Giai đoạn từ sau 1996 đến nay 4 5-

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 44 - 59)

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 3 0-

2.1.3. Giai đoạn từ sau 1996 đến nay 4 5-

2.1.3.1. Bối cảnh kinh tế

Về bối cảnh kinh tế khu vực, giai đoạn này đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á diễn ra vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng đã làm cho các quốc gia bị suy thoái nặng trong năm 1998, đặc biệt là Nhật Bản tiếp tục giai đoạn suy thoái kéo dài từ năm 1992. Duy chỉ có 2 nước có thành quả nổi bật là Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đã đạt được thành quả tương đương với

giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản trong giai đoạn 1950 - 1973 và Việt Nam cũng có tốc độ phát triển tương đương với Hàn Quốc, Đài Loan trong các giai đoạn trước. Tuy nhiên kinh tế các nước cũng dần hồi phục dần từ năm 1999. Trên toàn cầu, kể từ giữa những năm 1990, việc outsourcing thông qua các nhà thầu phụ đã đạt tới một quy mô mới theo các chiến lược thay đổi hoàn toàn của các nhà sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM). Muốn xóa bỏ việc chế tạo sản xuất với lợi nhuận thấp, các công ty mẹ đã bán đi hàng loạt các chi nhánh của mình ở nước ngồi. Tương tự như vậy, bằng việc hợp lý hóa và cải tiến việc điều hành quản lý các mối quan hệ liên quan đên việc outsourcing, các công ty mẹ đã củng cố được các hoạt động sản xuất theo hợp đồng bằng việc để cho nhiều hơn hoạt động sản xuất được thực hiện bởi các nhóm nhỏ hơn của các nhà sản xuất theo hợp đồng lớn và có cơng nghệ phức tạp hơn. Nói cách khác, các cơng ty mẹ giờ đây có xu hướng th ngồi một số hoạt động mà trước đây họ thường tự làm.

Chiến lược này được áp dụng đầu tiên bởi các hãng điện tử hàng đầu ở Bắc Mỹ (Compaq, Dell, HP, IBM, Motorola), sau đó là các hãng của Châu Âu (Ericsson, Philips, Siemens) và các hãng của Nhật Bản (NEC, Sony, Fujitsu). Các nhà sản xuất theo hợp đồng có tên tuổi nắm bắt các cơ hội thơng qua q trình M & A, mở rộng khả năng và thành lập các trung tâm điều hành trên phạm quốc tế, đầu tiên là ở Mỹ và châu Âu và gần đây là ở khu vực Đông Á. 5 nhà sản xuất theo hợp đồng hay nhà cung cấp trên phạm vi tồn cầu lớn nhất đều có trụ sở tại Bắc Mỹ: Celestica ở Canada, Flextronics (San Joe, California), Jabil Circuit (St. Petersbug, Florida), Sanmina/SCI (San Joe, California) và Solectron (Milpitas, California). Các nhà cung cấp này được lựa chọn dựa trên khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn tồn cầu mới cho các cơng ty mẹ để cắt giảm chi phí. Những tiêu chuẩn này bao gồm việc hỗ trợ trên phạm vi toàn cầu cho thiết kế sản phẩm và các thành phần, linh kiện sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, kiểm tra, đóng gói và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến logistics. Đồng thời, các nhà cung cấp toàn cầu này cũng được các công ty mẹ coi như là một mối đe dọa cạnh

tranh ít hơn so với các nhà cung cấp Đông Á, những nhà cung cấp tập trung chủ yếu vào việc trở thành nhà cạnh tranh trên thị trường sản phẩm điện tử. Đây cũng chính là lí do tại sao mà trong những năm trở lại đây, các công ty mẹ dường như dè chừng hơn trong việc thuê ngoài các đầu vào từ các hãng chế tạo thiết bị gốc hay chế tạo thiết kế gốc truyền thống.

Vì lý do trên mà các nhà cung cấp này chính là mối cạnh tranh đối với các nhà cung cấp Đông Á. Tương tự, việc thay đổi trong chiến lược của các công ty mẹ về việc phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp tồn cầu chính là một thách thức đối với ASEAN, Trung Quốc khi mà những quốc gia này muốn đi theo con đường phát triển nhờ việc nâng cấp các nhà cung cấp trong ngành cơng nghiệp như các nước NIEs.

