppin và Việt Nam, GDP bình qn đầu người tại các nước Đông Á đã tăng vọt so với giai đoạn trước (Đài Loan giữ mức rất cao của giai đoạn trước).

Cuối thập niên 1970, làn sóng cơng nghiệp châu Á bắt đầu lan sang Trung Quốc và đến giữa thập niên 1980, làn sóng cơng nghiệp này bước sang giai đoạn mới, có sự thay đổi lớn về chất, với tốc độ cao của cơng nghiệp hố tại Trung Quốc, ASEAN và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở các nước diễn ra nhanh chóng. Nhật Bản dần dần chuyển sang thời đại sau cơng nghiệp nhưng vẫn duy trì sức cạnh tranh trong lĩnh vực này nhờ chủ động chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp sang các ngành có hàm lượng cơng nghệ, tri thức cao như xe hơi và các sản phẩm điện tử cao cấp, các loại máy móc kết hợp nhiều ngành cơng nghệ khác nhau. Nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm đồ điện gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt, và các bộ phận, linh kiện xe hơi, điện tử chuyển nhanh từ Nhật Bản sang các

5Số liệu lấy theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Văn Thọ, trường đại học Waseda, Nhật Bản trong cuốn “Biến động kinh tế Đơng Á và con đường cơng nghiệp hóa Việt Nam”, NXB Chính trị

nước châu Á khác. Các NIEs như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore cũng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành có hàm lượng cao về tư bản và công nghệ. Các nền kinh tế Đông Á đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ sự giúp đỡ của mối quan hệ sản xuất chặt chẽ - mạng lưới sản xuất khu vực.

2.1.2.2. Tình hình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử khu vực

Giai đoạn này, mạng lưới sản xuất điện tử tiếp tục phát triển nhờ sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Nhật Bản và một số công ty của Hoa Kỳ vào các quốc gia từ giai đoạn nửa đầu thập kỷ 70. Sang đến thập kỷ 80, việc đồng Yên tăng giá vào năm 1986 đã dẫn đến sự mở rộng mạng lưới sản xuất của Nhật sang Đông Á. Trong giai đoạn này, điểm đến của nguồn đầu tư được thay đổi hai lần: đầu tiên, từ các nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) đến các nước trong vùng ASEAN (chủ yếu là ở Singapore, Malaysia, Thái Lan) và thứ hai, bắt đầu từ năm 1992, từ các nước trong vùng ASEAN sang Trung Quốc, Indonesia, Phlippines và Việt Nam. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, các hãng điện tử của Nhật Bản đã liên tục mở rộng phạm vi các cứ điểm sản xuất ở khu vực Đông Á. Cùng vào thời gian này, có dấu hiệu nổi lên sự phân cơng lao động theo khu vực thậm chí đến các hãng điện tử của Nhật Bản cũng nỗ lực hết sức để đưa mạng lưới sản xuất Đơng Á của mình phát triển nhằm phục vụ các chiến lược cạnh tranh toàn cầu.

Kết quả là Đông Á ngày càng trở thành nền tảng sản xuất quan trọng của các hãng điện tử Nhật Bản. Vào năm 1988, khu vực chiếm tới 2/3 trong tổng số đầu tư ra nước ngồi của các cơng ty sản xuất của Nhật Bản. 5 năm sau, vào thời điếm trước năm 1993, tỷ lệ này đã lên tới trên 90%.6 Phần lớn nguồn đầu tư này tập trung vào Trung Quốc, chính điều này làm lên “cơn sốt Trung Quốc” trong nửa đầu những năm 1990.

6Số liệu này cũng lấy từ cuốn “Biến động kinh tế Đơng Á và con đường cơng nghiệp hóa Việt Nam”.

Ngành cơng nghiệp điện tử là động lực chính đằng sau sự chuyển dịch này tại Đơng Á. Trong giai đoạn từ 1985 đến 1993, gần như một nửa trong tổng số mức tăng FDI của các công ty Nhật Bản ở Đông Á là tập trung vào lĩnh vực điện tử. Trước năm 1993, gần 60% các chi nhánh ở nước ngoài của các hãng điện tử Nhật Bản nằm ở châu Á. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này thậm chí cịn cao hơn. Vào năm 1993, 70% nhân cơng ở nước ngồi cho các hãng điện tử Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á. So sánh với Bắc Mỹ và châu Âu, Đông Á rõ ràng thu hút được đầu tư vào ngành sử dụng sức lao động nhiều hơn.

