TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Như chúng ta đã biết, một trong những căn cứ vô cùng quan trọng để thực hiện kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP đó chính là dự tốn chi ngân sách và số thực chi được kiểm sốt trong q trình chấp hành ngân sách trong năm. Vì vậy, để có thể nhìn nhận và đánh giá chính xác về chất lượng kiểm soát quyết toán chi NSĐP trong giai đoạn 2001-2005, tác giả xin nêu thực trạng cơng tác kiểm sốt lập, chấp hành dự toán chi NSĐP trong những năm qua, cụ thể như sau:
2.2.1. Kiểm soát lập, giao dự toán chi ngân sách địa phương (1) Căn cứ lập dự toán chi ngân sách hàng năm:
- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia và nhiệm vụ cụ thể của thành phố.
- Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của thành phố
- Định mức phân bổ ngân sách do HĐND thành phố quyết định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Đối với các nhiệm vụ chi nằm ngoài định mức phân bổ chi ngân sách thì căn cứ vào chủ trương, chính sách của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng dự tốn.
- Tình hình thực hiện dự tốn chi ngân sách các năm trước, đặc biệt là năm hiện hành.
(2) Về quy trình lập dự tốn chi NSĐP: được thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về việc xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, theo 3 giai đoạn sau:
- Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng dự toán và tham mưu cho UBND thành phố thông báo số kiểm tra cho các đơn vị, địa phương.
- Lập và thảo luận dự toán ngân sách: Trên cơ sở dự toán do các đơn vị, địa phương lập, Sở Tài chính thực hiện thẩm định dự tốn, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và cơ quan liên quan tổng hợp dự toán chi ngân sách thành phố, phương án phân bổ NSĐP trình UBND để báo cáo HĐND thành phố quyết định.