II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG
2.1. Về phía chính phủ 77
2.1.4. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực 8 6-
Phát triển nhân lực ở đây là việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, khơng chỉ đơn thuần là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và nhân
lực chất lượng cao như đã đưa ra ở trên. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư dài hạn, với một nguồn nhân lực có chất lượng thì khả năng thu hút đầu tư vào các ngành có sử dụng lao động này là rất lớn. Gần đây, một câu hỏi được đặt ra là tại sao phải quay lại trường học? Đưa ra câu hỏi này chính là để giải thích vai trị của giáo dục với tăng trưởng kinh tế. Có hai các mà giáo dục có thể nâng cao khả năng tiếp thu cơng nghệ của một quốc gia đó là bằng cách mở rộng các kênh tiếp nhận thông tin và phân tích các thơng tin mới dựa vào các phương pháp khoa học hiện đại. Theo quan điểm này, giáo dục đóng một vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là với các nền kinh tế có cơ hội học hỏi lớn hơn. Chuyển giao công nghệ thông qua mạng lưới sản xuất tạo ra những cơ hội học hỏi như vậy. Nhiều quốc gia Đông Á rút ngắn được thời kỳ cơng nghiệp hóa do đầu tư mạnh vào giáo dục (ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) nhưng cũng có một số quốc gia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động trình độ cao và dần dần giảm tăng trưởng (ví dụ Malaysia, đặc biệt khi so sánh với Singapore). Riêng đối với ngành sản xuất điện tử, hầu hết cơng nghệ ngày càng có hàm lượng kỹ năng cao hơn; có nghĩa là nhiều cơng nghệ hiện đại được các nước đang phát triển tiếp nhận và sử dung khơng hiệu quả. Ở đây sẽ có hai hướng giải pháp: một là phát triển các công nghệ phù hợp với các nước đang phát triển; hai là tăng cường cung cấp nguồn lao động có trình độ cao hơn tại các nước đang phát triển. Và rõ ràng hướng giải pháp thứ hai sẽ có lý hơn vì giáo dục khơng chỉ làm cho nguồn lao động có khả năng học tập hiệu quả hơn mà còn cung cấp cho họ nhiều cơ hội học hỏi.
Vậy thì cụ thể đối với trường hợp của Việt Nam, để phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần chú trọng những điểm chủ yếu sau:
2.1.4.1. Có định hướng giáo dục phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Cơ cấu giáo dục của Việt Nam hiện nay mất cân đối nghiêm trọng khi mà
bản và khoa học công nghệ và nông, lâm, ngư nghiệp (một ngành chủ lực của Việt Nam) chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé. Thiếu nhân lực khoa học công nghệ là vật cản cho quá trình tiếp nhận FDI chất lượng cao, hậu quả là người Việt Nam trỏ thành lực lượng lao động làm thuê, bị lệ thuộc lâu dài. Vì thế, chính phủ cần điều chỉnh lại cơ cấu giáo dục đại học, gia tăng số trường đại học, cao đẳng về khoa học công nghệ ( nên tăng lên khoảng gấp 2 lần số lượng hiện có là 15% trong tổng số các trường đại học, cao đẳng), đồng thời chú trọng phát triển các trường đào tạo nghề. Việc đào tạo các sinh viên trong các trường khối ngành kỹ thuật và đào tạo nghề không chỉ đơn thuần là đào tạo chuyên môn mà cần phải gia tăng thời lượng cho việc học ngoại ngữ vì đây là điểm yếu chung của các sinh viên kỹ thuật (do các trường thường ít coi trọng), từ đó mới có thể làm tiếp cận được các cơng nghệ tiên tiến trên thế giới, đồng thời về sau những sinh viên này sẽ dễ có cơ hội làm việc cho các tập đồn đa quốc gia hơn.
2.1.4.2. Tạo ra sự công bằng trước các cơ hội giáo dục
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế trí thức, lao động hầu hết là người có trí thức. Một quốc gia muốn phát triển cơng nghệ máy tính chẳng hạn thì phải đào tạo đủ số lượng tiến sĩ trong ngành này, tương đương với số lượng công nhân trong ngành này. Số lượng các trường đại học của Việt Nam cịn rất ít, thậm chí một số trường rất quan liêu đã hạn chế sở thích cùa sinh viên muốn theo học những ngành mà họ u thích hoặc muốn có bằng cấp hơn. Thêm vào đó, Việt Nam cần phải loại bỏ quan niệm giáo dục theo đẳng cấp, cho rằng chỉ có một số người giỏi mới được học đại học, cịn lại thì phải cam chịu số phận và làm những công việc nặng nhọc. Thực tế hiện nay đang xảy ra hiện tượng nhiều gia đình có điều kiện đã cho con đi học nước ngoài hoặc học tại các trường dân lập chất lượng cao trong nước sau khi con cái họ bị trượt đại học. Tất cả là do Việt Nam quá thiếu trường đại học, cao đẳng và cơ hội bước vào cánh cửa đại học lại quá hẹp. Khi đã vào đại học thì phần đơng sinh viên lại có chung tâm lý thụ động trong học tập, từ đó kết quả là chất lượng nguồn nhân lực có “đầu vào tốt” cuối cùng lại có “đầu ra kém”
Để giải quyết cho vấn đề này, xin đề xuất một vài giải pháp như sau: - Chính phủ cần mở rộng quy mơ giáo dục đại học và sau đại học, cho phép mở các loại trường khác nhau: trường công, trường dân lập, tư thục và kể cả trường đại học của nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều trường cùng hoạt động, mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt và chất lượng sẽ được nâng cao hơn. Giáo dục là dịch vụ, phải chấp nhận thị trường cạnh tranh trong hoạt động giáo dục.