Cùng lúc đó, một thay đổi quan trọng đã diễn ra trong cách thức đầu tư ở khu vực. Bên cạnhviệc tập trung vào thị trường nội địa, thì các hãng điện tử của Nhật đã phân bố nguồn vốn đầu tư của mình rộng rãi trên phạm vi châu Á. Tuy nhiên, một mặt là mục tiêu hướng tới việc mở rộng đầu tư để sản xuất hướng về xuất khẩu, thì mặt khác các cơng ty Nhật Bản vẫn tập trung phần lớn đầu tư của mình vào một số các khu cơng nghiệp ở Malaysia, Đài Loan, Singapore và Thái Lan. Vào năm 1993, bốn nước này chiếm đến 2/3 trong số các chị nhánh của Nhật Bản ở châu Á, Malaysia chiếm vị trí lớn nhất (24%), sau đó là đến Đài Loan (17%), Singapore (13%) và Thái Lan (12%). 7 Trong cùng thời gian đó, 70% nhân cơng ở nước ngoài của các hãng điện tử Nhật Bản là ở châu Á trong đó riêng Malaysia đã chiếm tới 30% trong tổng số nhân cơng nước ngồi của các hãng điện tử Nhật Bản.

Ngược lại, kể từ nửa đầu những năm 1990, việc đầu tư lại tập trung với việc mở rộng về mặt địa lý và kết quả là mạng lưới sản xuất của Nhật Bản ở Đơng Á giảm đi tính tập trung về mặt địa lý mà trở nên rải rác hơn. Một trong những điều quan trọng nhất chính là tỷ lệ đầu tư vào Trung Quốc của các hãng điện tử Nhật Bản đã tăng lên rất nhanh, từ 0.6% năm 1990 đến 1994 đã đạt tới 7%, chạm mức 7.7% của các nước ASEAN.8

Tuy nhên, có hai sự thay đổi quan trọng đã xảy ra mà ít được chú ý: Thứ nhất đó là dây chuyền sản xuất và các liên kết thu mua của Nhật Bản đã được nâng cấp đáng kể và thứ hai là các chi nhánh tại Đông Á của các nhà sản xuất bộ phận điện tử của Nhật, đặc biệt là ở Đài Loan và Hàn Quốc đã có được sự cải thiện đáng kể.

Trong ngành công nghiệp điện tử ở Đơng Á, có hai mơ hình chính sau: Singapore và Hồng Kơng cạnh tranh cho vị trí là các trụ sở cho ngành công nghiệp điện tử trong khu vực (cùng với chức năng hỗ trợ chính như thu mua, kiểm tra, các dịch vụ về kỹ thuật và đào tạo); Hàn Quốc và Đài Loan cạnh tranh nhau cho vị trí các nhà sản xuất theo hợp đồng cho các nhà chế tạo thiết bị gốc và vị trí nhà cung cấp cho một số linh kiện điện tử yêu cầu độ chính xác cao; Malaysia và Thái Lan Và Philippines là các địa điểm ưu tiên cho việc sản xuất theo số lượng lớn đặc biệt là với các sản phẩm tầm trung và cao cấp, Trung Quốc, Indonesia và có thể là Việt Nam cạnh tranh nhau trong việc lắp ráp các sản phẩm thông thường và sản xuất các linh kiện, cấu kiện đơn giản. 9

Ở đây, ngoài việc Nhật Bản tập trung đầu tư vào mạng lưới sản xuất điện tử khu vực để phục vụ các mục đích của mình thì các quốc gia khác cũng phụ thuộc vào mạng lưới sản xuất khu vực. Bảng dưới đây cho thấy sự gia tăng thị phần xuất khẩu nội vùng các sản phẩm điện tử của giai đoạn 1991 -1996 của 4 quốc gia đứng đầu (trừ Nhật Bản):