2.1.2.2. Tình hình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử

Giai đoạn ngay sau khủng hoảng:

Trước hết, vào giai đoạn ngay sau khủng hoảng, tức là vào những năm từ 1998 đến 2000, khơng có sự biến đổi đáng kể nào trong xuất khẩu sản phẩm điện tử của khu vực. Xuất khẩu điện tử của Hàn Quốc trong nửa đầu năm 1998 giảm xuống trên 5%, xuất khẩu đĩa cứng của Singapore trong quý đầu cũng giảm trên 5%. Trong suốt năm 1998, thị trường máy tính ở Đơng Á, bao gồm cả Nhật Bản đã giảm xuống 7% so với năm trước. Vì vậy hồn tồn có thể xem như tỷ lệ xuất khẩu điện tử của các quốc gia Đông Á đến các quốc gia khác trong khu vực (tỷ lệ trao đổi nội vùng) cũng giảm sút theo vì tất cà các quốc gia này đều đang phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về cầu nội địa. Thêm vào đó, phần lớn các quốc gia Đông Á cũng đều thiếu các nguồn lực tài chính cho các khoản đầu tư mới và cho việc nhập khẩu.

Xuất khẩu hàng điện tử dân dụng và các phụ tùng liên quan chịu tổn thương mạnh mẽ nhất từ khủng hoảng tài chính. Cầu cho sản phẩm này tại 5 quốc gia Đông Á xuất khẩu sản phẩm điện tử nhiều nhất trong giai đoạn trước đó

giảm xuống đến tận 80% trong năm 1998. Cầu cho các sản phẩm máy tính và thiết bị giao tiếp cũng giảm xuống, tuy có thấp hơn hàng điện tử dân dụng.

Do Nhật Bản phải chịu hậu quả nặng nề của việc suy thoái từ nửa đầu thập niên 1990, việc nhập khẩu của Nhật Bản từ các quốc gia Đông Á cũng giảm. Nửa đầu năm 1998, tỷ lệ nhập khẩu này giảm xuống 15% trên tồn khu vực, cịn tính riêng tỷ lệ nhập khẩu của Nhật từ từng quốc gia cụ thể thì Malaysia, Việt Nam và Indonesia là giảm nhiều nhất, tương ứng với các con số 22%, 23% và 30%. Xuất khẩu của Đài Loan sang Nhật Bản – thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đài Loan – cũng giảm đến 24% vào năm 1998.

Như vậy, theo ở trên phân tích thì việc phát triển theo mơ hình “Đàn nhạn bay” đã bộc lộ một số nhược điểm mà tiêu biểu là sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nhật Bản. Một khi có một cú sốc kinh tế xảy ra thì sẽ dẫn tới sự suy giảm của cả khu vực.

Giai đoạn hồi phục:

Vào giai đoạn hồi phục, tức là kể từ thời điểm năm 2000, vùng Đông Á trở thành cứ điểm sản xuất điện tử lớn nhất thế giới trong nhiều loại đồ điện, điện tử gia dụng và điện tử. Điều đáng lưu ý là sự tăng nhanh sản lượng sản xuất của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Trung Quốc trong khi các quốc gia trước đây được coi là dẫn đầu thì lại giảm sút so với giai đoạn phát triển trước khủng hoảng. Nếu như vào tháng 6/1992, số cứ điểm sản xuất mặt hàng điện, điện tử của các công ty đa quốc gia Nhật Bản tại Hàn Quốc là 62, Đài Loan là 93, Singapore là 71 nhưng đến tháng 6/2000, các cứ điểm đó giảm cịn 46, 71 và 60. Ngược lại, trong thời gian đó, số các cứ điểm cùng loại tăng nhanh tại Thái Lan (từ 63 đến 97), Malaysia (từ 121 đến 135), Indonesia (từ 14 đến 65), Philippin (từ 16 đến 48) và Trung Quốc (từ 42 đến 273).14 Rõ ràng ở đây có sự trỗi dậy vượt

bậc của Trung Quốc, kể từ sau khi làn sóng cơng nghiệp lan sang quốc gia này và đây trở thành một điểm đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia Nhật Bản.

Sang đến năm 2003, các nước trong khu vực Đông Á sản xuất 82% sản lượng thế giới về máy điều hịa khơng khí, 55% về máy giặt, 52% về tủ lạnh, 55% về máy hút bụi. Năm 2004 sản xuất 105 triệu chiếc tivi màu, chiếm 70% sản lượng thế giới, 93 triệu chiếc máy thu và phát hình (90%).

