III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN
3.3. Triển vọng phát triển của các quốc gia Đông Á trong mạng lưới sản
đầu tư từ bây giờ để có một năng lực công nghệ đủ mạnh.
Sự nổi lên của các nhà sản xuất theo hợp đồng
Cạnh tranh đối với sản xuất điện tử ở khu vực Đông Á hiện nay đang nổi lên từ một khu vực khác, đó là các nhà sản xuất theo hợp đồng. Cùng với quá trình chuyển dịch mạng lưới sản xuất theo chiều dọc sang mạng ngang của các công ty đa quốc gia hàng đầu, chúng ta chứng kiến xu thê phát triển của các nhà sản xuất đa quốc gia theo hợp đồng đang nổi lên như Celestica, Flextronics, Jabil Circuit, Sanmica và Solectron. Các hãng này đang sản xuất vô số các sản phẩm cho nhiều công ty khác nhau như Microsoft’s Box cho đến Sony – Ericsson’s Moblie hoặc máy in HP. Các hãng sản xuất theo hợp đồng này có thể chào giá rất thấp vì doanh thu hàng năm của các hãng rất cao và nhiều thế mạnh khác như có thể chế tạo ra hàng loạt các sản phẩm điện tử, chuyển đổi sản phẩm từ chủng loại sản phẩm này sang chủng loại sản phẩm khác, thu hút nhiều khách hàng, duy trì sự phát triển tại các thị trường chính, giao hàng đúng hạn với cước vận chuyển hợp lý. Đây chính là một thách thức đối với các hãng cung cấp ở Đơng Á vì có thể trong tương lai, các công ty đa quốc gia sẽ giảm số lượng các nhà cung cấp bậc 1 và chọn lựa các nhà thầu có đủ năng lực. Rõ ràng các Đơng Á vừa có cơ hội là có thể trở thành các nhà sản xuất theo hợp đồng của các công ty đa quốc gia nhưng lại có một thách thức là phải xây dựng nền tảng cơng nghệ đủ vững chắc để có thể đối phó được với cạnh tranh trong giai đoạn này.
3.3. Triển vọng phát triển của các quốc gia Đông Á trong mạng lưới sản xuấtđiện tử điện tử
Việc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu đã mở ra cơ hội cho các nước tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, mà trước hết là việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Ở trên ta đã phân tích về tác dụng của việc phát triển cơng nghiệp phụ trợ: tạo thêm công ăn việc làm, tăng sức cạnh tanh của sản phẩm cơng nghiệp hóa, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa theo hướng vừa mở
rộng vừa thâm sâu. Đối với ngành sản xuất điện tử, một ngành có số lượng các ngành phụ trợ nhiều nhất thì các quốc gia tham gia vào mạng lưới này, nếu khơng phải là hãng chỉ đạo thì có lẽ đều phải đi theo hướng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thực tế cho thấy những nước như Thái Lan, Trung Quốc phát triển trong mạng lưới sản xuất điện tử là do họ có các ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển từ lâu và trong tương lai, các nước quốc gia này cùng với một số quốc gia như Malaysia, Indonesia cũng sẽ tiếp tục củng cố các ngành công nghiệp phụ trợ của mình. Cịn các quốc gia đi sau sẽ hướng đến việc phát triển một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút đầu tư từ các hãng điện tử nước ngoài.
Khi đã thực hiện được bước phát triển đầu tiên là xây dựng được các ngành cơng nghiệp phụ trợ thì một số quốc gia sẽ tiếp nhận đầu tư FDI để thơng qua đó tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ trong sản xuất. Việc chuyển giao công nghệ trong sản xuất này đã được thực hiện ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và trong tương lai sẽ là một số quốc gia cịn lại ở Đơng Nam Á. Các quốc gia đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ ở giai đoạn 2 sẽ chuyển dần sang giai đoạn làm chủ cơng nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng cao (ví dụ như trường hợp của Singapore, Đài Loan, sau đó đến Trung Quốc và Malaysia), và cuối cùng là đủ năng lực, sáng chế, thiết kế sản phẩm trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử trên thế giới (trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc).
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á