Bảng 1: Gia tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm điện tử nội vùng, 1991 - 1996(%)

Quốc gia/Năm 1991 1996

Hàn Quốc 21.5 31

Đài Loan 20.5 27.9

9 Ở Việt Nam đến năm 1996 đã có Fujitsu thiết lập nhà máy lắp ráp bảng mạch in điện tử và đây

Singapore 26.2 37.6 Malaysia 39.5 41.6

(Tỷ lệ nêu trên được tính bằng tỷ lệ giữa xuất khẩu sản phẩm điện tử vào thị trường Đông Á trên tổng xuất khẩu sản phẩm điện tử của quốc gia đó)

Nguồn: Enst, Dieter, Sept.1998, Destroying or upgrading the engine oí growth? The reshaping of the electronics industry in East Asia after the crisis, The Bank, Washington, D.C.

Bảng trên cho thấy trong nửa đầu thập kỷ 90, Đơng Á chính là thị trường tăng trưởng chiến lược cho chính các hãng điện tử của khu vực. Việc tăng nhanh trong tỷ lệ trao đổi thương mại nội vùng trong ngành cơng nghiệp điện tử chính là một nhân tố quan trọng làm nên “Sự thần kỳ Đơng Á” mà sau này người ta cịn nhắc đến nhiều.

2.1.2.3. Sự phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tồn cầu tại khu vực Đơng Á

Bên cạnh sự phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử khu vực thì giai đoạn này, các quốc gia Đơng Á cũng bắt đầu trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất điện tử tồn cầu. Từ giai đoạn trước, các cơng ty của Hoa Kỳ và một số hãng của châu Âu đã bắt đầu xây dựng các cứ điểm sản xuất tại các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore. Đến giai đoạn này, trong khi các hãng điện tử của Nhật Bản phát triển mạng lưới sản xuất của họ ở Đông Á cả về bề rộng và bề sâu thì các hãng điện tử của Hoa Kỳ cũng không chịu ngồi yên. Nửa đầu những năm 1980, các hãng điện tử của Hoa Kỳ đã mở rộng mạng lưới sản xuất của họ ra nhiều nước trên thế giới và họ đã chọn Đơng Á là nơi xây dựng các cứ điểm chính của mình. Thời kỳ này, các hãng đi đầu là những cơng ty sản xuất máy tính và các hãng sản xuất các thiết bị

ngoại vi 10 và các bộ phận chưa lắp ráp. Một công ty của Mỹ, tên là Tandon, được sáng lập bởi một người Ấn Độ mang quốc tịch Singapore chính là cơng ty đi tiên phong trong việc thiết lập cứ điểm sản xuất tại Singapore, với tư cách là một cứ điểm sản xuất các loại ổ cứng (HDDs) ở nước ngoài vào cuối những năm 1970. Công ty này là một trong những nhà cung cấp HDDs hàng đầu, trước khi công ty này giải thể. Bên cạnh Tandon cịn có Hewlett Packard (HP) cũng đã thiết lập chi nhánh của mình ở Singapore vào nửa đầu những năm 1970, nhưng phải đến giữa những năm 1980 thì chi nhánh này mới chính thức chuyển từ sản xuất các dụng cụ và thiết bị y tế sang các sản phẩm liên quan đến máy tính nên có thể coi giai đoạn phát triển chi nhánh của HP ở Singapore là vào những năm 1980. Nhưng có lẽ thời điểm bước ngoặt chính la vào năm 1981 khi mà hai cơng ty danh tiếng là DEC11 và Apple đều băt đầu xây dựng cứ điểm sản xuất của mình ở Singapore.

