Triển vọng phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử khu vực 5 9-

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 59 - 61)

III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN

3.1. Triển vọng phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử khu vực 5 9-

Sự phát triển của các hiệp định thương mại khu vực (RTAs) và các hiệp định thương mại song phương (FTAs) trong những năm gần đây đã có tác động mạnh mẽ đến quyết định chọn điểm đến của nguồn vốn FDI của các MNC, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử. Biểu hiện của FTAs và RTAs chính là việc các rào cản thương mại và đầu tư dần đần được xóa bỏ, chi phí giao dịch giảm xuống, các thủ tục và quy định pháp lý được hài hịa hóa. Đối với khu vực Đông Á, những hiệp định thương mại này chính là một trong những điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay cũng như trong những năm sắp tới, cụ thể như sau:

Đầu tiên là việc các nước ASEAN sẽ thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN, vào trước năm 2015, bao gồm việc thành lập thị trường thống nhất ASEAN và nền tảng sản xuất thống nhất, bao gồm: sự tự do di chuyển của hàng hóa, sự tự do di chuyển của dịch vụ, sư tự do di chuyển của đầu tư, sự tự do di chuyển của tư bản và sự tự do di chuyển của lao động có tay nghề. AFTA là một hiệp định tự do thương mại đa phương mà các quốc gia ASEAN đang tiến tới công nhận. ASEAN 6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã cắt giảm thuế của mình xuống 0% cho 75.7% các dịng thuế và dự định đến năm 2010 sẽ cắt giảm xuống 0% cho 99.4% các dòng thuế. Các thành viên còn lại bao gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanma) đã giảm thuế suất xuống còn 0% đối với 16.5% các dòng thuế và đến năm 2015 sẽ áp dụng đối với 98,2% các dòng thuế.

Đồng thời, các nước thành viên ASEAN đã ký hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa từ năm 2006 với mục tiêu đến năm 2012, tất cả các nước thành viên ASEAN đều thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Tính đến thời điểm hiện tại thì cơ chế một cửa đã được áp dụng ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Cơ chế một cửa cho phép các nhà nhập khẩu

có thể đưa hàng hóa vào bất cứ quốc gia ASEAN nào sau khi đã thực hiện xong thủ tục hải quan ở một cảng trong khu vực. Nhật Bản cũng đang xem xét việc tham gia vào cơ chế một cửa ASEAN này.

Thứ hai, các hiệp định tự do thương mại tăng lên nhanh chóng ở Đơng Á, tập trung vào các nước ASEAN. Đầu tiên là FTA giữa ASEAN – Trung Quốc được áp dụng vào tháng 7/2005 và sẽ dần đần giảm xuống 0% vào thời điểm trước tháng 1/2010 cho 6 nước ASEAN và Trung Quốc và đối với các thành viên cịn lại sẽ khơng muộn hơn thời điểm năm 2015 mặc dù Trung Quốc và 6 nước ASEAN đi trước có thể thay thế 400 dịng thuế 6 ký tự trong bảng mã HS và 10% tổng nhập khẩu theo một cách nhạy cảm và Campuchia, Lào, Myanma có thể thay thế 500 dịng thuế. Việt Nam có thể thay thế 500 dòng thuế với một số giá trị nhập khẩu trần. Và theo xu thế chung, FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc cũng được áp dụng vào giữa năm 2007.

Thứ ba, quan trong hơn là Nhật Bản đã áp dụng hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) với Singapore vào năm 2002, Malaysia vào năm 2003, Thái Lan vào năm 2007, về cơ bản bao gồm Philippines và Indonesia và đang thương lượng với Việt Nam. Đồng thời Nhật Bản cũng đã thương lượng EPA đa phương với tồn bộ các nước ASEAN. Thơng qua EPA, Nhật Bản có ý định cải thiện môi trường kinh doanh của ASEAN, cụ thể là nhằm cắt giảm chi phí liên kêt dịch vụ và chi phí thiết lập mạng lưới sản xuất.

Thứ tư, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 và tiến tới sẽ là Lào và Campuchia. Bốn nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma sẽ mở cửa đói với tất cả các hàng hóa vào năm 2015 theo khn khổ AFTA và bắt đầu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia vào năm 2012 để có thể liên kết với các nước ASEAN còn lại. Ngân hàng phát triển châu Á đã đưa ra kế hoạch tiểu vùng song Mêkong, tập trung vào việc cột mốc giao thông vận tải xuyên biên giới. Theo chương trình này, hệ thống thủ tục hải quan một điểm dừng sẽ được áp

dụng. Hành lang kinh tế Đơng - Tây chính là động lực phát triển cho các quốc gia này.

Thứ năm, Ấn Độ cũng chuẩn bị hội nhập vào Đông Á và các công ty đa quốc gia của Nhật Bản cũng đang để mắt tới Ấn Độ.

Cuối cùng, hợp tác khu vực đã được băt đầu. Quá trình hợp tác ASEAN + 3 và ASEAN + 6 cũng đang trên lộ trình thực hiện.

Vì thế, các nền kinh tế ở Đông Á hiện tại đang cạnh tranh với các nền kinh tế đang phát triển khác mà thuộc cùng một thỏa thuân RTA hoặc FTA như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế châu Âu. Do có các thỏa thuận thương mại song phương giữa từng quốc gia Đông Á với Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia này cũng sẽ tự cạnh tranh với các quốc gia khác để trở thành cứ điểm của mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Như vậy, trong thời gian tới, mạng lưới sản xuất điện tử khu vực sẽ tiếp tục phát triển nhưng Nhật Bản sẽ không giữ vai trị độc tơn và thống trị mà sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nền kinh tế Đơng Á. Trung Quốc có thể vẫn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao trong mạng lưới sản xuất khu vực. Các quốc gia NIEs tiến dần lên trở thành các OEM/ODM và thậm chí là OBM, nhường lại vị trí sản xuất các sản phẩm điện tử có hàm lượng lao động cao cho các nước ASEAN phát triển sau. Đồng thời, nhiều hãng điện tử của NIEs trở thành nhà cung cấp bậc 1 cho các hãng mẹ, trong khi các công ty của ASEAN-4, Trung Quốc và Ấn Độ trở thành nhà cung cấp bậc 2, nhường lại vị trí các nhà cung cấp bậc thấp hơn cho các quốc gia còn lại.

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)