Cơng nghệ trong lĩnh vực này dễ chuyển giao nên cứ điểm sản xuất chuyển dần sang những nơi nhân cơng rẻ và các phí tổn khác cũng thấp do chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước. Hiện nay, Nhật Bản chỉ sản xuất các loại cao cấp, cịn lại thì nhập khẩu từ các cứ điểm sản xuất của các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại ASEAN và Trung Quốc.

Ngoài Nhật Bản, bốn nước sản xuất nhiều đồ điện gia dụng và có thị phần đáng kể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. Riêng Trung Quốc sản xuất trên 30% tổng sản lượng thế giới, Hàn Quốc cũng sản xuất hầu hết các mặt hàng trong ngành này với thị phần 5 -10%. Thái Lan cũng là cứ điểm sản xuất quan trọng, đứng đầu ASEAN trong các mặt hàng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hịa khơng khí, và đứng thứ hai trong những mặt hàng khác. Malaysia đứng đầu ASEAN về tivi màu, máy hút bụi, máy thu và phát hình (VTR/DVD), cassettes. Việc Thái Lan và Malaysia chiếm được vị trí quan trọng hiện nay là nhờ họ đã có chính sách khơn ngoan đón được dịng thác FDI từ Nhật sau khi đồng yên lên giá đột ngột vào cuối năm 1985. Indonesia chậm hơn, hiện nay mới chỉ sản xuất số lượng tương đối đáng kể tivi màu, máy thu và phát hình và tủ lạnh.

Như vậy, nhìn chung các hãng điện tử của Nhật cũng đang phải cạnh tranh với 6 nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ) đang nổi lên với tư cách là các trung tâm xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu. Tính đến thời điểm năm 2004, Trung Quốc là nhà xuất khẩu sản phẩm điện tử lớn thứ ba trên thế giới (đi lên từ vị trí thứ 10 năm 2000) và là nhà nhập khẩu lớn

thứ hai (đi lên từ vị trí thứ 7 năm 2000). Đài Loan đứng ở vị trí dẫn đầu về cung cấp 14 loại sản phẩm điện tử, bao gồm: các dịch vụ đúc vật liệu silicon (liên quan đến việc làm mỏng gờ trước của một số thiết bị điện tử) với 73% giá trị sản xuất thế giới; mạng nội bộ khơng dây; thiết bị nghe nhìn số như CD – ROM và DVD, với phần lớn các thiết bị được sản xuất ở Trung Quốc. Hàn Quốc cũng giữ vị trí thống trị thị trường thê giới trong sản xuất bộ nhớ máy tính, màn hình phẳng và điện thoại di động. Thêm vào đó, mặc dù Ấn Độ thất bại trong việc thống lĩnh thị trường sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì đất nước này cũng tạo lập cơ sở cho việc sản xuất xuất khẩu toàn cầu đối với phần mềm và các dịch vụ thông tin.15

Ở một khía cạnh nào đó, điều này phản ánh việc chuyển đổi các cứ điểm sản xuất của các nhà cung cấp linh kiện Nhật Bản đến các nước khác ở Đông Á – một kiểu phân công lao động ngày càng phức tạp trong mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á. Một điều quan trọng là doanh thu của các chi nhánh châu Á giờ đây đã vượt lên trên doanh thu xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường châu Á, ví dụ như năm 2000, doanh thu ghi nhận của các chi nhánh châu Á là 36400 tỷ Yên, gấp gần 2 lần so với giá trị xuất khẩu của Nhật vào thị trường châu Á. Một nguyên nhân quan trọng không kém cho xu hướng khu vực hóa hoạt động thu mua của các chi nhánh Nhật Bản đó là sự bùng nổ khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp các dịch vụ sản xuất như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và gần đây nhất chính là Trung Quốc.

Thêm vào đó, các hãng điện tử của Nhật bây giờ mới dần dần nhận ra tầm quan trọng của thị trường tiêu dùng rất màu mỡ ở các quốc gia Đông Á. Sự đối lập của thị trường bán lẻ nội địa Nhật Bản cho các thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị viễn thơng và máy tính đã tạp ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển các chiến lược thâm nhập thị trường Đông Á. Vào năm 2002, tổng tiêu dùng ở Đông Á cho các sản phẩm điện tử là 1461 tỷ USD, Trung Quốc

chiếm tới gần 40% trong số này (năm 1991 chỉ mới có 27.5%). Thị trường các sản phẩm trung cấp và cao cấp hơn, thị trường ưu tiên trong cạnh tranh tồn cầu, ước tính đạt 140 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số khu vực Đông Á. Bốn nước NIEs thống trị thị trường các sản phẩm cấp cao, riêng Trung Quốc với 41 triệu người tiêu dùng sản phẩm cấp cao chiếm trên 30% thị trường hàng điện tử dành cho người có thu nhập cao của khu vực Đơng Á.

Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất trong giai đoạn này chính là sự phức tạp ngày một gia tăng của các thị trường tại Trung Quốc cho các sản phẩm và dịch vụ điện tử. Trung Quốc hiện nay là thị trường lớn nhất thế giới cho các thiết bị viễn thơng (có dây và không dây), thị trường lớn thứ ba thế giới cho vật liệu bán dẫn và một trong những thị trường lớn nhất và phức tạp nhất cho các thiết bị tiêu dùng số và các thiết bị máy tính. Các hãng sản xuất điện tử danh tiếng hàng đầu trên thị trường tồn cầu dựa vào tốc độ tăng trưởng khơng ngừng của thị trường Trung Quốc để cắt giảm những tác động tiêu cực của tình trạng đình suy thối cầu kéo dài trên thị trường sản phẩm điện tử toàn cầu. Điều này đúng đối với thị trường viễn thông nới mà các nhà sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông của Nhật Bản (Fujitsu và NEC) và điện thoại di động (Matsushita, Sharp, Sanyo, Sony, Kyocera) đang cạnh tranh khốc liệt cũng như đang hợp tác với các hãng khác trên toàn cầu ( Motorola, Alcatel, Nokia, Cisco, Samsung, Siemens, Ericsson, LG) và đồng thời Trung Quốc là nơi mà các công ty của Nhật Bản phải trực tiếp cạnh tranh với những người khổng lồ mới nổi lên, như Huawei, ZTE, Datang, TCL, Haier, Ningo Bird. Tất cả các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đều sẵn sang thâm nhập thị trường Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm máy tính, thiết bị dân dụng và các linh kiện chính như các linh kiện bán dẫn.

Các công ty điện tử của Nhật Bản đã không thành công trong việc gia nhập các thị trường này, và tình hình cạnh tranh lại trở lên ngày một gay gắt. Đối với các thị trường cấp cao, các đối thủ cạnh tranh chính là các hãng đến từ Hàn Quốc ( Samsung và LG) và các hãng sản xuất hàng điện tử gia dụng ở châu Âu (Philips, Siemens) cũng như các cơng ty máy tính của Hoa Kỳ (HP, Dell, Apple,

Gateway – những cơng ty đang tiến tới thơn tính thị trường sản phẩm tiêu dùng kỹ thuật số). Cạnh tranh thậm chí cịn lớn hơn đối với thị trường sản phẩm tầm trung và tầm thấp, nơi mà các hãng của Trung Quốc và Đài Loan đang có lợi thế. Như vậy vai trị của Nhật Bản trong cơng nghiệp điện tử tại khu vực đã bị lung lay.

Trước tình hình nêu trên, các cơng ty điện tử của Nhật Bản đang tìm cách mở rộng và nâng cấp mạng lưới sản xuất của mình ở Đơng Á. Các cơng ty này đã nỗ lực để điều chỉnh sơ bộ sự phân công lao động giữa việc sản xuất trong nước và sản xuất ngoài nước. Các hãng điện tử của Nhật giờ đây đã nhận thấy sự yếu kém của mơ hình liên kết keiretsu - mối liên kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với nhau bằng phương thức xâm nhập sâu vào nhau qua mua cổ phần của đối tác. Kiểu liên kết này đã tạo ra sức ỳ cực lớn cho chính các nhà cung cấp, họ trở nên lười biếng và vô cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ; các công ty đầu đàn của cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên thường đuối sức từ đó làm giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên. Các công ty Nhật trong thời gian gần đây đã hướng chiến lược tập trung và o nhu cầu mở rộng thị phần sang thị trường châu Á hấp dẫn, đặc biệt trước hết là các nước Đông Bắc Á và câu hỏi về lợi thế kinh tế theo quy mô là cần thiết cho các công ty của Nhật để đối mặt với cuộc chiến cạnh tranh giá cả từ các nhà sản xuất điện tử mới nổi lên trong khu vực Đông Á.

Một phần của tài liệu Mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)