Kể từ đó, ngày càng có nhiều cơng ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất máy tính của Hoa Kỳ chuyển đến khu vực Đông Á. Năm 1982, DEC thành lập chi nhánh thứ hai của mình ở khu vực Đơng Á tại Đài Loan. Cùng năm đó, Seagate, chỉ sau 3 năm kể từ khi hãng này thành lập cũng đã quyết định chuyển một phần lớn dây chuyền sản xuất HDD sang Singapore. Một năm sau, vào năm 1983, Seagate thành lập chi nhánh thứ hai của mình ở Thái Lan, tại khu vực thủ đô Bangkok. Năm 1984, DEC thành lập chi nhánh ở Hồng Kông trong khi Maxtor thì cũng lần đầu tiên đặt chân lên đất Singapore.12

10 Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngồi thùng máy được gắn kết

với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ), ví dụ: màn hình máy tính, ổ đĩa mềm, ổ cứng di động, chuột, bàn phím, loa, v.v…

11DEC (Digital Equipment Corporation) là cơng ty tiên phong trong ngành cơng nghiệp máy tính của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1957. Đến năm 1998 công ty này được mua lại bởi Compaq mà sau này sát nhập với HP vào năm 2002.

12 Một số cơng ty máy tính của Mỹ cũng do dự khi thành lập các chi nhánh của mình ở chây Á.

Ví dụ như Compaq, một trong những nhà sản xuất máy tính để bàn hàng đầu: lần đầu tiên Compaq đặt chân đến Đông Á là vào năm 1987 với chi nhánh tịa Singapore và phải sau đó 6 năm, năm 1993 mới có chi nhánh thứ 2 tại Trung Quốc. Điều tương tự cũng xảy ra với Quantum, đến tận năm 1994 mới có chi nhánh tại Malaysia và năm sau mới thành lập thêm một chi nhánh

Từ đó trở đi, một số trong các hãng nêu trên đã đều đặn gia tăng số lượng các chi nhánh sản xuất của mình ở khu vực Đơng Á. 10 năm sau, vào năm 1995, Conner Peripherals có 3 chi nhánh (ở Singapore, Malaysia Và Trung Quốc), Maxtor có 3 chi nhánh (tại Singapore, Hồng Kơng và Hàn Quốc), Seagate có 5 chi nhánh (1 ở Singapore, 1 ở Malaysia, 1 ở Indonesia và 2 ở Thái Lan).

Nghiên cứu trường hợp: Mạng lưới sản xuất ổ cứng của Seagate tại Đông Á

Seagate, một hãng sản xuất ổ cứng hàng đầu của thế giới, có thể coi là một hãng thành cơng nhất khi phát triển mạng lưới sản xuất quốc tế của mình bằng cách tập trung vào khu vực Đông Á. Seagate là công ty đi tiên phong trong việc thành lập ngành công nghiệp ổ cứng ở Singapore và chính điều này đóng vai trị khởi đầu cho những bước tiến quan trọng của mạng lưới sản xuất điện tử ở khu vực Đơng Á của Seagate. Tính đến thời điểm năm 1995, Seagate có 11 nhà máy trên toàn thế giới, 5 nhà máy ở Hoa Kỳ, 5 nhà máy ở Thái Lan, 4 nhà máy ở Malaysia, 3 nhà máy ở Singapore, 2 nhà máy ở Ireland và ở Indonesia, Trung Quốc và Scotland mỗi nước có một nhà máy. Như vậy 14 trong số tất cả 22 nhà máy nằm ở Đông Á, tức là chiếm tới 64%, hay có thể nói là 80% sản xuất của Seagate nằm ở năm quốc gia Đông Á.13

Bây giờ chúng ta cùng xem sự phân chia sản xuất của Seagate trong mạng lưới sản xuất quốc tế trong giai đoạn 1990 -1995:

Bảng 2: Phân chia sản xuất của Seagate trong mạng lưới sản xuất thế giới

Tỷ lệ KV Năm

Công suất sản xuất Lao động Đông Á Hoa Kỳ Châu Âu Đông Á Hoa Kỳ Châu Âu ở Indonesia.

1990 35% 58% 7% 70% 26% 4% 1995 61% 34% 5% 85% 11% 4%

Nguồn: Người viết tổng hợp theo Seagate Profile (11/1995).

Bảng trên cho thấy Đơng Á chính là cứ điểm sản xuất chính của Seagate và có sự gia tăng các cứ điểm này trong giai đoạn 1990 – 1995. Tuy nhiên do ở Đông Á, tỷ lệ lao động tăng nhiều hơn và chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ công suất sản xuất trong khi ở Hoa Kỳ thì ngược lại nên chúng ta có thể thấy rằng đã

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)