- Chính phủ và mọi người dân Việt Nam đều phải chấp nhận một thực tế là khơng phải tất cả các trường đại học đều có chất lượng tốt. Ngay cả Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống giáo dục đại học vào loại bậc nhất thế giới mà trong số khoảng 3600 trường đại học và cao đẳng thì chỉ vẻn vẹn có 10-20 trường có tiếng tăm. Với trình độ phát triển kinh tế hiện tại như Việt Nam thì việc địi hỏi tất cả các trường đại học đều có chất lượng cao là điều phi lý. Tạo ra một xã hội học tập, với lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao chính là con đường nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển đối với các nước khác trong khu vực.
- Trong trường đại học ngành gì là có lợi? Nhiều quốc gia đang đặc biệt chú ý tới công nghệ thông tin, đặc biệt là Ấn Độ. Sự cất cánh của công nghệ Ấn Độ làm một hiện tượng thần kỳ và đang đe dọa tới nhiều quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ. Năm 2000, Ấn Độ mới xuất khẩu được hơn 4 tỷ USD sản phẩm phần mềm máy tính thì đến năm 2008, con số này ước tính khảng trên 50 tỷ USD, chiếm tới 33% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Hiện tại đã có gần 300 cơng ty xun quốc gia trong số 500 công ty lớn nhất trên thế giới có hợp đồng mua sản phẩm phần mềm của Ấn Độ. Số lượng kỹ sư công nghệ thông tin của Ấn Độ làm việc tại Bangladore hiện nay vào khoảng trên 200000 người, nhiều hơn cả thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Ấn Độ đang tiếp quản nhiều việc làm từ các quốc gia khác, bởi vì lương kỹ sư của Ấn Độ chỉ bằng 1/8 mức lương của đồng nghiệp Hoa Kỳ. Chính nguồn chất xám, chỉ số IQ cao, chi phí thấp, nói tiếng Anh thành thạo giúp Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trong việc gây ảnh
hưởng với Hoa Kỳ, ít nhất là trong nhanh cơng nghệ thông tin. Đương nhiên, Việt Nam cũng sẽ hướng tới việc đào tạo nhân lực trong ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin bằng một số giải pháp đã được nêu ra ở phần trên.
2.1.4.3. Cần đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các loại bằng cấp của Việt Nam chỉ có giá trị nội địa và khơng được các nước khác cơng nhận? Có thể trả lời ngay đó là do chất lượng đào tạo thấp và khơng theo các chuẩn mực quốc tế. Sinh viên Việt Nam yếu hơn sinh viên các nước khác khơng phải hồn tồn do phương pháp giảng dạy mà là do giáo trình được dùng để giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học lạc hậu. Vì thế đổi mới và cập nhật giáo trình giảng dạy thường xuyên là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Ngoài việc giáo dục đại học trên diện rộng, cần chú ý tới giáo dục tài năng, chuyển từ hoạt động giáo dục có tính chất tiếp thu kỹ năng tri thức sang hoạt động giáo dục khuyến khích sáng tạo.
Để đánh giá chất lượng và so sánh quốc tế về chất lượng giáo dục đại học cần phải có chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực đó là dựa vào chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp đào tạo đã được nhiều trường đại học trên thế giới sử dụng.
2.1.5. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế
Cam kết hội nhập hiện nay của Việt Nam và triển vọng của tiến trình này trong tương lai ln có ú nghĩa rất quan trọng với các doanh nghiệp khi tham gai vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và cả nền kinh tế. Bước sang năm 2009, mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn về chống lạm phát và ơn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam vẫn phải thực hiện một số cam kết nổi bật trong khuôn khổ WTO như sau:
Thứ nhất, lĩnh vực thuế: Trong năm 2009, Việt Nam phải cắt giảm 2000 dịng thuế của hơn 20 nhóm hàng, dựa trên biểu khung thuế nhập khẩu gồm 1221 nhóm hàng hiện hành với mức tối đa khoảng 2%...Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ phần nào ảnh hưởng đến thu ngân sách trong ngắn hạn, song việc cắt giảm thuế không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà qua đó hàng hóa nước ngồi cũng dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam hơn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng và giá thành, từ đó đáp ứng ngày một tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Thứ hai, mở cửa thị trường bán lẻ: Theo các cam kết, từ 1/1/2009 Việt Nam cũng chính thức mở cửa hồn tồn thị trường bán lẻ. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, nên việc cấp phép cho liên doanh phân phối hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi phải tn thủ các tiêu chí như giao thơng, dân cư, mơi trường, điều kiện kinh tế địa phương và quốc gia…Tiến tới xây dựng một hệ thống phân phối thống nhất, chặt chẽ nhằm đảm bảo sự lưu thơng hàng hóa thơng suốt, vừa tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, tránh sự xáo trộn thị trường, vừa góp phần hỗ trợ các nhà phân phối trong nước với tiềm lực và khả năng cạnh tranh cịn yếu so với các doanh nghiệp nước ngồi. Tuy nhiên, việc mở cửa và kiểm soát thị trường bán lẻ phải thông qua các công cụ mà WTO cho phép, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.
Việc thực hiện tốt những cam kết chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam từng bước tháo gỡ và nới lỏng những trói buộc và cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như nhiều rào cản khác. Từ đó giúp cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, cơng nghệ, nhân công…giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với quy định của các tổ chức/ thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.